Đề xuất Luật Thủ đô bổ sung cấp chính quyền “thành phố thuộc thành phố”

VOV.VN - Dự thảo Luật Thủ đô (sửa đổi) quy định thực hiện mô hình tổ chức chính quyền thành phố Hà Nội theo Nghị quyết số 97/2019/QH14 (không tổ chức HĐND phường) và bổ sung cấp chính quyền thành phố thuộc thành phố Hà Nội.

Bộ trưởng Bộ Tư pháp Lê Thành Long cho biết điều này khi trình bày Tờ trình của Chính phủ về dự án Luật Thủ đô (sửa đổi) tại phiên họp 26 của Ủy ban Thường vụ Quốc hội, sáng nay 20/9.

Ngoài ra, dự thảo quy định tăng cường năng lực của HĐND Thành phố trên cơ sở kế thừa, bổ sung Nghị quyết số 160/2021/QH14; theo đó tăng số lượng đại biểu HĐND (từ 95 lên 125 đại biểu), tỷ lệ đại biểu chuyên trách (từ 20% lên 25%), số lượng Phó Chủ tịch HĐND (từ 2 lên tối đa 3); mở rộng thành phần Thường trực HĐND so với Luật Tổ chức chính quyền địa phương.

Bên cạnh đó, dự thảo quy định cơ cấu tổ chức của HĐND, UBND thành phố thuộc thành phố Hà Nội (dự kiến được thành lập theo định hướng tại Nghị quyết số 15-NQ/TW về xây dựng mô hình thành phố trực thuộc Thủ đô tại khu vực phía Bắc - thành phố logistics, dịch vụ (vùng Đông Anh, Mê Linh, Sóc Sơn) và phía Tây - thành phố về giáo dục, đào tạo, khoa học (vùng Hoà Lạc, Xuân Mai).

“Thành phố thuộc thành phố” này có những đặc thù vượt trội so với cơ cấu, tổ chức của HĐND, UBND quận, huyện, thị xã như tăng số lượng Phó Chủ tịch HĐND, UBND, đại biểu HĐND chuyên trách, bổ sung Ban Đô thị.

Thẩm tra, Chủ nhiệm Hoàng Thanh Tùng cho biết, Thường trực Ủy ban Pháp luật cơ bản tán thành việc tổ chức chính quyền đô thị tại thành phố Hà Nội như dự thảo luật trên cơ sở kế thừa mô hình đang được thí điểm theo Nghị quyết số 97/2019/QH14 của Quốc hội.

Cơ quan của Quốc hội thấy rằng, việc củng cố, nâng cao năng lực của HĐND thành phố Hà Nội thông qua việc tăng số lượng đại biểu HĐND Thành phố, tăng số lượng đại biểu HĐND hoạt động chuyên trách và tăng số Phó Chủ tịch HĐND Thành phố là cần thiết, bảo đảm khả năng đảm đương thêm các nhiệm vụ, quyền hạn được phân quyền theo luật và phù hợp với yêu cầu tổ chức chính quyền đô thị.

Tuy nhiên, đây là vấn đề quan trọng, liên quan đến việc thực hiện các nghị quyết, kết luận của Trung ương và Bộ Chính trị nên cần được báo cáo cấp có thẩm quyền xem xét, quyết định trước khi quy định trong dự thảo luật để trình Quốc hội xem xét, thông qua.

Về việc tăng thêm biên chế, Thường trực Ủy ban Pháp luật thấy rằng, quy định của dự thảo luật về nội dung này chưa rõ ràng, chưa xác định rõ trách nhiệm quyết định việc tăng thêm biên chế cho thành phố Hà Nội là của cơ quan nào.

Hiện tại, Bộ Chính trị là cơ quan có thẩm quyền quyết định tổng biên chế và biên chế dự phòng của hệ thống chính trị; vừa qua, Bộ Chính trị đã quyết định cụ thể tổng biên chế của cả hệ thống chính trị giai đoạn 2022 - 2026.

“Do đây là vấn đề rất quan trọng, liên quan đến việc thể chế hóa chủ trương của Trung ương về không tăng biên chế cán bộ, công chức và thuộc thẩm quyền của Bộ Chính trị nên Thường trực Ủy ban Pháp luật đề nghị cần được báo cáo cấp có thẩm quyền xem xét, quyết định trước khi quy định vào luật” – ông Hoàng Thanh Tùng nói.

Quy định nhiều cơ chế đặc thù

Cũng theo Bộ trưởng Lê Thành Long, để đáp ứng yêu cầu thực tiễn của Thủ đô, dự thảo luật quy định một số nội dung đặc thù. Cụ thể như phân quyền từ Thủ tướng Chính phủ xuống cho UBND thành phố Hà Nội được điều chỉnh cục bộ quy hoạch chung xây dựng khu chức năng, quy hoạch chung đô thị, quy hoạch chuyên ngành hạ tầng kỹ thuật nhằm tạo sự chủ động, linh hoạt cho Hà Nội trong quản lý, thực hiện quy hoạch. Việc phân quyền này cũng đang được thực hiện tại Thành phố Hồ Chí Minh.

Cạnh đó, mở rộng phạm vi loại dự án đầu tư mà khi lập quy hoạch chi tiết thì phải xác định vị trí, ranh giới, diện tích đất thu hồi trong vùng phụ cận để tái cấu trúc đô thị, tái định cư tại chỗ, phát triển nhà ở, thương mại, dịch vụ, bao gồm dự án đầu tư xây dựng mới đường giao thông hoặc mở rộng trục đường giao thông hiện có.

Quy định mang tính nguyên tắc về việc xây dựng, quản lý, khai thác và sử dụng không gian ngầm tại Thủ đô để tạo cơ sở pháp lý cho việc khai thác, phát huy giá trị của không gian ngầm đô thị của Thủ đô.

Để huy động nguồn lực cải tạo, chỉnh trang, tái thiết đô thị gắn với bảo tồn, phát huy giá trị văn hóa khu vực nội đô lịch sử, dự thảo luật cho phép UBND thành phố Hà Nội thành lập Quỹ Bảo tồn khu vực nội đô lịch sử...

Mời quý độc giả theo dõi VOV.VN trên

Tin liên quan

Sửa đổi Luật Thủ đô cần xây dựng cơ chế vượt trội, tạo đột phá cho phát triển
Sửa đổi Luật Thủ đô cần xây dựng cơ chế vượt trội, tạo đột phá cho phát triển

VOV.VN - Luật Thủ đô (sửa đổi) đang trong quá trình xây dựng để trình Quốc hội cho ý kiến. Đây được kỳ vọng là giải pháp gỡ vướng mắc, tạo hành lang pháp lý thuận lợi cho Hà Nội phát huy lợi thế, phát triển bứt phá, vươn lên tầm vóc mới.

Sửa đổi Luật Thủ đô cần xây dựng cơ chế vượt trội, tạo đột phá cho phát triển

Sửa đổi Luật Thủ đô cần xây dựng cơ chế vượt trội, tạo đột phá cho phát triển

VOV.VN - Luật Thủ đô (sửa đổi) đang trong quá trình xây dựng để trình Quốc hội cho ý kiến. Đây được kỳ vọng là giải pháp gỡ vướng mắc, tạo hành lang pháp lý thuận lợi cho Hà Nội phát huy lợi thế, phát triển bứt phá, vươn lên tầm vóc mới.

Dự án Đường Vành đai 4: Cực phát triển sẽ lan tỏa thành các điểm trong vùng Thủ đô
Dự án Đường Vành đai 4: Cực phát triển sẽ lan tỏa thành các điểm trong vùng Thủ đô

VOV.VN - Khi có đường Vành đai 4 sẽ tạo ra tính chất liên kết vùng Thủ đô, các tỉnh trong vùng Thủ đô. Như vậy, không chỉ Hà Nội là cực phát triển mà cực phát triển lan tỏa thành các điểm trong vùng.

Dự án Đường Vành đai 4: Cực phát triển sẽ lan tỏa thành các điểm trong vùng Thủ đô

Dự án Đường Vành đai 4: Cực phát triển sẽ lan tỏa thành các điểm trong vùng Thủ đô

VOV.VN - Khi có đường Vành đai 4 sẽ tạo ra tính chất liên kết vùng Thủ đô, các tỉnh trong vùng Thủ đô. Như vậy, không chỉ Hà Nội là cực phát triển mà cực phát triển lan tỏa thành các điểm trong vùng.