Cần xử lý nghiêm người dùng mạng xã hội xâm phạm quyền riêng tư

VOV.VN - Sử dụng mạng xã hội để tung tin đồn thất thiệt và hạ nhục uy tín lẫn nhau là những  hành vi phạm pháp đang diễn ra rất phổ biến trong thời gian qua.

Liên tục nhiều ngày qua, người thân của đối tượng Lê Quốc Tuấn (hay còn gọi là Tuấn “khỉ”, đối tượng nổ súng giết 5 người ở huyện Củ Chi, TPHCM) đã phải đối mặt với áp lực từ phía dư luận. Đáng nói hơn, nhiều youtuber, facebooker liên tục quay phim, chụp ảnh gia đình Tuấn tung lên mạng bêu riếu, với mục đích câu like, thu hút người xem nhằm trục lợi cá nhân.

Người dân hiếu kỳ ghi lại cảnh lực lượng chức năng truy bắt Tuấn "khỉ".

Hành vi của nhóm người này không chỉ gây mất an ninh trật tự tại địa phương mà còn ảnh hưởng đến hoạt động điều tra của lực lượng chức năng. Nghiêm trọng hơn, những hình ảnh này được cộng đồng mạng chia sẻ chóng mặt với thông tin sai sự thật khiến nhiều người hoang mang, lo lắng.

Anh Đỗ Mạnh Trí, một người dân tại huyện Hóc Môn bức xúc: “Theo quan điểm cá nhân, tôi không đồng tình với những hành động như thế. Vì những hành động đó có thể gây ảnh hưởng đến quyền lợi của người khác. Một số youtuber thì kiếm tiền từ dịch vụ Youtube, còn một số lợi dụng để trục lợi câu like, câu view gây ảnh hưởng không nhỏ, tạo tâm lý. Đặc biệt đối với những trẻ em”.    

Không chỉ vậy, khi cả nước đang triển khai mạnh mẽ công tác phòng chống dịch Covid-19 thì một số đối tượng dùng mạng xã hội đua nhau câu view, câu like... truyền bá những thông tin độc hại, không chính xác khiến người dân thêm hoang mang, lo lắng.

Một số gia đình đã trở thành nạn nhân khi bị những người xung quanh xa lánh vì hình ảnh riêng tư của con em họ bị sử dụng để tung tin đồn trên mạng khi nói về dịch bệnh Covid-19. Hàng chục trường hợp đã bị công an triệu tập xử lý hành vi này.

Đối tượng tại Hà Tĩnh bị phạt 10 triệu đồng vì đưa tin sai về dịch Covid-19.

Thực tế không chỉ những trường hợp nêu trên, thời gian qua, chuyện người dùng mạng xã hội dùng tài khoản giả nói xấu, bôi nhọ cá nhân, gia đình; tung tin thất thiệt, kể cả dùng chiêu trò bẩn hạ bệ uy tín thương hiệu trong kinh doanh diễn ra khá phổ biến trên internet...

Điều 38 Bộ Luật dân sự năm 2015 quy định: Đời sống riêng tư, bí mật cá nhân, bí mật gia đình là bất khả xâm phạm và được pháp luật bảo vệ. Việc thu thập, lưu giữ, sử dụng, công khai thông tin liên quan đến bí mật gia đình phải được các thành viên gia đình đồng ý. Như vậy, đối những hành vi trên cũng có thể được coi là xâm phạm nghiêm trọng đến quyền riêng tư của người khác và cần được xử lý.

Luật sư Nguyễn Ngọc Quảng - Đoàn Luật sư TPHCM cho biết: “Chia sẻ những thông tin sai sự thật, xúc phạm, làm nhục người khác thì có thể chịu trách nhiệm về mặt hình sự theo quy định của Bộ luật Hình sự, có thể chịu trách nhiệm về tội làm nhục người khác, vu khống người khác... Ngoài ra, nếu như việc đưa thông tin đó gây thiệt hại nhằm trục lợi thì có thể bị xử lý theo điều 288 Bộ luật Hình sự, về tội đưa thông tin trái pháp trên máy tính và mạng viễn thông, và có mức phạt từ 2-7 năm tù”.

Tin giả, tin nhiễu không chỉ gây tình trạng hoang mang trong cộng đồng, mà còn gieo nỗi sợ hãi cho xã hội. Hiện nay vẫn có không ít người cho rằng mạng xã hội là môi trường “ảo” nên có thể tự do phát ngôn, tự do tung những hình ảnh, thông tin cá nhân đời tư người khác mà không phải chịu trách nhiệm. Suy nghĩ đó là hoàn toàn sai lầm, bởi việc tung tin thất thiệt, xâm phạm đời tư là hành vi vi phạm pháp luật.

Do đó, tùy thuộc vào nội dung tin đồn, tính chất, mức độ, động cơ của từng hành vi và hậu quả của việc tung tin tác động đến xã hội như thế nào sẽ có hình phạt tương ứng. Bên cạnh đó, cơ quan quản lý nên vào cuộc để phản hồi thông tin, đồng thời xử phạt nghiêm đối với các sai phạm nhằm tăng tính răn đe, trấn an dư luận.

Về vấn đề này, ông Từ Lương - Phó Giám đốc Sở Thông tin và Truyền thông TPHCM cho biết: “Việc thông tin sai sự thật, thông tin không kiểm chứng, gây hậu quả nghiêm trọng không chỉ ảnh hưởng trực tiếp đến đời sống xã hội mà nó còn ảnh hưởng đến kinh tế và chính trị của địa bàn TPHCM. Đây là một trong những hành vi mà chúng tôi đang tập trung đấu tranh và sẽ xử lý nghiêm minh, để tạo sự răn đe cho xã hội và cộng đồng trong thời gian sắp tới”./.

Mời quý độc giả theo dõi VOV.VN trên

Tin liên quan

Phạt tù đối tượng phát tán tài liệu chống Nhà nước trên mạng xã hội
Phạt tù đối tượng phát tán tài liệu chống Nhà nước trên mạng xã hội

Huỳnh Đắc Túy thường sử dụng Facebook cá nhân để đăng tải, phát tán những bài viết có nội dung kêu gọi, kích động nhân dân chống phá Nhà nước.

Phạt tù đối tượng phát tán tài liệu chống Nhà nước trên mạng xã hội

Phạt tù đối tượng phát tán tài liệu chống Nhà nước trên mạng xã hội

Huỳnh Đắc Túy thường sử dụng Facebook cá nhân để đăng tải, phát tán những bài viết có nội dung kêu gọi, kích động nhân dân chống phá Nhà nước.

Tạm giam đối tượng phát tán tài liệu chống Nhà nước trên mạng xã hội
Tạm giam đối tượng phát tán tài liệu chống Nhà nước trên mạng xã hội

Đối tượng thường xuyên sử dụng Facebook cá nhân để đăng tải, phát tán bài viết có nội dung kêu gọi, kích động nhân dân, nhằm chống phá Nhà nước.

Tạm giam đối tượng phát tán tài liệu chống Nhà nước trên mạng xã hội

Tạm giam đối tượng phát tán tài liệu chống Nhà nước trên mạng xã hội

Đối tượng thường xuyên sử dụng Facebook cá nhân để đăng tải, phát tán bài viết có nội dung kêu gọi, kích động nhân dân, nhằm chống phá Nhà nước.

Bôi nhọ người khác trên mạng xã hội - Coi chừng pháp luật “sờ gáy“
Bôi nhọ người khác trên mạng xã hội - Coi chừng pháp luật “sờ gáy“

VOV.VN - Ai cũng có quyền tự do ngôn luận nhưng nếu xâm phạm quyền và lợi ích hợp pháp của người khác sẽ là vi phạm pháp luật. 

Bôi nhọ người khác trên mạng xã hội - Coi chừng pháp luật “sờ gáy“

Bôi nhọ người khác trên mạng xã hội - Coi chừng pháp luật “sờ gáy“

VOV.VN - Ai cũng có quyền tự do ngôn luận nhưng nếu xâm phạm quyền và lợi ích hợp pháp của người khác sẽ là vi phạm pháp luật.