Bình Thuận giữ gìn và phát huy giá trị di tích đình làng

VOV.VN - Các đình làng ở Bình Thuận gắn liền với lịch sử di dân, khai phá đất đai, hình thành làng xóm tạo nét nét đặc sắc về văn hóa lịch sử, kiến trúc của vùng đất này.

Không gian văn hóa cộng đồng

Đình Bình An, xã Bình Thạnh, huyện Tuy Phong là di tích có niên đại sớm nhất trong số các đình làng ở Bình Thuận với nhiều giá trị nổi bật về mặt lịch sử, văn hóa, tiêu biểu cho loại hình kiến trúc nghệ thuật dân gian thế kỷ XVIII - XIX ở Bình Thuận. Với những giá trị về lịch sử văn hóa, kiến trúc nghệ thuật, đình Bình An được Bộ Văn hóa - Thông tin (nay là Bộ VHTT&DL) xếp hạng di tích kiến trúc nghệ thuật Quốc gia tại Quyết định số 1460 năm 1996. 

Ngày nay, trải qua hơn 300 năm tồn tại, đình Bình An vẫn là trung tâm sinh hoạt văn hóa tâm linh, tín ngưỡng không thể thiếu của cộng đồng cư dân vùng biển nơi đây. Hàng năm tại di tích diễn ra 2 kỳ lễ hội chính: tế Xuân và tế Thu vào tháng hai và tháng tám âm lịch, cùng các hoạt động sinh hoạt văn hóa dân gian khác như: hát bội, múa lân, múa liễn… Đây là dịp để người dân gửi gắm niềm tin về một cuộc sống sung túc và bình an; các cá nhân trong cộng đồng giao lưu kết nối tình thân ái.

Những năm gần đây, đình làng Bình An cùng các cụm di tích ở xã Bình Thạnh, huyện Tuy Phong như: Chùa Cổ Thạch, lăng Ông Nam Hải, miếu Bà, bãi đá 7 màu… là điểm đến thu hút nhiều du khách trong và ngoài nước đến tham quan… Anh Lư Quốc Bảo – một du khách đến từ tỉnh Lâm Đồng cho biết: "Tôi hay ghé Bình Thuận cùng với gia đình đi du lịch cũng như thăm bạn bè. Ở Tuy Phong tôi cũng đã đi nhiều lần. Tôi rất thích phong cảnh ở đây như bãi đá bảy màu, chùa Cổ Thạch, đảo Hòn Cau và cũng đã có đôi lần ghé đình làng Bình An. Tôi ghé đây mục đích nghiêng về tâm linh tín ngưỡng một chút. Tôi cầu cho gia đình tôi được sức khoẻ dồi dào và làm ăn dễ dàng hơn".

Ông Lê Quang Thắng, Phó Trưởng Ban Quản lý di tích đình Bình An cho biết, du khách đến đây kết hợp nghỉ dưỡng, trải nghiệm sinh hoạt thực tế. Mỗi năm có khoảng 400.000 lượt khách đến tham quan, nghỉ dưỡng. Tuy nhiên, do ngôi đình xây dựng đã lâu nên hiện đang xuống cấp nhiều hạng mục: "Khi mưa xuống thì ảnh hưởng rất lớn, anh em ở đây lo lắm! Tình trạng dột nát nếu mà không sửa chữa thì có thể dẫn đến chập điện, rất nguy hiểm. Di tích xưa này đang cần được sự quan tâm của cấp trên trùng tu lại, bởi vì ở đây bị mưa dột rất nhiều".

Trước tình hình trên, những năm gần đây công tác trùng tu, tôn tạo di tích được địa phương quan tâm thực hiện nhằm khôi phục phần nào hiện trạng, gìn giữ vẻ đẹp vốn có của các đình làng, trong đó có đình Bình An. Theo ông Hồ Công Tiền – Trưởng Phòng Văn hoá – Thông tin huyện Tuy Phong, việc gìn giữ bảo tồn di tích không chỉ có ý nghĩa đối với đời sống văn hóa tinh thần của nhân dân trên địa bàn, mà còn góp phần quảng bá điểm đến du lịch đặc trưng của tỉnh Bình Thuận: "Tính từ năm 1996 đến nay, huyện cũng đã đề nghị Bộ VHTT&DL và Sở VHTT&DL đầu tư vốn tiến hành tôn tạo 2 lần. Hiện nay kiến trúc nghệ thuật của di tích cũng có một số bộ phận bị xuống cấp thì mình cũng phải kịp thời xem xét để đề xuất cấp trên cấp kinh phí để tiến hành tôn tạo làm sao để giữ gìn được di tích lâu dài".

 Đình làng - Hướng đi mới cho ngành du lịch

Toàn tỉnh Bình Thuận hiện có 54 ngôi đình làng, trong đó có 10 đình làng tiêu biểu được Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch xếp hạng di tích cấp quốc gia. Trong đó có các đình làng: Đức Thắng, Đức Nghĩa, Tú Luông, Lạc Đạo (TP. Phan Thiết); đình làng Bình An (huyện Tuy Phong); đình làng Đông An, Xuân An, Xuân Hội (huyện Bắc Bình); đình làng Phú Hội (Hàm Thuận Bắc) và đình Phước Lộc (huyện La Gi). Đây là những ngôi đình mang nhiều giá trị về kiến trúc nghệ thuật, lịch sử, văn hóa dân gian tiêu biểu và đặc trưng ở Bình Thuận.

Tuy vậy, mặc dù chứa đựng nhiều giá trị đặc sắc về văn hóa vật thể và văn hóa phi vật thể, nhưng đình làng vẫn chưa thu hút được nhiều du khách đến tham quan. Ông Võ Thành Huy - Phó giám đốc Sở Văn hóa, Thể thao và Du lịch tỉnh Bình Thuận cho biết sắp tới sẽ đẩy mạnh hơn nữa việc thực hiện các giải pháp bảo tồn đối với loại hình di sản văn hóa dân gian nói chung và đình làng nói riêng, nhằm đáp ứng nhu cầu sinh hoạt văn hóa tinh thần của cộng đồng dân cư, công tác nghiên cứu khoa học và tăng sức hấp dẫn của các điểm đến phục vụ du khách: "Trong quá trình xây dựng, kết nối các tour, tuyến du lịch tại địa phương trong thời gian tới, chúng tôi sẽ có kế hoạch khai thác hiệu quả loại hình du lịch thăm quan di tích và lễ hội văn hóa dân gian tại các đình làng tiêu biểu gắn với các điểm du lịch văn hóa và tín ngưỡng tâm linh nổi tiếng trong tỉnh, xem đây là sản phẩm du lịch văn hóa thật sự hấp dẫn và có sức thu hút đối với du khách trong và ngoài nước".

Ngoài các tour, tuyến tham quan du lịch gắn với loại hình tín ngưỡng, tôn giáo khác để thu hút du khách như: đình làng Bình An - lăng Ông Nam Hải - chùa Cổ Thạch – bãi đá Bảy màu – hòn Cau… ở Tuy Phong, Sở Văn hóa Thể thao Du lịch tỉnh Bình Thuận cho biết, ở Bắc Bình cũng có thể hình thành các tuyến tham quan như đình làng Đông An - đền thờ Pô Nít - Trung tâm trưng bày Văn hóa Chăm - đình làng Xuân An - đình làng Xuân Hội - đền thờ Pô Klong Mơh Nai. Tại thành phố Phan Thiết, có thể kết nối các điểm như: Trường Dục Thanh - đình làng Tú Luông - đình làng Đức Thắng - chùa Bà Đức Sanh - Dinh Vạn Thủy Tú - chùa Phật Quang - tháp Pô Sah Inư… Những tour, tuyến nêu trên là rất khả thi vì tọa lạc ở những vị trí thuận lợi về giao thông đi lại. Nếu được triển khai thực hiện hiệu quả sẽ góp phần giữ gìn và phát huy giá trị di tích đình làng ở Bình Thuận./.

Mời quý độc giả theo dõi VOV.VN trên

Tin liên quan

Trao bằng công nhận di tích Quốc gia Đình làng An Vĩnh
Trao bằng công nhận di tích Quốc gia Đình làng An Vĩnh

(VOV) -Đây là di tích có giá trị lịch sử to lớn, chứng minh chủ quyền của Việt Nam đối với  2 quần đảo Hoàng Sa và Trường Sa.

Trao bằng công nhận di tích Quốc gia Đình làng An Vĩnh

Trao bằng công nhận di tích Quốc gia Đình làng An Vĩnh

(VOV) -Đây là di tích có giá trị lịch sử to lớn, chứng minh chủ quyền của Việt Nam đối với  2 quần đảo Hoàng Sa và Trường Sa.

Bảo vệ di tích khỏi tình trạng mất cắp hiện vật ở Hà Nội
Bảo vệ di tích khỏi tình trạng mất cắp hiện vật ở Hà Nội

VOV.VN - 20 di tích trên địa bàn 7 quận, huyện tại Hà Nội xảy ra tình trạng mất cắp di vật, hiện vật từ năm 2019 đến nay, trong đó các vụ tập trung vào đầu năm 2020.

Bảo vệ di tích khỏi tình trạng mất cắp hiện vật ở Hà Nội

Bảo vệ di tích khỏi tình trạng mất cắp hiện vật ở Hà Nội

VOV.VN - 20 di tích trên địa bàn 7 quận, huyện tại Hà Nội xảy ra tình trạng mất cắp di vật, hiện vật từ năm 2019 đến nay, trong đó các vụ tập trung vào đầu năm 2020.

Di tích, danh thắng Hà Nội vắng vẻ, đìu hiu mùa dịch Covid-19
Di tích, danh thắng Hà Nội vắng vẻ, đìu hiu mùa dịch Covid-19

VOV.VN - Theo ghi nhận của phóng viên VOV.VN, Văn Miếu- Quốc Tử Giám vẫn mở cửa đón khách nhưng lượng khách đến đây cũng rất ít.

Di tích, danh thắng Hà Nội vắng vẻ, đìu hiu mùa dịch Covid-19

Di tích, danh thắng Hà Nội vắng vẻ, đìu hiu mùa dịch Covid-19

VOV.VN - Theo ghi nhận của phóng viên VOV.VN, Văn Miếu- Quốc Tử Giám vẫn mở cửa đón khách nhưng lượng khách đến đây cũng rất ít.

Nhiều di tích, danh lam thắng cảnh tại Hà Nội vẫn mở cửa nhưng không có khách
Nhiều di tích, danh lam thắng cảnh tại Hà Nội vẫn mở cửa nhưng không có khách

VOV.VN - Các di tích lịch sử, danh lắm thắng cảnh tại Thủ đô Hà Nội vẫn mở cửa nhưng lượng khách không quá nhiều, có những nơi còn không có khách.

Nhiều di tích, danh lam thắng cảnh tại Hà Nội vẫn mở cửa nhưng không có khách

Nhiều di tích, danh lam thắng cảnh tại Hà Nội vẫn mở cửa nhưng không có khách

VOV.VN - Các di tích lịch sử, danh lắm thắng cảnh tại Thủ đô Hà Nội vẫn mở cửa nhưng lượng khách không quá nhiều, có những nơi còn không có khách.