Gia tăng tình trạng học sinh ở Nghệ An bỏ học để...lập gia đình

VOV.VN - Theo thống kê của Phòng Giáo dục và Đào tạo huyện Kỳ Sơn, tỉnh Nghệ An, từ đầu năm học 2022-2023 đã có 154 em học sinh trung học cơ sở bỏ học, trong đó có gần 60 em bỏ học để lấy vợ lấy chồng.

 

Chỉ tình cờ quen nhau qua điện thoại sau vài lần gặp gỡ, em Lầu N L sinh năm 2008 học lớp 9 và em Lầu T T sinh năm 2009 học lớp 8 ở một xã biên giới huyện Kỳ Sơn đã nên duyên vợ chồng. Quyết định bỏ học để lấy nhau khi tuổi đời mới 14-15 được các em đưa ra thật chóng vánh và đơn giản “Bỏ học, lấy nhau rồi sau đó sẽ theo bố mẹ đi vào Nam làm công nhân”.

“Thích nhau thì cưới. Thích cưới bố mẹ có nói chi không? Không, bố mẹ nói thích nhau thì cưới, đừng có bỏ nhau. Học xong cũng không biết làm gì. Và 2 đứa con xác định cưới xong đi làm”, em T nói.

Trẻ con suy nghĩ và hành động còn những người làm cha mẹ thì khó lòng đưa ra quyết định hay ngăn cấm các em. Anh Lều Nênh K ở xã Huồi Tụ cũng có con gái sinh 14 tuổi (đang học lớp 9) vừa lấy chồng sinh năm 2005 ở một xã khác. Mặc dù đã rất nhiều lần khuyên, động viên con, nhưng gia đình cũng không dám làm căng vì sự con nghĩ quẩn.

“Bố mẹ là để cho ăn học hết lớp 12 rồi đi học trương Y. Cũng nhất trí, nhưng sau đó nghe hắn nói đi lấy chồng rồi, mình không cho lấy nhưng sợ nó đi ăn lá ngón tự tự. Không dám ngăn, để nó lấy rồi đi ở nhờ thôi”, anh K cho hay.

Tình trạng học sinh nghỉ học để đi lấy chồng lấy vợ đã diễn ra từ lâu ở các bản làng vùng cao kỳ sơn. Theo thống kê của Phòng Giáo dục và Đào tạo huyện từ đầu năm học 2022-22023 đã có 154 em học sinh trung học cơ sở bỏ học, trong đó có gần 60 em bỏ học để lấy vợ, lấy chồng. Thầy giáo Lô Khăm Phu, Hiệu trưởng trường PTDT bán trú THCS Mường Lống, và thầy giáo Ngô Anh Tuấn, Hiệu trưởng Trường PTDT bán trú THCS Huội Tụ, huyện Kỳ Sơn cho biết:

“Trong các ban ngành cũng đã vận động đã vào cuộc rất nhiều. Ví dụ như Ban Dân tộc miền núi tỉnh, miền núi huyện, cũng như tư pháp huyện, tư pháp xã, già làng trưởng bản cũng đã vào cuộc với nhà trường rồi nhưng vẫn có hiện tượng học sinh bỏ học nhiều và thậm chí năm nay có nhiều hơn các năm khác”.

“Các em đang tuổi ăn tuổi học mà kết hôn gia đình, công việc không có, về nhà nhờ vả bố mẹ, bố mẹ thì làm nương rẫy nên rất là khó khăn”.

Tệ nạn tảo hôn bắt đầu từ yếu tố tập tục, tập quán lạc hậu và quan niệm về tình yêu hôn nhân gia đình của học sinh dân tộc thiểu số nơi đây. Ngoài dư âm của tập tục cướp vợ đang dần được xóa bỏ thì các em lại tiếp nhận thông tin xấu độc từ mạng xã hội quá sớm mà không có sự kiểm soát. Chỉ tính riêng 2 tháng đầu năm 2023, tại xã Nậm Cắn huyện biên giới Kỳ Sơn đã có tới 18 trường hợp tảo hôn. Các xã khác như Huồi Tụ, Nậm Cắn cũng trong tình trạng tương tự. Ông Mùa Bá Giờ, Chủ tịch UBND xã Huồi Tụ cho biết, rất khó ngăn chặn tình trạng này.

“Đối với cái cặp vợ chồng mà chưa đảm bảo tuổi kết hôn thì chiếu theo quy định của luật thì chúng tôi không đăng ký kết hôn. Hệ lụy đầu tiên này là ảnh hưởng đến quyền lợi của vợ chồng đó; hai nữa là hệ lụy nữa là khi sinh con thì lại ảnh hưởng đến quyền lợi của một đứa trẻ vừa mới sinh ra. Đó là thực trạng khó khăn nhất cho cấp ủy chính quyền địa phương mà hiện nay giải pháp tháo gỡ khó khăn”, ông Giờ cho biết thêm.

Kỳ Sơn là huyện có tỷ lệ tảo hôn trong đồng bào dân tộc nhiều. Chính quyền các cấp, ngành chức năng và địa phương cũng đã có nhiều giải pháp, quyết liệt đẩy lùi tình trạng tảo hôn. Gần đây nhất là việc tăng cường rà soát đến từng xã, bản, kịp thời có biện pháp ngăn chặn, xử lý vi phạm theo quy định của pháp luật. Thế nhưng, xử phạt rồi liệu có ngăn được tảo hôn không hay vẫn để tồn tại, đó là vấn đề nan giải, chưa bao giờ là dễ./.

Mời quý độc giả theo dõi VOV.VN trên

Tin liên quan

Chống nạn tảo hôn và hôn nhân cận huyết thống, cách nào?
Chống nạn tảo hôn và hôn nhân cận huyết thống, cách nào?

VOV.VN - Tảo hôn và hôn nhân cận huyết đã để lại những hệ lụy nghiêm trọng, ảnh hưởng đến cuộc sống và sự phát triển của vùng đồng bào dân tộc thiểu số và miền núi. Những năm qua, Hội Liên hiệp Phụ nữ tỉnh Quảng Ngãi đã có nhiều hoạt động góp phần ngăn chặn, đẩy lùi nạn tảo hôn, hôn nhân cận huyết thống.

Chống nạn tảo hôn và hôn nhân cận huyết thống, cách nào?

Chống nạn tảo hôn và hôn nhân cận huyết thống, cách nào?

VOV.VN - Tảo hôn và hôn nhân cận huyết đã để lại những hệ lụy nghiêm trọng, ảnh hưởng đến cuộc sống và sự phát triển của vùng đồng bào dân tộc thiểu số và miền núi. Những năm qua, Hội Liên hiệp Phụ nữ tỉnh Quảng Ngãi đã có nhiều hoạt động góp phần ngăn chặn, đẩy lùi nạn tảo hôn, hôn nhân cận huyết thống.

Phụ nữ vùng cao Lai Châu vận động người dân nói không với nạn tảo hôn
Phụ nữ vùng cao Lai Châu vận động người dân nói không với nạn tảo hôn

VOV.VN - Nạn tảo hôn nhiều năm qua đã phổ biến trong đồng bào dân tộc thiểu số ở vùng cao Lai Châu và kéo theo nhiều hệ lụy về sức khỏe của phụ nữ, trẻ em.

Phụ nữ vùng cao Lai Châu vận động người dân nói không với nạn tảo hôn

Phụ nữ vùng cao Lai Châu vận động người dân nói không với nạn tảo hôn

VOV.VN - Nạn tảo hôn nhiều năm qua đã phổ biến trong đồng bào dân tộc thiểu số ở vùng cao Lai Châu và kéo theo nhiều hệ lụy về sức khỏe của phụ nữ, trẻ em.

Tảo hôn – buồn chuyện đã rồi
Tảo hôn – buồn chuyện đã rồi

VOV.VN - Từ nhiều năm nay, vấn nạn tảo hôn ở vùng dân tộc thiểu số của Tây Nguyên vẫn tiếp tục là câu chuyện thời sự với bao hệ lụy. Đáng nói là các hội đoàn thể, chính quyền các cấp chỉ có thể biết được tảo hôn khi sự đã rồi.

Tảo hôn – buồn chuyện đã rồi

Tảo hôn – buồn chuyện đã rồi

VOV.VN - Từ nhiều năm nay, vấn nạn tảo hôn ở vùng dân tộc thiểu số của Tây Nguyên vẫn tiếp tục là câu chuyện thời sự với bao hệ lụy. Đáng nói là các hội đoàn thể, chính quyền các cấp chỉ có thể biết được tảo hôn khi sự đã rồi.