Virus Corona: Cú giáng “đau” lên nền kinh tế thế giới và ngành ô tô
VOV.VN - Công ty phân tích dữ liệu IHS Markit dự đoán, sự bùng phát virus corona mới sẽ tồi tệ hơn cho nền kinh tế toàn cầu so với dịch SARS năm 2003.
Đều có nguồn gốc từ Trung Quốc, hai thập kỷ là khoảng cách thời gian xảy ra giữa dịch SARS và dịch corona. Trong thời gian đó, Trung Quốc đã đi từ vị trí thứ 6 lên vị trí thứ 2 về kinh tế, chỉ sau Mỹ. Đất nước này đã từng là một động lực tăng trưởng chính trên toàn thế giới, với Quỹ Tiền tệ Quốc tế ước tính rằng, Trung Quốc chiếm 39% tỉ lệ tăng trưởng toàn cầu trong năm 2019.
Một trong những báo cáo cho biết Trung Quốc chiếm 4,3% nền kinh tế của thế giới trong năm 2003 và hiện đang chiếm 16,3% GDP của thế giới. Vì vậy, bất kỳ sự chậm lại nào trong nền kinh tế Trung Quốc đều gây ra ảnh hưởng lớn ra kinh tế toàn cầu.
Biểu đồ tăng trưởng kinh tế của Trung Quốc từ năm 2003 - 2018. |
SARS lần đầu tiên xuất hiện ở tỉnh Quảng Đông của Trung Quốc rồi lan sang các nước khác. Virus này đã lây nhiễm cho khoảng 8.000 người, cướp đi gần 800 mạng sống trên toàn thế giới và giảm từ 0,5% đến 1% trong sự tăng trưởng của Trung Quốc trong năm 2003. Các nhà kinh tế nói rằng dịch SARS ở Trung Quốc đã gây ra thiệt hại cho nền kinh tế toàn cầu khoảng 40 tỷ USD.
Tuy nhiên, Giám đốc điều hành của Hội đồng Du lịch và Du lịch Thế giới Gloria Guevara cho biết, hầu hết các chi phí đều không liên quan đến virus. Nó liên quan đến sự hoảng loạn của người dân.
Báo cáo của IHS Markit cho biết, tác động kinh tế lâu dài của đợt bùng phát virus corona mới sẽ được xác định chủ yếu bằng các biện pháp ngăn chặn của Trung Quốc. Chính phủ Trung Quốc đã cách ly Vũ Hán, tâm chấn của dịch, và theo tính toán của IHS Markit, 11 tỉnh đã kéo dài kỳ nghỉ Tết Nguyên đán để giữ người dân ở nhà và ngăn chặn sự lây lan của virus.
Nếu các biện pháp hiện tại của Trung Quốc duy trì đến cuối tháng 2 và được dỡ bỏ dần dần vào tháng 3, tác động kinh tế sẽ được tập trung vào nửa đầu năm 2020. Báo cáo cho biết, GDP thực tế toàn cầu giảm 0,8% trong Quý I và 0,5% trong Quý II.
Nếu Trung Quốc chấm dứt những hạn chế đó vào ngày 10/2, như đã được lên kế hoạch, tác động đối với nền kinh tế toàn cầu sẽ giảm đi nhiều. Hầu hết các nhà máy ở Trung Quốc sẽ đóng cửa vào thời gian này để nghỉ Tết Nguyên đán. Dịch có nguy cơ cản trở nghiêm trọng một số ngành công nghiệp tại Trung Quốc, đặc biệt là sản xuất ô tô.
Các nhân viên của Ford và Fiat Chrysler là những người đang làm việc tại nhà trong tuần này, trong khi sản xuất tại cả hai nhà máy của các nhà sản xuất ô tô dự kiến sẽ đóng cửa cho đến ít nhất là vào tuần tới.
GM, nhà sản xuất ô tô lớn nhất của Mỹ tại Trung Quốc, tuần trước đã thông báo với các nhân viên rằng họ đóng cửa các nhà máy Trung Quốc đến ngày 9/2.
Sự bất ổn định ở Trung Quốc cũng có thể ảnh hưởng xấu đến giá dầu toàn cầu vì Trung Quốc chiếm một nửa trong sự tăng trưởng nhu cầu dầu của thế giới vào năm 2019. Tổ chức Các nước xuất khẩu dầu mỏ và một số đồng minh đã có cuộc hội đàm nhằm đối phó với dịch bệnh trong thời gian sắp tới./.
Virus Corona đem “ác mộng” tới nhà sản xuất ô tô ở Trung Quốc