Bôi nhọ người khác trên mạng xã hội - Coi chừng pháp luật “sờ gáy“
VOV.VN - Ai cũng có quyền tự do ngôn luận nhưng nếu xâm phạm quyền và lợi ích hợp pháp của người khác sẽ là vi phạm pháp luật.
Không thể phủ nhận rằng sự ra đời của Internet, mạng xã hội đã giúp ích nhiều cho đời sống, thế nhưng đó cũng là con dao hai lưỡi khi thông tin bôi nhọ, xúc phạm danh dự, nhân phẩm cũng được "đà" phát triển. Những người vi phạm không hiểu rằng, mình đang vi phạm pháp luật, hoặc nghĩ rằng không ai xử lý được vì mình sử dụng mạng ảo, tin ảo.
Hình ảnh minh họa. |
“Bạn này nói rằng, đơn giản em thấy mọi người nói về chị em cũng hùa vào theo. Có nghĩa là bạn ấy viết, lăng mạ người khác mà bản thân cho đó chỉ là thú vui tiêu khiển mà thôi. Bạn đó không biết rằng, điều đó ảnh hưởng thế nào đến tâm lý, đời sống, công việc kinh doanh của người khác”, chị Dung cho biết.
Có những người vô can bỗng một ngày thấy mình thành đối tượng được cư dân mạng truy tìm chỉ vì một bức ảnh, kèm theo những lời xúc phạm danh dự, nhân phẩm. Thậm chí có những trường hợp do áp lực bởi những lời nói xấu trên mạng xã hội, nạn nhân đã tự tử.
Vậy, những người đưa ra thông tin gây ảnh hưởng đến danh dự, nhân phẩm của người khác trên mạng xã hội có phải chịu trách nhiệm trước pháp luật hay không?
Bên cạnh đó, những người chia sẻ lại những thông tin thất thiệt làm ảnh hưởng đến danh dự, nhân phẩm của tổ chức, cá nhân cũng không thể vô can. “Luật An ninh mạng đã quy định rất rõ, những trường hợp mà anh cố ý, hay vô ý lan truyền hay đăng tin mà không rõ sự thật thì cũng là hành vi vi phạm pháp luật. Tùy theo tính chất, mức độ, hậu quả thì có thể bị xử phạt hành chính, công khai xin lỗi bồi thường thiệt hại và trong trường hợp gây hậu quả đặc biệt nghiêm trọng thì phạt cải tạo giam giữ, phạt tù. Cao nhất là 7 năm tù cho tội vu khống", luât sư Trần Xuân Tiền nhấn mạnh.
Trong thực tế, đã có những trang mạng xã hội bị xử phạt vì liên quan đến hành vi này như Ola.vn, hay bị ngừng hoạt động như Haifvn.com. Một số facebooker cũng đã bị triệu tập để xem xét đến hành vi bôi nhọ, xúc phạm danh dự, nhân phẩm của người khác.
“Tôi được tư vấn rất nhiều những vụ việc mà khách hàng hỏi liên quan đến việc bảo vệ quyền lợi của mình khi bị bôi nhọ, vu khống. Trong thực tế đã có một vụ án hình sự giữa cô giáo và thầy giáo cùng trường. Khi thầy giáo đăng tin, đăng nội dung không đúng sự thật ảnh hưởng rất lớn đến uy tín của cô giáo. Sau đó cô giáo đã tố cáo và thầy giáo bị xử lý hình sự và buộc phải bồi thường thiệt hại và công khai xin lỗi", luật sư Tiền dẫn chứng.
Tuy nhiên theo Luật sư Trần Xuân Tiền, người sử dụng mạng Internet ngày càng trẻ. Vì vậy, pháp luật nên có sự điều chỉnh để tăng tính răn đe: “Khung hình phạt cần phải tăng nặng lên, độ tuổi chịu trách nhiệm cần phải thay đổi. Nên chăng phải có biện pháp, xem xét lại quy định pháp luật đối với người chịu trách nhiệm hình sự phải dưới 16 tuổi. Thứ hai là người bị xúc phạm, ảnh hưởng đến nhân phẩm, danh dự tìm đến cơ quan pháp luật còn khó. Ở đây đang có chuyện giữa hình sự và dân sự cho nên dẫn đến những người bị tổn thất về tinh thần cũng không biết kêu ai. Các cơ quan tố tụng, cơ quan pháp luật phải quan tâm hơn nữa trong việc tiếp nhận những thông tin, đấu tranh kịp thời với tội này.
Ai cũng có quyền tự do ngôn luận, nhưng hãy biết lắng nghe và bình tâm suy ngẫm trước khi đưa ra những bình xét, bình phẩm bất cứ ai, bất cứ việc gì. Bởi, việc đó không chỉ vi phạm pháp luật mà còn trực tiếp hủy hoại một con người./.
Bị nói xấu trên Facebook, thuê giang hồ "xử" đối thủ
Khởi tố, bắt giam đối tượng nói xấu lãnh đạo Thanh Hóa