Nghệ nhân đưa cồng chiêng và nhạc cụ Jrai đi Hàn Quốc biểu diễn

VOV.VN - Nhận lời mời của Trường Đại học Jeonju Kijeon, Hàn Quốc, ngày 13/9 tới đây, Sở Văn hoá Thể thao và Du lịch Gia Lai sẽ tổ chức cho đoàn 14 nghệ nhân của TP.Pleiku và huyện Ia Grai, sang Hàn Quốc biểu diễn tại Lễ hội Sori quốc tế Jeonju 2023.

Trước ngày lên đường đi biểu diễn, nghệ nhân Puih Bơn, ở Pleiku Roh, phường Yên Đổ, Thành phố Pleiku tháo rời bộ đàn ting ning và kơ ní, xếp cẩn thận, xen kẽ trong nhiều lớp vải, chứa trong thùng xốp. Anh cho biết, bộ chiêng 14 món và các loại nhạc cụ truyền thống khác như sáo, đàn tơ rưng cũng đều được bảo quản để đảm bảo an toàn trong lúc di chuyển đường dài.

“Hành lý đoàn hơn 300kg, riêng nhạc cụ là hơn 150kg, chia thành 7 thùng. Bộ nhạc cụ dài nhất thì tôi phải tháo ra hết, như đàn kơ-lek kơ lok, krong put, bộ đệm của đàn tơ rưng. Một tuần anh em nghỉ ngơi, không đi xa hay tham gia chương trình ngoài, chỉ tập trung vào chương trình này” - anh Puih Bơn cho biết.

Trong đoàn 14 nghệ nhân sang Hàn Quốc lần này, Rcom Bus, sinh năm 2002, ở Pleiku Roh, phường Yên Đổ, Thành phố Pleiku là người trẻ tuổi nhất.

Anh Rcom Bus cho biết, mình sẽ tham gia hầu hết cả 7 tiết mục trong chương trình dài 40 phút. Đó là 2 bài chiêng và các tiết mục hoà tấu đàn ting ning, kơ ni, độc tấu sáo, hát dân ca… Rcom Bus cho biết, các tiết mục đều có âm điệu vui tươi, rộn rã, giới thiệu cho bạn bè thế giới về nét độc đáo, mộc mạc của nhạc cụ truyền thống và cuộc sống bình dị của dân tộc Tây Nguyên.

"Đoàn mang văn hoá của dân tộc quê hương truyền bá tới bạn bè bốn phương thưởng thức, quảng bá nét đẹp của người Tây Nguyên, của người Việt Nam. Lần đầu được tham gia chương trình ở nước ngoài, chương trình lớn thế này, tôi thấy rất vinh dự và tự hào cho dân tộc của mình. Lên sân khấu, tôi sẽ biểu diễn hết mình, không áp lực, đặt tâm hồn mình cùng các nhạc cụ” - anh Rcom Bus chia sẻ.

Lễ hội Sori quốc tế Jejonju là lễ hội thường niên được tổ chức vào mùa Thu tại Trung tâm nghệ thuật Sori, tỉnh Jeonbuk, Hàn Quốc. Lễ hội năm nay sẽ khai mạc vào ngày 15/9, kéo dài đến hết ngày 24/9. Đây là lần đầu tiên các loại nhạc cụ và giai điệu dân gian của người Jrai được giới thiệu trên sân khấu Hàn Quốc.

Mời quý độc giả theo dõi VOV.VN trên

Tin liên quan

“Cồng chiêng cuối tuần” - sản phẩm du lịch độc đáo ở Gia Lai
“Cồng chiêng cuối tuần” - sản phẩm du lịch độc đáo ở Gia Lai

VOV.VN - Mô hình “Cồng chiêng cuối tuần – thưởng thức và trải nghiệm” tạo điều kiện để các nghệ nhân thể hiện nét đẹp văn hóa của dân tộc mình; qua đó góp phần thúc đẩy phát triển du lịch địa phương, giới thiệu, quảng bá hình ảnh vùng đất, con người Gia Lai đến với du khách trong và ngoài nước.

“Cồng chiêng cuối tuần” - sản phẩm du lịch độc đáo ở Gia Lai

“Cồng chiêng cuối tuần” - sản phẩm du lịch độc đáo ở Gia Lai

VOV.VN - Mô hình “Cồng chiêng cuối tuần – thưởng thức và trải nghiệm” tạo điều kiện để các nghệ nhân thể hiện nét đẹp văn hóa của dân tộc mình; qua đó góp phần thúc đẩy phát triển du lịch địa phương, giới thiệu, quảng bá hình ảnh vùng đất, con người Gia Lai đến với du khách trong và ngoài nước.

Đắk Lắk khai mạc Triển lãm mỹ thuật Chiêng màu
Đắk Lắk khai mạc Triển lãm mỹ thuật Chiêng màu

VOV.VN - Tối nay (22/7), tại Không gian nghệ thuật Ban Mê, thành phố Buôn Ma Thuột, tỉnh Đắk Lắk đã khai mạc Triển lãm mỹ thuật Chiêng màu với nhiều tác phẩm hội họa độc đáo, đậm màu sắc văn hóa Tây Nguyên.

Đắk Lắk khai mạc Triển lãm mỹ thuật Chiêng màu

Đắk Lắk khai mạc Triển lãm mỹ thuật Chiêng màu

VOV.VN - Tối nay (22/7), tại Không gian nghệ thuật Ban Mê, thành phố Buôn Ma Thuột, tỉnh Đắk Lắk đã khai mạc Triển lãm mỹ thuật Chiêng màu với nhiều tác phẩm hội họa độc đáo, đậm màu sắc văn hóa Tây Nguyên.

Nghệ nhân ưu tú K’Tiếu – người níu giữ âm vang cồng chiêng cho buôn làng
Nghệ nhân ưu tú K’Tiếu – người níu giữ âm vang cồng chiêng cho buôn làng

VOV.VN - Với sự kiên trì, tận tình truyền dạy của già làng K’Tiếu, đến nay, xã Đinh Lạc, huyện Di Linh đã có hơn 200 người biết đánh thành thạo cồng chiêng, trong đó có hơn 30 người là thanh viên của Câu lạc bộ cồng chiêng tại địa phương.

Nghệ nhân ưu tú K’Tiếu – người níu giữ âm vang cồng chiêng cho buôn làng

Nghệ nhân ưu tú K’Tiếu – người níu giữ âm vang cồng chiêng cho buôn làng

VOV.VN - Với sự kiên trì, tận tình truyền dạy của già làng K’Tiếu, đến nay, xã Đinh Lạc, huyện Di Linh đã có hơn 200 người biết đánh thành thạo cồng chiêng, trong đó có hơn 30 người là thanh viên của Câu lạc bộ cồng chiêng tại địa phương.

Kon Tum tích cực bảo tồn, phát huy giá trị di sản văn hóa cồng chiêng
Kon Tum tích cực bảo tồn, phát huy giá trị di sản văn hóa cồng chiêng

VOV.VN - Tại tỉnh Kon Tum với nhiều hình thức và giải pháp, công tác bảo tồn, phát huy giá trị di sản văn hóa cồng chiêng đang được thực hiện một cách tích cực ngay trong cuộc sống thường ngày của người dân

Kon Tum tích cực bảo tồn, phát huy giá trị di sản văn hóa cồng chiêng

Kon Tum tích cực bảo tồn, phát huy giá trị di sản văn hóa cồng chiêng

VOV.VN - Tại tỉnh Kon Tum với nhiều hình thức và giải pháp, công tác bảo tồn, phát huy giá trị di sản văn hóa cồng chiêng đang được thực hiện một cách tích cực ngay trong cuộc sống thường ngày của người dân