60 năm sự kiện khủng hoảng tên lửa Cuba:

Diễn biến nghẹt thở đối đầu Mỹ - Liên Xô về tên lửa hạt nhân ở Cuba (Kỳ 2)

VOV.VN - Khi ấy, căng thẳng giữa Mỹ và Liên Xô lên tới đỉnh điểm vào ngày 27/10 - “Thứ Bảy Đen tối”. Liên Xô ra yêu sách Mỹ phải rút tên lửa khỏi Thổ Nhĩ Kỳ. Một máy bay Mỹ bị bắn hạ trên bầu trời Cuba và phi công điều khiển máy bay này thiệt mạng.

>> Xem kỳ 1: Mỹ đứng ngồi không yên khi Liên Xô triển khai tên lửa hạt nhân ở Cuba

Phản ứng từ lãnh đạo cấp cao Liên Xô

Vào ngày 24/10/1962, Nhà lãnh đạo Liên Xô Khrushchev phản ứng đầy giận dữ bằng văn bản trước lá thư của Tổng thống Mỹ Kennedy.

Ông Khrushchev viết: “Thưa ngài Tổng thống, ngài đang không tuyên bố lệnh cách ly mà là đang đưa ra một tối hậu thư, đe dọa rằng nếu chúng tôi không đáp ứng các yêu sách của ngài thì ngài sẽ sử dụng vũ lực… Hãy nhìn lại những gì ngài nói! Và rồi ngài muốn thuyết phục tôi đồng ý với điều đó! Nếu đồng ý với các yêu cầu đó thì điều ấy có nghĩa như thế nào? Điều đó sẽ có nghĩa là dẫn dắt bản thân trong mối quan hệ với các nước khác không phải bằng lý trí mà là bằng việc tuân theo sự võ đoán. Ngài không còn dùng đến lý trí nữa rồi mà là ngài mong muốn hăm dọa chúng tôi”.

Vào ngày 25/10, Tổng thống Kennedy một lần nữa hối thúc nhà lãnh đạo Khrushchev lùi bước. Ông viết: “Trong trường hợp này, tôi không phải là bên đưa ra thách thức trước”.

Tất cả tàu Liên Xô (ngoại trừ một chiếc) đi sang Cuba quay đầu trở lại. Duy nhất một tàu chở hàng (chỉ chở các sản phẩm dầu mỏ) được phép không bị áp lệnh cách ly của Mỹ.

Đấu trường Liên Hợp Quốc

Tại Hội đồng Bảo an Liên Hợp Quốc, dựa trên các bằng chứng về tên lửa hạt nhân, Đại sứ Mỹ Adlai Stevenson công kích Đại sứ Liên Xô Valerian Zorin.

Cuộc đối đầu căng thẳng tại Liên Hợp Quốc này đã được tờ báo New York Journal-American mô tả như sau: “Gương mặt ông ấy [ông Stevenson] đỏ lên vì giận dữ. Giọng ông ấy vốn kiểm soát tốt, giờ run lên vì xúc động. Ông Stevenson vứt sang một bên các lịch thiệp tinh tế ngoại giao và thề sẽ đợi “đến khi địa ngục đóng băng” để ông Zorin đưa ra câu trả lời “có hoặc không” cho câu hỏi của mình về việc liệu có tên lửa Liên Xô ở Cuba hay không. Về phần mình, nhà ngoại giao Nga đã gọi ông Stevenson là kẻ nói dối”.

Cuba hối thúc Liên Xô mạnh tay với Mỹ

Các bức ảnh mới xuất hiện vào ngày 26/10 năm đó cho thấy có thêm hoạt động xây dựng điểm bố trí tên lửa. Lãnh tụ Cuba Castro đã gửi cho lãnh tụ Liên Xô Khrushchev một bức thư cá nhân hối thúc ông Khrushchev dùng vũ khí hạt nhân để hủy diệt Mỹ nếu Mỹ cố gắng xâm lược và chiếm đóng Cuba.

Thư của Fidel Castro có đoạn: “Tôi nói với đồng chí điều này bởi vì tôi tin rằng sự hung hăng của lực lượng đế quốc khiến chúng cực kỳ nguy hiểm và nếu chúng nỗ lực tiến hành xâm lược Cuba - một hành vi tàn bạo vi phạm luật toàn cầu và đạo đức, thì đó sẽ là lúc để loại bỏ mối nguy hiểm này mãi mãi, trong một hành động tự vệ chính đáng nhất. Mặc dù giải pháp đó là khắc nghiệt, thực sự không còn giải pháp nào khác”.

Trong khi đó, nhà lãnh đạo Xô viết Khrushchev viết cho Tổng thống Mỹ Kennedy tuyên bố mình sẵn lòng dỡ bỏ tên lửa khỏi đảo quốc Cuba nếu Mỹ cam kết không bao giờ xâm lược Cuba.

“Tôi đề xuất thế này: Về phần chúng tôi, chúng tôi sẽ tuyên bố rằng các tàu của chúng tôi, trên hành trình tới Cuba, sẽ không mang bất cứ loại vũ khí khí tài nào. Còn ngài sẽ tuyên bố rằng Mỹ sẽ không xâm lược Cuba bằng các lực lượng của mình và sẽ không ủng hộ bất cứ lực lượng nào có ý định tiến hành xâm lược Cuba. Khi đó nhu cầu về hiện diện các chuyên gia quân sự của chúng tôi ở Cuba sẽ biến mất”.

“Thứ Bảy Đen tối”, thế giới nín thở

Căng thẳng giữa Mỹ và Liên Xô lên đến đỉnh điểm vào ngày 27/10, còn được gọi là “Ngày Thứ Bảy Đen tối”.

Lãnh đạo Khrushchev gửi cho Tổng thống Kennedy một bức thư nữa với những điều khoản mạnh mẽ hơn, bao gồm yêu cầu loại bỏ tên lửa đạn đạo Jupiter của Mỹ khỏi Thổ Nhĩ Kỳ.

Đã vậy, một tên lửa phòng không do Liên Xô cung cấp đã bắn rơi một máy bay trinh sát U-2 của Mỹ trên bầu trời Cuba. Phi công lái máy bay này đã thiệt mạng.

Ngày 28/10, Liên Xô tuyên bố sẽ dỡ bỏ tên lửa khỏi Cuba, chấm dứt thế đối đầu.

Bức thư ông Khrushchev gửi cho ông Kennedy nêu chi tiết thỏa thuận về việc dỡ bỏ tên lửa khỏi Cuba để đổi lại việc Mỹ cam kết không xâm lược Cuba.

Tổng thống Kennedy ra thông cáo ca ngợi quyết định của Lãnh đạo Khrushchev cho rút tên lửa.

Ông Kennedy tuyên bố: “Đây là một đóng góp quan trọng và mang tính xây dựng cho hòa bình. Hy vọng tha thiết của tôi là các chính phủ trên thế giới có thể, với giải pháp cho khủng hoảng Cuba, hướng sự chú ý khẩn cấp của mình tới nhu cầu bức thiết về chấm dứt chạy đua vũ trang và giảm các căng thẳng trên toàn cầu”./.

Mời quý độc giả theo dõi VOV.VN trên

Tin liên quan

Lối đánh từng bước của Nga trên chiến trường Ukraine qua lời tướng Surovikin
Lối đánh từng bước của Nga trên chiến trường Ukraine qua lời tướng Surovikin

VOV.VN - Phương Tây cho rằng Nga tiến chậm trên chiến trường Ukraine và đang hứng chịu thất bại. Nhưng lãnh đạo quân đội Nga khẳng định, họ chủ động lựa chọn lối đánh chậm nhưng chắc để hạn chế thương vong cho binh sĩ Nga và dân thường Ukraine.

Lối đánh từng bước của Nga trên chiến trường Ukraine qua lời tướng Surovikin

Lối đánh từng bước của Nga trên chiến trường Ukraine qua lời tướng Surovikin

VOV.VN - Phương Tây cho rằng Nga tiến chậm trên chiến trường Ukraine và đang hứng chịu thất bại. Nhưng lãnh đạo quân đội Nga khẳng định, họ chủ động lựa chọn lối đánh chậm nhưng chắc để hạn chế thương vong cho binh sĩ Nga và dân thường Ukraine.

Vì sao Nga cần tên lửa đạn đạo Iran dù sở hữu công nghệ vượt trội?
Vì sao Nga cần tên lửa đạn đạo Iran dù sở hữu công nghệ vượt trội?

VOV.VN - Nga đang có những tính toán riêng khi lựa mua các tên lửa đạn đạo của Iran để đối phó với Ukraine. Thực tế, công nghệ tên lửa đạn đạo của Nga vượt trội của Iran và kho tên lửa của Nga vẫn còn đầy đặn.

Vì sao Nga cần tên lửa đạn đạo Iran dù sở hữu công nghệ vượt trội?

Vì sao Nga cần tên lửa đạn đạo Iran dù sở hữu công nghệ vượt trội?

VOV.VN - Nga đang có những tính toán riêng khi lựa mua các tên lửa đạn đạo của Iran để đối phó với Ukraine. Thực tế, công nghệ tên lửa đạn đạo của Nga vượt trội của Iran và kho tên lửa của Nga vẫn còn đầy đặn.

Mỹ đứng ngồi không yên khi Liên Xô triển khai tên lửa hạt nhân ở Cuba (Kỳ 1)
Mỹ đứng ngồi không yên khi Liên Xô triển khai tên lửa hạt nhân ở Cuba (Kỳ 1)

VOV.VN - Năm 1962, để bảo vệ Cuba và răn đe Mỹ, Liên Xô lặng lẽ chuẩn bị điều tên lửa hạt nhân đến quốc gia Caribe này. Phát hiện ra điều đó, Mỹ đứng ngồi không yên, phản ứng gay gắt với Liên Xô và cấp tốc thực hiện biện pháp ngăn chặn.

Mỹ đứng ngồi không yên khi Liên Xô triển khai tên lửa hạt nhân ở Cuba (Kỳ 1)

Mỹ đứng ngồi không yên khi Liên Xô triển khai tên lửa hạt nhân ở Cuba (Kỳ 1)

VOV.VN - Năm 1962, để bảo vệ Cuba và răn đe Mỹ, Liên Xô lặng lẽ chuẩn bị điều tên lửa hạt nhân đến quốc gia Caribe này. Phát hiện ra điều đó, Mỹ đứng ngồi không yên, phản ứng gay gắt với Liên Xô và cấp tốc thực hiện biện pháp ngăn chặn.

Tàu ngầm Liên Xô suýt phóng ngư lôi hạt nhân vào Mỹ trong Sự kiện Cuba 1962
Tàu ngầm Liên Xô suýt phóng ngư lôi hạt nhân vào Mỹ trong Sự kiện Cuba 1962

VOV.VN - Trong Chiến tranh Lạnh, Mỹ và Liên Xô đã nhiều lần đứng bên bờ vực chiến tranh hạt nhân. Tháng 10/1962, một tàu ngầm Liên Xô giữa vòng vây của hải quân Mỹ đã suýt khai hỏa ngư lôi hạt nhân, tạo ra nguy cơ kích hoạt chiến tranh hủy diệt.

Tàu ngầm Liên Xô suýt phóng ngư lôi hạt nhân vào Mỹ trong Sự kiện Cuba 1962

Tàu ngầm Liên Xô suýt phóng ngư lôi hạt nhân vào Mỹ trong Sự kiện Cuba 1962

VOV.VN - Trong Chiến tranh Lạnh, Mỹ và Liên Xô đã nhiều lần đứng bên bờ vực chiến tranh hạt nhân. Tháng 10/1962, một tàu ngầm Liên Xô giữa vòng vây của hải quân Mỹ đã suýt khai hỏa ngư lôi hạt nhân, tạo ra nguy cơ kích hoạt chiến tranh hủy diệt.

Nga có nhiều phương án phi hạt nhân trong xung đột Ukraine
Nga có nhiều phương án phi hạt nhân trong xung đột Ukraine

VOV.VN - Phương Tây thời gian qua ám ảnh về khả năng Nga sẽ sử dụng vũ khí hạt nhân (cấp chiến thuật) trên chiến trường Ukraine để đạt các mục tiêu của mình. Nhưng thực tế, khả năng xảy ra chuyện đó là gần như bằng 0. Trong tay Nga có sẵn nhiều phương án phi hạt nhân.

Nga có nhiều phương án phi hạt nhân trong xung đột Ukraine

Nga có nhiều phương án phi hạt nhân trong xung đột Ukraine

VOV.VN - Phương Tây thời gian qua ám ảnh về khả năng Nga sẽ sử dụng vũ khí hạt nhân (cấp chiến thuật) trên chiến trường Ukraine để đạt các mục tiêu của mình. Nhưng thực tế, khả năng xảy ra chuyện đó là gần như bằng 0. Trong tay Nga có sẵn nhiều phương án phi hạt nhân.

Trật tự thế giới hé lộ trong các phát biểu của Tổng thống Nga Putin
Trật tự thế giới hé lộ trong các phát biểu của Tổng thống Nga Putin

VOV.VN - Trong các phát biểu của Tổng thống Nga Putin, điều gây chấn động cho phương Tây thực ra không phải là lời cảnh báo về chiến tranh hạt nhân mà chính là những nhấn mạnh của ông về một trật tự địa - kinh tế mới.

Trật tự thế giới hé lộ trong các phát biểu của Tổng thống Nga Putin

Trật tự thế giới hé lộ trong các phát biểu của Tổng thống Nga Putin

VOV.VN - Trong các phát biểu của Tổng thống Nga Putin, điều gây chấn động cho phương Tây thực ra không phải là lời cảnh báo về chiến tranh hạt nhân mà chính là những nhấn mạnh của ông về một trật tự địa - kinh tế mới.

Lý do phương Tây lo ngại Nga sẽ sử dụng vũ khí hạt nhân tại Ukraine
Lý do phương Tây lo ngại Nga sẽ sử dụng vũ khí hạt nhân tại Ukraine

VOV.VN - Giới quan sát nhận định nếu Ukraine và phương Tây tiếp tục leo thang căng thẳng, Tổng thống Nga Putin sẽ đáp trả bằng điều mà ông đã cảnh báo nhiều lần - sử dụng vũ khí hạt nhân trên chiến trường.

Lý do phương Tây lo ngại Nga sẽ sử dụng vũ khí hạt nhân tại Ukraine

Lý do phương Tây lo ngại Nga sẽ sử dụng vũ khí hạt nhân tại Ukraine

VOV.VN - Giới quan sát nhận định nếu Ukraine và phương Tây tiếp tục leo thang căng thẳng, Tổng thống Nga Putin sẽ đáp trả bằng điều mà ông đã cảnh báo nhiều lần - sử dụng vũ khí hạt nhân trên chiến trường.

Phương Tây từng lên kế hoạch đè bẹp Liên Xô ngay sau Thế chiến II
Phương Tây từng lên kế hoạch đè bẹp Liên Xô ngay sau Thế chiến II

VOV.VN - Nước Anh không muốn chịu đựng thêm sự gia tăng ảnh hưởng của Liên Xô sau Thế chiến II và họ sẵn sàng khởi động ngay Thế chiến III từ năm 1945. Chỉ đến khi họ tỉnh táo tính đến quy mô và sức mạnh của Hồng quân thì Anh mới chịu từ bỏ ý định đè bẹp Liên Xô bằng vũ lực.

Phương Tây từng lên kế hoạch đè bẹp Liên Xô ngay sau Thế chiến II

Phương Tây từng lên kế hoạch đè bẹp Liên Xô ngay sau Thế chiến II

VOV.VN - Nước Anh không muốn chịu đựng thêm sự gia tăng ảnh hưởng của Liên Xô sau Thế chiến II và họ sẵn sàng khởi động ngay Thế chiến III từ năm 1945. Chỉ đến khi họ tỉnh táo tính đến quy mô và sức mạnh của Hồng quân thì Anh mới chịu từ bỏ ý định đè bẹp Liên Xô bằng vũ lực.