Cách sử dụng đèn pha khi tham gia giao thông

VOV.VN - Đèn pha là một bộ phận rất quan trọng đối với chiếc xe tuy nhiên nếu bạn sử dụng không đúng cách khi điều khiển xe có thể gây ra những tai nạn…

Sự tiến bộ của công nghệ giúp đèn pha của chiếc xe (ô tô, xe máy) cũng ngày càng tốt hơn, sáng hơn và an toàn hơn. Tuy nhiên, nếu người điều khiển xe không sử dụng đúng cách thì chiếc đèn pha lại vô tình tạo ra những sự khó chịu và đôi khi là gây ra những tai nạn đáng tiếc trong khi tham gia giao thông.

Đèn pha thường gồm hai chế độ chiếu sáng – đèn pha (chiếu xa) và đèn cốt (chiếu gần). Khi bật pha, cường độ sáng lớn và chiếu xa giúp người lái xe  nhìn thấy những chướng ngại vật từ xa ngay cả khi đi ở tốc độ cao.

Tuy nhiên, không phải vì thế mà các lái xe lạm dụng luôn bật pha để lái xe. Bởi đèn pha với góc chiếu cao và cường độ mạnh sẽ làm cản trở tầm nhìn và gây khó chịu những lái xe đi ngược chiều hoặc ngay cả những lái xe đi cùng chiều ở phía trước. Trong một vài tình huống, đèn pha có thể là nguyên nhân gây tai nạn bởi lái xe đối diện hoặc cùng chiều do không thể quan sát tình hình giao thông để phản xạ kịp thời.

Việc sử dụng đèn pha không đúng cách sẽ gây khó chịu cho người đối diện. Ảnh:KT
Còn để đèn cốt, cho cường độ ánh sáng vừa và chiếu sáng ở tầm gần, giúp người lái xe quan sát được những chướng ngại vật trên đường ở tầm gần. Nhưng lại có nhược điểm là tầm chiếu gần khiến bạn quan sát được ít hơn và khó xử lý sớm những tình huống trong trường hợp đi tốc độ cao, đặc biệt là khi di chuyển trên cao tốc.

Vì vậy, trong tùy trường hợp mà bạn nên dùng đèn chiếu xa hay đèn chiếu gần cho phù hợp. Dưới đây là một số cách sử dụng đèn pha:

- Với những chiếc xe không có công tắc tắt đèn pha, khi di chuyển vào ban ngày bạn nên chuyển sang chế độ đèn cốt hoặc có thể chuyển sang chế độ đèn sương mù để khiến nhiều người đối diện không bị khó chịu và bảo vệ ắc quy.

- Khi sang đường hoặc cần vượt, xin nhường đường hay nhắc nhở xe khác hạ đèn pha thì mới nên sử dụng đèn pha theo cách nháy đèn.

- Khi di chuyển vào ban đêm bạn có thể sử dụng đèn cốt để di chuyển, trong trường hợp đường vắng, trên cao tốc… bạn có thể sử dụng đèn pha để tăng tầm quan sát. Tuy nhiên, khi gặp xe ngược chiều hoặc xe cùng chiều bạn cũng nên giảm tốc độ và chuyển sang đèn cốt đến khi vượt được xe cùng chiều hoặc xe đi ngược chiều đã đi qua. Đặc biệt lưu ý, khi thấy xe đối diện nháy đèn bạn hãy kiểm tra xem đang bật pha hay cốt. Nếu bật pha thì hãy chuyển đèn cốt ngay để đảm bảo an toàn cho các xe khác.

- Không nên lắp các loại đèn pha sai công suất và không đúng chuẩn với chóa đèn của xe khiến lóa mắt và nguy hiểm cho người đi ngược chiều./.

Quy định xử phạt đối với các trường hợp sử dụng sai đèn pha khi tham gia giao thông:

Nghị định 171/2013/NĐ-CP quy định xử phạt hành chính với hành vi vi phạm về sử dụng đèn chiếu xa như sau:

- Đối với người điều khiển xe ô tô và các loại xe tương tự xe ô tô:

+ Phạt tiền từ 600.000 đồng đến 800.000 đồng đối với hành vi vi phạm sử dụng đèn chiếu xa khi tránh xe đi ngược chiều. (Điểm g, Khoản 3, Điều 5).

+ Phạt tiền từ 600.000 đồng đến 800.000 đồng đối với hành vi vi phạm sử dụng đèn chiếu xa trong đô thị, khu đông dân cư. (Điểm b, Khoản 3, Điều 5).

- Đối với người điều khiển xe mô tô, xe gắn máy (kể cả xe máy điện), các loại xe tương tự xe mô tô và các loại xe tương tự xe gắn máy:

+ Phạt tiền từ 60.000 đồng đến 80.000 đồng đối với hành vi vi phạm sử dụng đèn chiếu xa khi tránh xe đi ngược chiều. (Điểm g, Khoản 1, Điều 6).

+ Phạt tiền từ 80.000 đồng đến 100.000 đồng đối với hành vi vi phạm sử dụng đèn chiếu xa trong đô thị, khu đông dân cư. (Điểm e, Khoản 2, Điều 6).

- Đối với người điều khiển máy kéo, xe máy chuyên dùng:

+ Phạt tiền từ 200.000 đồng đến 400.000 đồng đối với hành vi vi phạm sử dụng đèn chiếu xa khi tránh xe đi ngược chiều. (Điểm g, Khoản 2, Điều 7).

+ Phạt tiền từ 200.000 đồng đến 400.000 đồng đối với hành vi vi phạm sử dụng đèn chiếu xa trong đô thị, khu đông dân cư. ( Điểm d, Khoản 2, Điều 7).

Mời quý độc giả theo dõi VOV.VN trên

Tin liên quan

Bất ngờ với nội thất “siêu bẩn” của xe hơi
Bất ngờ với nội thất “siêu bẩn” của xe hơi

Nghiên cứu của một trường đại học ở Anh cho thấy, chiếc xe chúng ta dùng hằng ngày có lượng vi khuẩn gấp 22 lần so với điện thoại di động.

Bất ngờ với nội thất “siêu bẩn” của xe hơi

Bất ngờ với nội thất “siêu bẩn” của xe hơi

Nghiên cứu của một trường đại học ở Anh cho thấy, chiếc xe chúng ta dùng hằng ngày có lượng vi khuẩn gấp 22 lần so với điện thoại di động.

Điểm mù trên xe ô tô và cách khắc phục
Điểm mù trên xe ô tô và cách khắc phục

VOV.VN - Điểm mù trên xe ô tô là một trong những yếu tố rất khó khắc phục với lái xe và nguy hiểm dễ dẫn đến va chạm hay thậm chí tai nạn chết người.

Điểm mù trên xe ô tô và cách khắc phục

Điểm mù trên xe ô tô và cách khắc phục

VOV.VN - Điểm mù trên xe ô tô là một trong những yếu tố rất khó khắc phục với lái xe và nguy hiểm dễ dẫn đến va chạm hay thậm chí tai nạn chết người.

Thắt dây an toàn giúp giảm nguy cơ tai nạn cho trẻ em
Thắt dây an toàn giúp giảm nguy cơ tai nạn cho trẻ em

VOV.VN - Theo thống kê của Tổ chức Y tế thế giới cho thấy, thắt dây an toàn khi ngồi ở ghế sau giúp giảm được từ 25 - 75% nguy cơ tử vong và bị thương.

Thắt dây an toàn giúp giảm nguy cơ tai nạn cho trẻ em

Thắt dây an toàn giúp giảm nguy cơ tai nạn cho trẻ em

VOV.VN - Theo thống kê của Tổ chức Y tế thế giới cho thấy, thắt dây an toàn khi ngồi ở ghế sau giúp giảm được từ 25 - 75% nguy cơ tử vong và bị thương.

Những lỗi cơ bản mà người mới lái ô tô hay gặp phải
Những lỗi cơ bản mà người mới lái ô tô hay gặp phải

VOV.VN - Quên kéo phanh tay, bật đèn xi nhan, cài nhầm số…  là những lỗi cơ bản mà người mới biết lái ô tô thường hay gặp phải khi lái xe.

Những lỗi cơ bản mà người mới lái ô tô hay gặp phải

Những lỗi cơ bản mà người mới lái ô tô hay gặp phải

VOV.VN - Quên kéo phanh tay, bật đèn xi nhan, cài nhầm số…  là những lỗi cơ bản mà người mới biết lái ô tô thường hay gặp phải khi lái xe.