Khơi thông nguồn vốn bằng biện pháp phi tín dụng

VOV.VN - Hiện nay, nguồn vốn trong hệ thống ngân hàng rất dồi dào, lãi suất thấp, thấp nhất trong gần 20 năm gần đây, nhưng dư nợ tín dụng quý 1 đạt chưa được 1% so với cuối năm 2023. Vậy giải pháp nào để đưa nguồn vốn này ra thị trường để thúc đẩy sản xuất, kinh doanh?

 

Vấn đề này được các đại biểu tập trung thảo luận tại Hội thảo "Khơi thông nguồn vốn ra thị trường" do Báo Tuổi trẻ tổ chức chiều ngày 5/4.

Vốn dồi dào, tăng trưởng tín dụng rất thấp

Theo Ngân hàng Nhà nước, thời gian qua đơn vị này đã triển khai 14 giải pháp và chính sách nhằm tạo điều kiện thuận lợi cho doanh nghiệp tiếp cận vốn vay sản xuất, kinh doanh, thúc đẩy tăng trưởng tín dụng, như cơ cấu lại thời hạn trả nợ, giữ nguyên nhóm nợ, giảm lãi suất cho vay...

Ngân hàng Nhà nước tổ chức các chương trình, chính sách tín dụng đối với các lĩnh vực ưu tiên, các động lực tăng trưởng của nền kinh tế như chương trình tín dụng 120.000 tỉ đồng cho vay nhà ở xã hội; cho vay lâm sản, thủy sản 15.000 tỉ đồng…. Đến nay, lãi suất bình quân huy động và cho vay đối với các giao dịch phát sinh mới lần lượt ở mức 3,1%/năm và 6,5%/năm, giảm tương ứng khoảng 0,4%/năm và 0,6%/năm so với cuối năm 2023.

Tuy nhiên, tính đến 27/3, dư nợ tín dụng nền kinh tế đạt hơn 13,6 triệu tỉ đồng, tăng 0,61% so với cuối năm 2023. Nhiều ngân hàng lớn ở TP.HCM như HD Bank, Techcombank, ACB… dự nợ tín dụng cũng chỉ tăng từ 3-6%.

Với nhiều giải pháp nêu trên và lãi suất cho vay thấp nhưng tại sao chưa khơi thông được dòng vốn ra thị trường?

Ông Nguyễn Hồng Minh, Giám đốc Công ty dịch vụ vận tải Hồng Minh chia sẻ: “Trong tình hình hiện tại việc vay vốn mở rộng kinh doanh thì chúng tôi cũng lo ngại lợi nhuận không bù đắp được lãi suất vay. Việc định giá tài sản thế chấp cũng mất nhiều thời gian”.

Còn ông Phạm Văn Việt, Tổng Giám đốc Việt Thắng Jeans thì cho biết, hiện nay nhiều ngân hàng cho vay vẫn dựa trên tài sản thế chấp và chủ yếu cho vay ngắn hạn, trong khi những doanh nghiệp chuyển đổi công nghệ sản xuất xanh lại cần vốn dài hạn.

“Ngân hàng tập trung vào doanh nghiệp có tài sản thế chấp thì họ cho vay, ngân hàng cũng chỉ cho vay ngắn hạn.  Doanh nghiệp có dự án rất khả thi nhưng 2 bên vẫn chưa gặp được nhau, ngân hàng không nên tập trung vào vốn ngắn hạn mà chuyển sang cho vay trung, dài hạn để hỗ trợ các ngành nghề sản xuất và doanh nghiệp chuyển đổi xanh” - ông Phạm Văn Việt nói.

Việc tiếp cận các gói cho vay ưu đãi đối với doanh nghiệp chế biến, xuất khẩu thủy sản, nhất là các doanh nghiệp nhỏ và vừa của ngành này cũng rất khó tiếp cận. Bà Tô Thị Tường Lam, Phó Tổng thư ký Hiệp hội VASEP kiến nghị, khi có các gói cho vay ưu đãi đối lĩnh vực này, ngân hàng cần công khai và nên giảm lãi suất cho vay đối với tiền USD cho doanh nghiệp xuất khẩu.

“Lãi suất cho vay doanh nghiệp xuất khẩu thủy sản mức 6%-7%/năm(vay USD), nhóm doanh nghiệp nhỏ không có tài sản thế chấp, khó khăn thì sẽ vay ở mức  8%-8.5%/năm. Các doanh nghiệp kiến nghị ngân hàng xem xét giảm mức giảm lãi suất cho vay USD  từ 4% đến dưới 4%” - bà Tô Thị Tường Lam nói.

Cần linh hoạt hơn trong cho vay

Ông Nguyễn Đình Tuệ- Giám đốc Trung tâm dịch vụ hỗ trợ doanh nghiệp TP.HCM kiến nghị, các ngân hàng thương mại nên tiếp tục giảm lãi suất đối với các khoản vay cũ, rút ngắn khoản chênh lệnh giữa lãi suất huy động vốn và lãi suất cho vay. Đồng thời tiếp tục đơn giản hóa thủ tục cho vay, tăng cho vay tín chấp.  Các ngân hàng cần linh hoạt, không chỉ cho vay thế chấp mà có thể cho vay qua phương thức kinh doanh, quản lý nguồn thu bán hàng.

Ở góc độ pháp lý, ông Trương Văn Phước - nguyên Chủ tịch Ủy ban Giám sát tài chính quốc gia cho rằng, để khơi thông nguồn vốn cần xử lý bằng biện pháp phi tín dụng. Ông Phước nêu vấn đề, các dự án của TP.HCM, Hà Nội và cả nước sau khi điều tra, thanh tra, sau bản án tại sao không xử lý? Các dự án triệu căn hộ, nếu giá cả phải chăng thì các ngân hàng thương mại sẽ "mở túi" cho vay cá nhân để họ mua.

“Xử lý phi tín dụng đó là xử lý ách tắc trong thủ tục pháp lý của các dự án bất động sản, thì tín dụng sẽ khơi thông. Ví dụ như đi trên đường ngã tư kẹt giao thông phải mở rộng 2 bên đường, đó cũng là cách để xử lý thủ tục pháp lý cho các dự án bất động sản” - ông Trương Văn Phước nêu ý kiến.

Ông Đào Minh Tú - Phó Thống đốc trường trực Ngân hàng Nhà nước Việt Nam cho biết, trong điều hành chính sách luôn tạo điều kiện cho doanh nghiệp tiếp cận vốn. Ngân hàng rà soát trên hệ thống và sẽ có ý kiến nếu ngân hàng nào có chênh lệch quá lớn giữa lãi suất huy động và lãi suất cho vay. Ngân hàng sẽ tiếp tục chỉ đạo tháo gỡ khó khăn cho doanh nghiệp tiếp cận vốn vay, nhưng trên nguyên tắc là không hạ chuẩn cho vay.

“Giải quyết câu chuyện thể chế, câu chuyện pháp luật cho các dự án cũng như tạo điều kiện cho doanh nghiệp mạnh dạn đầu tư trở lại tỷ trọng đầu tư xã hội, đầu tư tư nhân như trước đây, nhất là ở TP.HCM để hấp thụ nguồn vốn tín dụng.  Tất cả các chính sách đó đòi hỏi các bộ, ngành, cơ quan chức năng sẽ cùng vào cuộc” - ông Đào Minh Tú nói.

Mời quý độc giả theo dõi VOV.VN trên

Tin liên quan

Ngân hàng Nhà nước yêu cầu rà soát cách tính lãi suất với thẻ tín dụng
Ngân hàng Nhà nước yêu cầu rà soát cách tính lãi suất với thẻ tín dụng

VOV.VN - Ngân hàng Nhà nước vừa yêu cầu các tổ chức tín dụng triển khai biện pháp bảo đảm an ninh, an toàn trong hoạt động thẻ ngân hàng, đồng thời đảm bảo các loại phí, lãi suất, phương pháp tính lãi đối với từng loại thẻ...

Ngân hàng Nhà nước yêu cầu rà soát cách tính lãi suất với thẻ tín dụng

Ngân hàng Nhà nước yêu cầu rà soát cách tính lãi suất với thẻ tín dụng

VOV.VN - Ngân hàng Nhà nước vừa yêu cầu các tổ chức tín dụng triển khai biện pháp bảo đảm an ninh, an toàn trong hoạt động thẻ ngân hàng, đồng thời đảm bảo các loại phí, lãi suất, phương pháp tính lãi đối với từng loại thẻ...

Ngân hàng thương mại tìm hướng tăng trưởng tín dụng, cung vốn cho nền kinh tế
Ngân hàng thương mại tìm hướng tăng trưởng tín dụng, cung vốn cho nền kinh tế

VOV.VN - Các tổ chức tín dụng hướng tăng trưởng tín dụng vào các lĩnh vực sản xuất, kinh doanh, lĩnh vực ưu tiên và các động lực tăng trưởng  theo chủ trương của Chính phủ.

Ngân hàng thương mại tìm hướng tăng trưởng tín dụng, cung vốn cho nền kinh tế

Ngân hàng thương mại tìm hướng tăng trưởng tín dụng, cung vốn cho nền kinh tế

VOV.VN - Các tổ chức tín dụng hướng tăng trưởng tín dụng vào các lĩnh vực sản xuất, kinh doanh, lĩnh vực ưu tiên và các động lực tăng trưởng  theo chủ trương của Chính phủ.

Ngân hàng Nhà nước đặt mục tiêu tăng trưởng tín dụng đạt 15%
Ngân hàng Nhà nước đặt mục tiêu tăng trưởng tín dụng đạt 15%

VOV.VN - Ngân hàng Nhà nước đặt mục tiêu định hướng về tăng trưởng tín dụng là 15% và điều chỉnh linh hoạt phù hợp với diễn biến của thị trường.

Ngân hàng Nhà nước đặt mục tiêu tăng trưởng tín dụng đạt 15%

Ngân hàng Nhà nước đặt mục tiêu tăng trưởng tín dụng đạt 15%

VOV.VN - Ngân hàng Nhà nước đặt mục tiêu định hướng về tăng trưởng tín dụng là 15% và điều chỉnh linh hoạt phù hợp với diễn biến của thị trường.