Dự án đê kè biển Quảng Thái chậm tiến độ, “xôi đỗ”, hiệu quả đầu tư thấp

VOV.VN - Quyết định Dự án đê kè biển Quảng Thái (huyện Quảng Xương, tỉnh Thanh Hóa) theo kế hoạch thực hiện sau 3 năm, tuy nhiên, sau 6 năm vẫn chưa hoàn thành và dự án bị thu gọn còn gần 1/2, hiệu quả đầu tư không đạt được.

Dự án đê kè biển xã Quảng Thái được thực hiện từ tháng 12/2016 với tổng chiều dài tuyến hơn 3,3 km, tổng mức đầu tư gần 182 tỷ đồng thời gian thực hiện là 36 tháng. Sau nhiều năm triển khai, tới nay vẫn còn hạng mục dang dở tại tuyến đê kè biển này.

Ngày 30/11/2019, UBND tỉnh Thanh Hóa có chủ trương thực hiện dự án tới điểm dừng kỹ thuật tại công văn số 14722. Ngày 13/5/2021, Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn Thanh Hóa phê duyệt điểm dừng kỹ thuật tại Quyết định số 196, với tổng kinh phí thực hiện khoảng 41,53 tỷ đồng và chiều dài tuyến đê kè với chiều dài hơn 1,4 km.

Dự án được phê duyệt thực hiện trong 3 năm tuy nhiên sau 6 năm vẫn chưa hoàn thành, bên cạnh đó, dự án còn được điều chỉnh lại với quy mô chỉ còn gần 1/2 so với thiết kế ban đầu.

Bà Tô Thị Liệu tại xã Quảng Thái cho biết: “Dự án làm cho gọn đi, cứ nhoe nhoét hết cả, chỗ nào giải phóng mặt bằng xong thì họ làm, chỗ nào chưa thì cứ để đấy, chẳng biết khi nào xong”.

Dự án đê kè biển thi công kéo dài trong nhiều năm, ảnh hưởng tới người dân xã Quảng Thái khi đường đi luôn ngổn ngang vật liệu xây dựng, ngư dân khó khăn trong việc kéo tàu thuyền vào tránh trú bão. Anh Nguyễn Văn Dương người dân xã Quảng Thái nêu ý kiến: “Đê biển làm cách đây 3 năm rồi, cứ dùng dằng làm đoạn 1, đoạn 1 nghỉ rồi lại làm, chả biết ngày tháng nào hoàn thiện đê biển, mong các cấp quan tâm hoàn thiện để người dân yên tâm làm ăn”.

Do thiếu vốn để thực hiện, UBND tỉnh Thanh Hóa đã chấp thuận dự án chỉ thực hiện tới điểm dừng kỹ thuật với tổng vốn đầu tư trên 41 tỷ đồng và chỉ thực hiện kè được 1,4 km (đạt 43% so với kế hoạch ban đầu).

Ông Phạm Trung Tuấn, Phó Chủ tịch UBND xã Quảng Thái cho rằng, trong những năm gần đây phát triển du lịch ven biển rất mạnh. Tuy nhiên, chỉ thực hiện khi đường đê hoàn thành, còn nếu đường đê cứ dở dang như thế này thì phát triển du lịch khó thực hiện.

Dự án Đê kè biển xã Quảng Thái được ngân sách Trung ương bố trí đủ 45 tỷ đồng, hơn 136 tỷ đồng còn lại do địa phương cân đối, huy động. Sau 6 năm, vốn trung ương đã sử dụng gần hết cũng là lúc UBND tỉnh Thanh Hóa dừng kỹ thuật dự án vì phần vốn còn lại không bố trí được theo tiến độ.

Lãnh đạo Ban Quản lý dự án đầu tư xây dựng các công trình Nông nghiệp và phát triển nông thôn (của Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn Thanh Hóa) đơn vị chủ đầu tư dự án cho biết, dự án trước đây Chi cục Đê điều làm chủ đầu tư, tháng 3/2017 chuyển cho Ban Quản lý, trong quá trình thực hiện dự án khó khăn từ nguồn vốn đối ứng của tỉnh Thanh Hóa, nhiều lần đã phải điều chỉnh tiến độ.

“Quy mô dự án giảm hơn 1/2 do vướng về vốn, giải phóng mặt bằng, đơn giá đầu tư xây dựng từ năm 2016 đến năm 2022 đã khác rất nhiều, giá vật liệu cao lên nhiều, giá đất giải phóng mặt bằng cao. Hiệu quả dự án có sẽ không cao bằng so với việc đầu tư tổng thể như phê duyệt, dự án có chức năng phòng chống thiên tai và giao thông nhưng hiện nay 2 chức năng này vẫn chưa đạt được” - vị lãnh đạo Ban quản lý nói.

Tuyến đê biển thực hiện nham nhở, xôi đỗ, không liền mạch, dẫn tới mục tiêu phòng chống thiên tai, thích ứng biến đổi khí hậu, phát triển giao thông và du lịch khó đạt hiệu quả./.

Mời quý độc giả theo dõi VOV.VN trên

Tin liên quan

Tái khởi động Dự án đê kè chắn sóng biển Liên Chiểu
Tái khởi động Dự án đê kè chắn sóng biển Liên Chiểu

Do gặp nền địa chất phức tạp, cách đây gần 1 năm, các đơn vị thi công phải tạm dừng để hiệu chỉnh thiết kế

Tái khởi động Dự án đê kè chắn sóng biển Liên Chiểu

Tái khởi động Dự án đê kè chắn sóng biển Liên Chiểu

Do gặp nền địa chất phức tạp, cách đây gần 1 năm, các đơn vị thi công phải tạm dừng để hiệu chỉnh thiết kế

Đầu tư gần 200 tỷ đồng thực hiện dự án bảo vệ đê biển Gò Công
Đầu tư gần 200 tỷ đồng thực hiện dự án bảo vệ đê biển Gò Công

VOV.VN - Hiện nay, tỉnh Tiền Giang đang triển khai Dự án nâng cấp đê biển Gò Công (giai đoạn 2) với các hạng mục nhằm bảo vệ sự an toàn của tuyến đê biển Gò Công trước nguy cơ xói lở.

Đầu tư gần 200 tỷ đồng thực hiện dự án bảo vệ đê biển Gò Công

Đầu tư gần 200 tỷ đồng thực hiện dự án bảo vệ đê biển Gò Công

VOV.VN - Hiện nay, tỉnh Tiền Giang đang triển khai Dự án nâng cấp đê biển Gò Công (giai đoạn 2) với các hạng mục nhằm bảo vệ sự an toàn của tuyến đê biển Gò Công trước nguy cơ xói lở.

Tiền Giang: Doanh nghiệp đề nghị được đầu tư dự án cảng biển tại cửa sông Vàm Cỏ
Tiền Giang: Doanh nghiệp đề nghị được đầu tư dự án cảng biển tại cửa sông Vàm Cỏ

VOV.VN - Các nhà đầu tư này đang trong giai đoạn hoàn chỉnh các hồ sơ, thủ tục để các ngành chức năng tỉnh Tiền Giang và UBND huyện Gò Công Đông nghiên cứu, thẩm định trình UBND tỉnh Tiền Giang xem xét, phê duyệt.

Tiền Giang: Doanh nghiệp đề nghị được đầu tư dự án cảng biển tại cửa sông Vàm Cỏ

Tiền Giang: Doanh nghiệp đề nghị được đầu tư dự án cảng biển tại cửa sông Vàm Cỏ

VOV.VN - Các nhà đầu tư này đang trong giai đoạn hoàn chỉnh các hồ sơ, thủ tục để các ngành chức năng tỉnh Tiền Giang và UBND huyện Gò Công Đông nghiên cứu, thẩm định trình UBND tỉnh Tiền Giang xem xét, phê duyệt.