Bộ Công an nói gì về ùn ứ ở TP.HCM khi thực hiện kiểm tra "di biến động dân cư"

VOV.VN - Theo Bộ Công an, về việc xảy ra ùn ứ trong quá trình bắt đầu thực hiện phần mềm này là do tình trạng công dân chưa khai báo trước khi di chuyển đến điểm chốt.

Ngày 14/8, các chốt kiểm soát của quận, huyện trên địa bàn TP.HCM triển khai thực hiện kiểm tra "di biến động dân cư" của người dân khi ra vào tất cả các chốt kiểm dịch. Theo đó, thực hiện ý kiến chỉ đạo của Thủ tướng Chính phủ, Cục Cảnh sát quản lý hành chính về trật tự xã hội (Bộ Công an) đã chính thức công bố việc triển khai phần mềm quản lý công dân vùng dịch phạm vi toàn quốc trên nền tảng cơ sở dữ liệu quốc gia về dân cư qua trang web https://suckhoe.dancuquocgia.gov.vn; tạo điều kiện thuận lợi cho người dân khi qua các chốt kiểm dịch.

Công dân trước khi di chuyển thực hiện khai báo thông tin trên trang suckhoe.dancuquocgia.gov.vn, tại điểm kiểm soát chốt sẽ thực hiện quét mã QR code mà công dân đã được tạo để thực hiện kiểm soát khi qua trạm.

Tuy nhiên, ngay trong ngày đầu tiên triển khai thực hiện tại các chốt kiểm soát trong TP, một số chốt đã xảy ra tình trạng người dân xếp hàng đông chờ khai báo, nhiều người bối rối, nhầm lẫn giữa khai báo "di biến động dân cư" với khai báo y tế. Để hiểu hơn về vấn đề này và hướng khắc phục thời gian tới, PV trao đổi với Thượng tá Tô Anh Dũng, Phó Cục trưởng Cục Cảnh sát quản lý hành chính về trật tự xã hội (C06).

PV: Từ ngày 14/8/2021, TP Hồ Chí Minh đồng loạt triển khai ứng dụng “di biến động dân cư” do Bộ Công an xây dựng tại tất cả các chốt nội thành TP. Hồ Chí Minh. Tại nhiều chốt ở các tuyến đường trung tâm TP. HCM đã xảy ra tình trạng ùn ứ. Xin Thượng tá cho biết nguyên nhân nào dẫn đến tình trạng này?

Thượng tá Tô Anh Dũng: Được sự đồng ý của Thủ tướng Chính phủ và Ban Chỉ đạo Quốc gia về phòng chống Covid-19, hiện nay, Bộ Công an đang triển khai trên cả nước phần mềm quản lý di biến động công dân vùng dịch trên nền tảng Cơ sở dữ liệu quốc gia về dân cư để kiểm soát, truy vết công dân nghi nhiễm F0, F1, F2 khi cần thiết. Công dân trước khi di chuyển thực hiện khai báo thông tin trên trang suckhoe.dancuquocgia.gov.vn, tại điểm kiểm soát chốt sẽ thực hiện quét mã QR code mà công dân đã được tạo để thực hiện kiểm soát khi qua trạm.

Về việc xảy ra ùn ứ trong quá trình bắt đầu thực hiện phần mềm này là do tình trạng công dân chưa khai báo trước khi di chuyển đến điểm chốt.

PV: Thượng tá cho biết, giải pháp triển khai tháo gỡ vấn đề này (người dân, lực lượng,…)?

Thượng tá Tô Anh Dũng: Để khắc phục tình trạng ùn ứ qua điểm chốt nêu trên, Bộ Công an đang quyết liệt chỉ đạo các lực lượng chức năng thực hiện các giải pháp sau:

Đối với các cơ quan, tổ chức, thực hiện tăng cường công tác tuyên truyền đến toàn bộ nhân dân trên các phương tiện thông tin đại chúng tại địa phương; phối hợp với lực lượng Công an cấp cơ sở để tuyên truyền đến từng nhà, từng người để thực hiện kê khai thông tin trước khi di chuyển qua các trạm kiểm soát.

Tập trung quyết liệt các lực lượng tham gia phòng chống dịch Covid – 19 sử dụng phần mềm này để kiểm soát.

Tại các trạm kiểm soát: Thực hiện linh hoạt nhưng phải bảo đảm kiểm soát chặt chẽ người dân; kiểm soát chặt chẽ đối với người di chuyển trong “vùng đỏ” và giữa “vùng đỏ” với “vùng xanh”.

Tổ chức linh hoạt việc phân công cán bộ kiểm soát, phân luồng, điều tiết giao thông bảo đảm giãn cách và không gây ra hiện tượng ùn tắc giao thông.

Trường hợp tại các liên trạm kiểm soát có hiện tượng ùn tắc cao, nếu tuyến đường của công dân di chuyển có trạm kiểm soát tiếp theo thì hướng dẫn người dân đến trạm tiếp theo để kiểm tra.

Đối với công dân, thực hiện nghiêm Chỉ thị của Thủ tướng Chính phủ trong công tác phòng chống dịch. Quán triệt sâu sắc tinh thần chỉ đạo của Thủ tướng Chính phủ: “Mỗi người dân phải là 1 chiến sĩ, mỗi gia đình là 1 pháo đài, chung tay chống dịch.

Thực hiện khai báo thông tin tại trang suckhoe.dancuquocgia.gov.vn trước khi di chuyển qua các trạm kiểm soát.

PV: Việc huy động lực lượng, cách thức quét mã QR code tại các chốt cần được thực hiện như thế nào đảm bảo việc lưu thông nhanh chóng tại các chốt, thưa Thượng tá?

Thượng tá Tô Anh Dũng: Ngày 14/8/2021, Bộ Y tế đã có Công văn số 1197/TB-BYT chỉ đạo các đơn vị về triển khai phần mềm của Bộ Công an trên toàn quốc, trên cơ sở đó, Bộ Công an đã chỉ đạo Công an các đơn vị, địa phương tập trung quyết liệt các lực lượng tham gia phòng chống dịch Covid – 19 sử dụng phần mềm này để kiểm soát.

Tại các trạm kiểm soát thực hiện linh hoạt nhưng phải bảo đảm kiểm soát chặt chẽ người dân; kiểm soát chặt chẽ đối với người di chuyển trong “vùng đỏ” và giữa “vùng đỏ” với “vùng xanh”.

Tổ chức linh hoạt việc phân công cán bộ kiểm soát, phân luồng, điều tiết giao thông bảo đảm giãn cách và không gây ra hiện tượng ùn tắc giao thông.

Trường hợp tại các liên trạm kiểm soát có hiện tượng ùn tắc cao, nếu tuyến đường của công dân di chuyển có trạm kiểm soát tiếp theo thì hướng dẫn người dân đến trạm tiếp theo để kiểm tra.

PV: Từ ngày 11/8/2021 khi hệ thống kê khai y tế Bộ Công an triển khai toàn quốc thì hoạt động như thế nào? Kết quả ghi nhận người dân thực hiện kê khai ra sao, có trục trặc gì không, thưa Thượng tá?

Thượng tá Tô Anh Dũng: Tính đến ngày 15/8/2021, trên hệ thống phần mềm ghi nhận 96.347 số lượng tờ khai báo y tế online đi qua các trạm kiểm soát (trong đó 95.118 số lượng tờ khai được chấp nhận khi đi qua trạm, 1.229 số lượng tờ khai bị từ chối do công dân nhập sai thông tin, thông tin không khớp với giấy tờ tùy thân, không đủ giấy tờ khi khai báo như giấy xét nghiệm, giấy qua đường).

Công an các đơn vị địa phương đã tạo 1.891 trạm kiểm soát, 4.016 tài khoản cán bộ từ Tỉnh/huyện/xã để sử dụng tại trạm kiểm soát.

Hiện nay, phần mềm sử dụng bình thường và sẵn sàng cho nhân dân khai báo. Bộ Công an đang tiếp tục nâng cấp và hoàn thiện App để cho công dân chỉ cần khai báo 01 lần, thuận tiện trong quá trình sử dụng.

PV: Trong quá trình triển khai thì sự phối hợp giữa Bộ Công an, Bộ Y tế và Bộ Thông tin và Truyền thông như thế nào, thống nhất ra sao?

Thượng tá Tô Anh Dũng: Bộ Công an, Bộ Y tế và Bộ Thông tin và Truyền thông trong quá trình triển khai đã phối hợp chặt chẽ để chỉ đạo thực hiện. Các Bộ đã thống nhất trong quá trình sử dụng phần mềm:

Các Bộ đánh giá việc kết nối đến Cơ sở dữ liệu quốc gia về dân cư, cho phép xác thực thông tin công dân phục vụ triển khai các công nghệ phòng, chống dịch trên phạm vi toàn quốc là rất cần thiết.

Sử dụng chung 01 mẫu Tờ khai y tế để thuận tiện cho công dân trong quá trình khai báo, di chuyển.

Thống nhất 01 mã QR code sử dụng chung cho từng công dân liên thông giữa các nền tảng, hệ thống, phần mềm (vd: Ncovi, Bluzone,…) và đang khẩn trương điều chỉnh kỹ thuật để thực hiện, tạo thuận lợi cho người dân.

Bộ Thông tin và Truyền thông sẽ chịu trách nhiệm về hạ tầng kết nối, bảo đảm dữ liệu đồng bộ, thông suốt.

PV: Xin chân thành cảm ơn Thượng tá!./.

Mời quý độc giả theo dõi VOV.VN trên

Tin liên quan

Ngày đầu TP.HCM kiểm tra “di biến động dân cư”, nhiều chốt xảy ra ùn ứ giao thông
Ngày đầu TP.HCM kiểm tra “di biến động dân cư”, nhiều chốt xảy ra ùn ứ giao thông

VOV.VN - Ngày đầu thực hiện khai báo “di biến động dân cư”, nhiều chốt kiểm soát giao thông nội ô TP.HCM xảy ra ùn ứ.

Ngày đầu TP.HCM kiểm tra “di biến động dân cư”, nhiều chốt xảy ra ùn ứ giao thông

Ngày đầu TP.HCM kiểm tra “di biến động dân cư”, nhiều chốt xảy ra ùn ứ giao thông

VOV.VN - Ngày đầu thực hiện khai báo “di biến động dân cư”, nhiều chốt kiểm soát giao thông nội ô TP.HCM xảy ra ùn ứ.

Người dân trong "vùng xanh" ở TP.HCM ra-vào, đi chợ như thế nào?
Người dân trong "vùng xanh" ở TP.HCM ra-vào, đi chợ như thế nào?

VOV.VN - UBND TP.HCM vừa có Công văn về thiết lập và bảo vệ “vùng xanh” trong phòng, chống dịch Covid-19 trên địa bàn...

Người dân trong "vùng xanh" ở TP.HCM ra-vào, đi chợ như thế nào?

Người dân trong "vùng xanh" ở TP.HCM ra-vào, đi chợ như thế nào?

VOV.VN - UBND TP.HCM vừa có Công văn về thiết lập và bảo vệ “vùng xanh” trong phòng, chống dịch Covid-19 trên địa bàn...

TP.HCM tiếp nhận thêm 100 máy thở cao cấp để điều trị bệnh nhân COVID-19
TP.HCM tiếp nhận thêm 100 máy thở cao cấp để điều trị bệnh nhân COVID-19

VOV.VN - Ủy ban Mặt trận Tổ quốc Việt Nam TP.HCM cho biết vừa tiếp nhận 100 máy thở trị giá 30 tỷ đồng do doanh nghiệp ủng hộ để điều trị cho các bệnh nhân mắc Covid-19.

TP.HCM tiếp nhận thêm 100 máy thở cao cấp để điều trị bệnh nhân COVID-19

TP.HCM tiếp nhận thêm 100 máy thở cao cấp để điều trị bệnh nhân COVID-19

VOV.VN - Ủy ban Mặt trận Tổ quốc Việt Nam TP.HCM cho biết vừa tiếp nhận 100 máy thở trị giá 30 tỷ đồng do doanh nghiệp ủng hộ để điều trị cho các bệnh nhân mắc Covid-19.