Google mở rộng các nhóm phát triển địa phương ở các nước châu Á

Gã khổng lồ tìm kiếm Google nhắm mục tiêu muốn ngày càng tăng người dùng internet mới, trưởng bộ phận tìm kiếm và quảng cáo công ty cho biết.

Theo đó, Google có kế hoạch thành lập các nhóm phát triển cho các quốc gia châu Á khi gã khổng lồ công nghệ Mỹ muốn điều chỉnh dịch vụ của mình cho phù hợp với các nền văn hóa và thói quen khác nhau.

Phó Chủ tịch cấp cao Prabhakar Raghavan nói với tờ Nikkei Asia rằng, các sản phẩm "được phát triển cho Hoa Kỳ không thể chỉ được dịch cứng ngắc sang nhiều nền văn hóa". Để hoạt động thành công tại địa phương, chúng tôi phải đầu tư vào sự hiểu biết văn hóa địa phương" ở Đông Nam Á và các khu vực khác- nơi người dùng internet đang gia tăng nhanh chóng".

Google đã có một nhóm phát triển địa phương ở Nhật Bản đang làm việc để cải tiến các dịch vụ tìm kiếm cho phù hợp với người dùng Nhật Bản. Raghavan cho biết một trong những trọng tâm của nhóm là đưa ra nhiều gợi ý tìm kiếm hơn ở các quốc gia khác, vì "ở Nhật Bản, mọi người nhập các truy vấn rất ngắn gọn".

Google cũng có một nhóm ở Ấn Độ, nơi trái với Nhật Bản, "Một phần ba số truy vấn ... là dạng truy vấn nói và chúng là những dạng rất dài", Raghavan nói.

Raghavan cho biết, Google đặt mục tiêu thành lập các nhóm phát triển tập trung vào địa phương tương tự ở Đông Nam Á và các quốc gia khác sau khi nhận ra rằng "ở một số quốc gia nhất định, bạn phải có các nhóm địa phương phù hợp với văn hóa và xã hội địa phương đó".

Theo Google và các nguồn khác, người dùng Internet đại diện cho 75% dân số Đông Nam Á vào năm 2021 và đang tăng lên nhanh chóng, chỉ riêng năm ngoái đã tăng thêm 40 triệu người.

Trong khi đó, thu nhập ròng của Alphabet, công ty mẹ của Google đã giảm 14% so với một năm trước đó xuống còn 16 tỷ USD trong 3 tháng tính đến tháng 6/2022, do sự tăng trưởng của mảng kinh doanh quảng cáo chính chậm lại trong bối cảnh lo ngại về suy thoái kinh tế toàn cầu ngày càng tăng.

Raghavan cho biết: "Nếu bạn nhìn vào các quốc gia như Ấn Độ, Việt Nam và Indonesia, họ là những quốc gia có dân số cực kỳ trẻ và hầu như tất cả những người sử dụng Internet mới trên thế giới đều đến từ những nhóm dân số đó. Chúng tôi thừa nhận rằng việc phục vụ những người dùng Internet trẻ tuổi mới luôn là một vấn đề khó khăn - nhưng một trong những vấn đề đó, trong những năm qua, chúng tôi đã theo kịp".

Đồng thời, Google cũng phải đối mặt với áp lực ngày càng tăng từ các đối thủ không phải của Mỹ như ByteDance của Trung Quốc, công ty đang gia tăng sự hiện diện của mình khi ứng dụng video dạng ngắn TikTok thu hút người dùng trên khắp thế giới.

Raghavan nói: "Không có gì phải bàn cãi khi giới trẻ đặc biệt theo dõi các video dạng ngắn", thừa nhận sự thành công của TikTok, nhưng nói thêm: "Chúng tôi có 'YouTube short' tương đối thành công và đang phát triển, và ở nhiều thị trường, nó đang được sử dụng rất nhiều".

Raghavan cho biết, nhiều người sử dụng dịch vụ tìm kiếm của Google để kiểm tra thông tin được chia sẻ thông qua các video dạng ngắn, và nhấn mạnh rằng dịch vụ này vẫn duy trì sự hiện diện mạnh mẽ.

Khi được hỏi về các biện pháp của Google nhằm giải quyết các quy định ngày càng chặt chẽ hơn về bảo vệ quyền riêng tư trên khắp thế giới, Raghavan cho biết, "cách tốt nhất để đảm bảo quyền riêng tư của người dùng trong khi vẫn có quảng cáo phù hợp là một kỹ thuật mà chúng tôi đã phát triển, sử dụng ý tưởng từ trí tuệ nhân tạo".

Theo Raghavan, Google, công ty cho đến nay đã cá nhân hóa quảng cáo trên mỗi người dùng, có kế hoạch thay đổi chiến lược đó "trong một vài quý" để phân phối quảng cáo cho các nhóm vài trăm người dùng có cùng thuộc tính, theo Raghavan.

Để bảo vệ quyền riêng tư, "ngay cả Google cũng không nên biết bạn là thành viên của nhóm nào" theo hệ thống mới được lên kế hoạch, Raghavan nói. Ông nói thêm, trí thông minh nhân tạo sẽ được sử dụng để duy trì các tác động quảng cáo hiệu quả cao.

Raghavan cho biết: "Đây là một công việc đang được tiến hành và chúng tôi có những thử nghiệm ban đầu với số lượng đối tác nhất định. Chúng tôi cũng đang thảo luận với các chính phủ để đảm bảo rằng họ hài lòng với quyền riêng tư và sự đánh đổi của nhà xuất bản".

Ông cũng bày tỏ lo ngại về sự phân chia địa chính trị từ những nỗ lực của chính phủ nhằm kiểm soát thông tin trực tuyến. Raghavan nói: "Có nhiều chế độ muốn khẳng định quyền kiểm duyệt, giám sát và chủ quyền của nhà nước đối với quyền truy cập dữ liệu của công dân tư nhân".

Theo Raghavan, Google đã tiếp tục cung cấp các dịch vụ của mình, bao gồm cả tìm kiếm và YouTube, ở cả Nga và Ukraine sau cuộc xung đột. Ông nói: "Tôi tin rằng tất cả mọi người, cho dù họ ở Nhật Bản hay Trung Quốc hay Hoa Kỳ, đều được phục vụ tốt hơn thông qua thông tin truy cập mở và thế giới không nên" để xảy ra sự mất cân bằng hóa trong thế giới internet"./.

Mời quý độc giả theo dõi VOV.VN trên