TP Huế dự kiến có 29 phường và 7 xã sau khi điều chỉnh địa giới hành chính

VOV.VN - Việc mở rộng thành phố Huế là nhằm đáp ứng các quy định của pháp luật về diện tích tự nhiên, quy mô dân số, từng bước cụ thể hóa Nghị quyết của Bộ Chính trị để tỉnh Thừa Thiên Huế trở thành thành phố trực thuộc Trung ương.

Chiều nay (23/4), tại thành phố Huế, Ủy ban Pháp luật của Quốc hội khóa XIV họp phiên toàn thể do ông Hoàng Thanh Tùng, Chủ nhiệm Ủy ban Pháp luật Quốc hội chủ trì đã tiến hành thẩm tra Đề án của Chính phủ về điều chỉnh địa giới hành chính để mở rộng thành phố Huế và sắp xếp, thành lập các phường thuộc thành phố Huế.

Theo Đề án, không gian đô thị Huế hiện nay, với diện tích toàn thành phố 70,67km2 là quá nhỏ so với tốc độ phát triển đô thị, mật độ dân số toàn đô thị cao (7.222 người/km2), hạ tầng xã hội khu vực trung tâm đang quá tải, hạ tầng kỹ thuật chưa đáp ứng nhu cầu phát triển đô thị.

Theo định hướng xây dựng và phát triển tỉnh Thừa Thiên Huế đến năm 2030 tầm nhìn đến năm 2045, tại Nghị quyết số 54 của Bộ Chính trị xác định mô hình đô thị Thừa Thiên Huế trực thuộc Trung ương, bao gồm: thành phố Huế mở rộng, thị xã Hương Thủy, thị xã Hương Trà, thị xã Phong Điền và các huyện, theo mô hình thành phố trong thành phố; không hình thành các quận nội thành. Vì vậy, việc mở rộng thành phố Huế đáp ứng các quy định của pháp luật về diện tích tự nhiên, quy mô dân số và từng bước cụ thể hóa Nghị quyết của Bộ Chính trị phù hợp với xu hướng xây dựng tỉnh Thừa Thiên Huế trở thành thành phố trực thuộc Trung ương.

Theo đó, phạm vi mở rộng đô thị Huế bao gồm thành phố Huế hiện hữu và khu vực định hướng phát triển, mở rộng đô thị thuộc phạm vi các thị xã: Hương Thủy, Hương Trà và một phần huyện Phú Vang, diện tích khoảng 266,06km2. Hiện nay, thành phố Huế hiện hữu vẫn còn một số phường có quy mô diện tích khá nhỏ; không gian phát triển bị chia cắt, gây khó khăn, cản trở trong công tác lập kế hoạch, quy hoạch dài hạn, định hướng phát triển kinh tế-xã hội cũng như quy hoạch, kế hoạch phát triển vùng; nguồn lực cho phát triển kinh tế- xã hội bị phân tán. Việc khuyến khích sắp xếp lại các đơn vị hành chính phường có quy mô nhỏ là cần thiết, nhằm tinh gọn bộ máy, tăng cường hiệu lực, hiệu quả quản lý Nhà nước trên các lĩnh vực.

Theo Đề án, sau khi sắp xếp, sáp nhập, toàn thành phố Huế có 36 đơn vị hành chính (29 phường và 7 xã). Việc thành lập các phường đảm bảo cơ cấu nội, ngoại thành của thành phố Huế trong tương lai; từng bước phát triển đô thị Huế theo mục tiêu và tính chất thuộc Quy hoạch chung thành phố Huế đến năm 2030 và tầm nhìn đến năm 2050 mà Thủ tướng Chính phủ đã đặt ra.

Tại phiên họp, các đại biểu đã thảo luận và làm rõ thêm về các nội dung như: việc phân loại đô thị đối với thành phố Huế mở rộng; cơ cấu và trình độ phát triển kinh tế-xã hội; tác động đến đời sống người dân sau khi sáp nhập các đơn vị hành chính cấp xã, phường; mối quan hệ việc mở rộng thành phố Huế với xây dựng Thừa Thiên Huế trở thành thành phố trực thuộc Trung ương…

Ông Hoàng Thanh Tùng, Chủ nhiệm Ủy ban Pháp luật Quốc hội cho rằng, Đề án mở rộng địa giới hành chính để mở rộng thành phố Huế và sắp xếp, thành lập các phường thuộc thành phố Huế là cần thiết, phù hợp với quy hoạch đã được phê duyệt. Đây là bước quan trọng phát triển vùng lõi để xây dựng Thừa Thiên Huế trở thành thành phố trực thuộc Trung ương theo tinh thần của Nghị quyết 54 của Bộ Chính trị.

“Các ý kiến thành viên ủy ban pháp luật đều nhất trí rất cao với việc cần thiết việc điều chỉnh địa giới với việc sắp xếp thành lập các phường thuộc thành phố Huế. Việc thông qua đề án này là một bước quan trọng trong tiến trình cụ thể hóa nhiệm vụ xây dựng, phát triển tỉnh Thừa Thiên Huế đến năm 2030 và tầm nhìn đến năm 2045 theo Nghị quyết số 54BCT, trong đó, đã đề ra mục tiêu đến năm 2025 xây dựng Thừa Thiên Huế thành thành phố trực thuộc Trung ương”, ông Hoàng Thanh Tùng cho biết./.

Mời quý độc giả theo dõi VOV.VN trên

Tin liên quan

Mở rộng Huế gấp 5 lần: Phát triển đô thị Huế theo hướng nào?
Mở rộng Huế gấp 5 lần: Phát triển đô thị Huế theo hướng nào?

VOV.VN - Đô thị Huế sẽ mở rộng theo hướng đông-tây và bắc-nam, với trục cảnh quan là sông Hương kéo dài từ vùng rừng núi phía tây Bình Điền về biển.

Mở rộng Huế gấp 5 lần: Phát triển đô thị Huế theo hướng nào?

Mở rộng Huế gấp 5 lần: Phát triển đô thị Huế theo hướng nào?

VOV.VN - Đô thị Huế sẽ mở rộng theo hướng đông-tây và bắc-nam, với trục cảnh quan là sông Hương kéo dài từ vùng rừng núi phía tây Bình Điền về biển.

Thành phố Huế sẽ mở rộng gấp 5 lần so với hiện tại
Thành phố Huế sẽ mở rộng gấp 5 lần so với hiện tại

Phạm vi mở rộng đô thị Huế gồm TP Huế hiện hữu (70,67 km²) và một phần các thị xã Hương Thủy, Hương Trà, huyện Phú Vang với diện tích khoảng 348,54 km².

Thành phố Huế sẽ mở rộng gấp 5 lần so với hiện tại

Thành phố Huế sẽ mở rộng gấp 5 lần so với hiện tại

Phạm vi mở rộng đô thị Huế gồm TP Huế hiện hữu (70,67 km²) và một phần các thị xã Hương Thủy, Hương Trà, huyện Phú Vang với diện tích khoảng 348,54 km².

Xây dựng đô thị Huế trở thành thành phố trực thuộc Trung ương
Xây dựng đô thị Huế trở thành thành phố trực thuộc Trung ương

VOV.VN - Cố đô Huế được đánh giá là nơi bảo tồn tốt nhất các giá trị di sản truyền thống của Việt Nam, cả về di sản vật thể, phi vật thể, cảnh quan môi trường, lối sống, phong tục tập quán...

Xây dựng đô thị Huế trở thành thành phố trực thuộc Trung ương

Xây dựng đô thị Huế trở thành thành phố trực thuộc Trung ương

VOV.VN - Cố đô Huế được đánh giá là nơi bảo tồn tốt nhất các giá trị di sản truyền thống của Việt Nam, cả về di sản vật thể, phi vật thể, cảnh quan môi trường, lối sống, phong tục tập quán...