Lĩnh vực kinh doanh nhà hàng ở Anh lao đao vì lạm phát và khủng hoảng năng lượng

VOV.VN - Lạm phát cùng khủng hoảng năng lượng tại châu Âu đang khiến lĩnh vực kinh doanh nhà hàng ở Anh gặp nhiều khó khăn. Chi phí nguyên liệu tăng, năng lượng đắt đỏ, đã buộc nhiều nhà hàng phải tìm cách xoay xở.

Theo một cuộc khảo sát gần đây của công ty tư vấn Mazars, chỉ từ năm ngoái đến năm nay, tổng cộng có 1.567 nhà hàng ở Vương quốc Anh vỡ nợ, cao hơn 60% so với thời kỳ đỉnh điểm bùng phát đại dịch COVID-19 giai đoạn 2020-2021. Báo cáo của Mazars cũng chỉ ra rằng, có tổng cộng 453 nhà hàng đóng cửa ở Anh trong quý 3 năm nay, nhiều hơn 15% so với quý trước.

Giống như nhiều chủ nhà hàng khác, Frank hầu như không thể duy trì hoạt động nhà hàng của mình như trước kia mặc dù nó nằm ở khu vực sầm uất của London. Giờ đây, mỗi ngày quán chỉ đón được vài ba khách nên anh phải cho hầu hết nhân viên tạm nghỉ việc để đảm bảo hòa vốn.

Anh Frank chia sẻ: “Đầu tiên là không thể duy trì số lượng nhân viên như trước đây. Mọi thứ rất khó khăn.Thứ hai nhà hàng giờ cũng vắng khách hơn trước. Chúng tôi trước thuê rất nhiều nhân viên, ít nhất 2 phục vụ và một vài quản lý. Nhưng hiện tại chỉ còn tôi và con gái mình tự duy trì công việc kinh doanh ở đây".

Giá cả tăng cao đặt gánh nặng ngày càng lớn đối với tiêu dùng hàng ngày của người dân và việc đi ăn ngoài không còn là lựa chọn dễ dàng đối với họ. Đối với Frank, trước việc số lượng khách hàng ngày càng giảm, anh còn phải chật vật xoay xở với tình trạng giá cả tăng chóng mặt.

Theo anh Frank: “Bởi vì lạm phát, mọi thứ đều chết. Tại sao? Bởi vì nhà hàng của bạn cứ vắng khách dần, chỉ một vài khách hàng quen nhưng thực sự không nhiều. Không phải ai cũng đi ăn ngoài như trước nữa. Chưa kể, mọi thứ bạn mua bây giờ đều đắt đỏ, chẳng hạn như mì ống, dầu ô liu, phô mai mozzarella, rượu vang. Mọi thứ đều tăng giá cả".

Ngành công nghiệp nhà hàng ở xứ sở sương mù, vốn bị ảnh hưởng nặng nề bởi đại dịch COVID-19, chỉ mới chớm phục hồi vào mùa hè này, nay lại bị cuốn vào vòng xoáy ảnh hưởng của lạm phát cao và giá năng lượng tăng phi mã. Để trụ vững, nhiều nhà hàng ở Anh đang tìm lối thoát như cắt giảm chi phí, tăng giá, rút ​​ngắn thời gian hoạt động.

Lạm phát ở Anh đã tăng 11,1% trong tháng 10, đạt mức cao kỷ lục trong 41 năm qua. Theo các số liệu chính thức được Văn phòng Thống kê Quốc gia Anh (ONS) công bố, tiền lương thực tế tại Anh đang giảm trong bối cảnh tỷ lệ thất nghiệp vẫn ở mức thấp nhất trong nhiều thập kỷ. Trong ba tháng tính đến tháng 9/2022, mức tăng trưởng trong tổng số tiền lương trung bình hàng tuần bao gồm cả tiền thưởng đã giảm 2,6% so với năm 2021 khi được điều chỉnh theo lạm phát. Lương thường xuyên, không bao gồm tiền thưởng, cũng đã giảm 2,7%./.

Mời quý độc giả theo dõi VOV.VN trên

Tin liên quan

Lạm phát tại khu vực đồng tiền chung châu Âu lần đầu vượt mốc 10%
Lạm phát tại khu vực đồng tiền chung châu Âu lần đầu vượt mốc 10%

VOV.VN - 11/19 nền kinh tế của khu vực đồng tiền chung Eurozone ghi nhận tỷ lệ lạm phát vượt mức 10%, trong đó riêng 3 quốc gia Baltic có tỷ lệ lạm phát cao nhất là trên 20%.

Lạm phát tại khu vực đồng tiền chung châu Âu lần đầu vượt mốc 10%

Lạm phát tại khu vực đồng tiền chung châu Âu lần đầu vượt mốc 10%

VOV.VN - 11/19 nền kinh tế của khu vực đồng tiền chung Eurozone ghi nhận tỷ lệ lạm phát vượt mức 10%, trong đó riêng 3 quốc gia Baltic có tỷ lệ lạm phát cao nhất là trên 20%.

Lạm phát tại châu Âu thiết lập kỷ lục mới
Lạm phát tại châu Âu thiết lập kỷ lục mới

Lạm phát ở nhiều quốc gia khu vực đồng tiền chung châu Âu (Eurozone) đã leo lên mức hai con số, tiếp tục ghi nhận thêm một mức cao kỷ lục mới trong tháng 10.

Lạm phát tại châu Âu thiết lập kỷ lục mới

Lạm phát tại châu Âu thiết lập kỷ lục mới

Lạm phát ở nhiều quốc gia khu vực đồng tiền chung châu Âu (Eurozone) đã leo lên mức hai con số, tiếp tục ghi nhận thêm một mức cao kỷ lục mới trong tháng 10.

Châu Âu nguy cơ bất ổn do lạm phát – IMF đưa ra dự báo bi quan
Châu Âu nguy cơ bất ổn do lạm phát – IMF đưa ra dự báo bi quan

VOV.VN - Từ những nền kinh tế khó khăn như Rumani tới những nền kinh tế giàu có như Đức hay Pháp, châu Âu đang phải đối mặt với nhiều cuộc đình công và biểu tình lan rộng do giá năng lượng cao và chi phí sinh hoạt ngày một leo thang.

Châu Âu nguy cơ bất ổn do lạm phát – IMF đưa ra dự báo bi quan

Châu Âu nguy cơ bất ổn do lạm phát – IMF đưa ra dự báo bi quan

VOV.VN - Từ những nền kinh tế khó khăn như Rumani tới những nền kinh tế giàu có như Đức hay Pháp, châu Âu đang phải đối mặt với nhiều cuộc đình công và biểu tình lan rộng do giá năng lượng cao và chi phí sinh hoạt ngày một leo thang.