Cấp phép cho nhiều nhóm Tin lành, đẩy lùi tà đạo ở Điện Biên

VOV.VN - Chỉ riêng đạo Tin lành, chỉ sau 1 năm, số điểm nhóm được cấp phép hoạt động đã tăng hơn 40%.

Lời Tòa soạn: Mường Nhé- mảnh đất ở cực Tây của Tổ quốc thuộc tỉnh Điện Biên được biết đến là một trong những huyện nghèo nhất cả nước. Mươi năm trước đây, Mường Nhé được báo chí trong và ngoài nước nhắc đến với vụ bạo động, đòi thành lập “Vương quốc Mông” bất thành. Cuối tháng 4, đầu tháng 5 năm 2011, đúng dịp kỷ niệm 57 năm Chiến thắng Điện Biên Phủ, một nhóm đối tượng phản động đã lợi dụng mê tín dị đoan, thần quyền giáo lý để tuyên truyền lừa bịp, lôi kéo đồng bào Mông từ các tỉnh Hà Giang, Tuyên Quang, Sơn La, Lào Cai, Lai Châu, thậm chí Đăk Lăk, Đăk Nông… kéo về tụ tập tại bản Huổi Khon (xã Nậm Kè, huyện Mường Nhé) để xưng vua - lập Vương quốc Mông. Từ ngày 30/4 - 6/5/2011, đã có khoảng 7.000 người Mông ồ ạt kéo về bản Huổi Khon, xã Nậm Kè tụ tập. Vụ việc sau đó đã được các cơ quan chức năng giải quyết. Những kẻ lừa phỉnh đã bị khởi tố, bắt giam.  

Lợi dụng tôn giáo, trong đó có đạo Tin Lành chính là thủ đoạn của những kẻ phản động. Để không lặp lại những câu chuyện tương tự như ở Mường Nhé, các cơ quan chức năng ở Điện Biên trong thời gian qua đã tích cực vào cuộc, tạo điều kiện cho hoạt động tôn giáo công khai, đấu tranh kiên quyết với các loại tà đạo, lợi dụng tôn giáo để chống phá Đảng và Nhà nước. Phóng viên VOV sau chuyến công tác tại Điện Biên mới đây đã có loạt bài viết phản ánh về thực tế này nhan đề : MƯỜNG NHÉ: SẼ KHÔNG CÒN ĐẤT ĐỂ TÀ ĐẠO THỰC HIỆN ÂM MƯU PHẢN ĐỘNG. Bài biết đầu tiên có nhan đề "Cấp phép cho nhiều nhóm Tin lành, đẩy lùi tà đạo ở Điện Biên". 

Bản người Mông Sima 2, xã Chung Chải, huyện Mường Nhé có 77 hộ dân với 420 khẩu. Nếu như trước đây, khi điểm nhóm Tin lành chưa được cấp phép hoạt động, người dân chủ yếu sinh hoạt tôn giáo tại nhà thì nay, đều đặn tối thứ 5, thứ bảy hàng tuần và sáng chủ nhật, gần 200 tín hữu tin lành trong bản tề tựu tại một căn nhà gỗ khang trang hơn 150 m2 để cùng nhau sinh hoạt tôn giáo. Điểm nhóm này được cấp phép từ năm 2016 do ông Giàng Hồng Sinh phụ trách, trực tiếp giảng đạo.

“Chúng tôi có giáo lý, giáo luật, hiến chương nên được Nhà nước cấp phép sinh hoạt, được tự do truyền đạo cho bà con giáo dân. Mỗi buổi sinh hoạt, bà con đến rất đông đủ để nghe giảng về lòng yêu kính chúa, yêu thương con người, chăm chỉ làm ăn, không vi phạm pháp luật. Từ khi có điểm nhóm này, bà con rất phấn khởi, biết ơn Đảng và Nhà nước" - ông Giàng Hồng Sinh cho biết. 

Tại huyện Mường Nhé, nơi có đa số người Mông theo đạo Tin lành, trong 4 năm trở lại đây, đã có 70 điểm nhóm Tin lành được cấp đăng ký sinh hoạt, còn 16 điểm chưa được cấp đăng ký. 

Ông Trần Quyết Thắng, Trưởng phòng Nội vụ huyện Mường Nhé cho biết: Từ khi có Luật Tín ngưỡng, tôn giáo năm 2016 đến nay, việc sinh hoạt tín ngưỡng tôn giáo của bà con rất thuận lợi. Nếu như trước đây, thời gian sinh hoạt tập trung của các điểm nhóm Tin lành phải từ 20-25 năm trở lên thì nay, chỉ cần 5 năm sinh hoạt liên tục, thường xuyên, cộng thêm một số điều kiện khác sẽ được đăng ký.

“Mường Nhé là một trong những huyện thành công nhất trong việc cấp phép cho các điểm nhóm Tin lành. Trong quá trình đăng ký hoạt động, những người giúp việc về đạo, họ rất phấn khởi. Còn lại 16 điểm chưa được cấp phép, UBND huyện cũng đang chỉ đạo các xã tạo điêu kiện cấp phép cho họ. Hàng năm, chúng tôi vẫn tổ chức các cuộc gặp với chức sắc, chức việc các nhóm Tin lành để nắm bắt được tâm tư, nguyện vọng của họ”- ông Trần Quyết Thắng khẳng định. 

Trước thời điểm tháng 6 năm 2019, Điện Biên có khoảng 30% điểm nhóm Tin lành đăng ký hoạt động. Tháng 10/2019, Điện Biên tổ chức một hội nghị chuyên đề về công tác tôn giáo và thống nhất các giải pháp nhằm đẩy nhanh việc cấp phép cho các tổ chức Tin lành đủ điều kiện để thành lập điểm, nhóm. Đến ngày 15/6/2020, đã có 302/412 điểm nhóm đăng ký hoạt động, chiếm tỷ lệ 73,8%. Như vậy, sau 1 năm, số điểm nhóm được cấp phép hoạt động đã tăng hơn 40%.

Bà Nguyễn Thanh Huyền, Phó Trưởng Ban Dân vận Tỉnh ủy Điện Biên cho biết: Chủ trương của tỉnh là động viên  các nhóm đạo hợp pháp đủ điều kiện đăng ký sinh hoạt để chấp hành nghiêm túc Luật tín ngưỡng tôn giáo, còn những nhóm sinh hoạt thuộc hệ phái chưa được nhà nước công nhận thì không được đăng ký sinh hoạt, là sinh hoạt bất hợp pháp nên phân loại để vận động họ từ bỏ đạo. 

“Chúng tôi đã về những điểm nhóm này, gặp các chức sắc, chức việc và được biết, họ chủ trương không đăng ký. Đây là một khó khăn và chúng tôi thống nhất, nếu họ không đăng ký thì yêu cầu từ bỏ. Một số bản làng có hương ước, quy ước trong đó yêu cầu nếu ai tham gia vào các đạo này thì sẽ không được nhận các chế độ, chính sách…nên một số tín đồ dù sinh hoạt tôn giáo nhưng không muốn đăng ký”.

Phó Trưởng Ban Dân vận Tỉnh ủy Điện Biên cho biết và nhấn mạnh: Ban Dân vận Tỉnh ủy đã hướng dẫn cán bộ cấp cơ sở thực hiện phương pháp: đi từng ngõ, gõ từng nhà, rà từng hộ, kiên trì, kiên quyết vận động chấp hành nghiêm túc quy định của đảng, pháp luật của nhà nước.

Sau khi Luật tín ngưỡng, tôn giáo có hiệu lực, Điện Biên đã triển khai nhiều biện pháp thiết thực nhằm tạo thuận lợi cho hơn 12.700 tín đồ các tôn giáo hoạt động, trong đó có việc chấp thuận thành lập 1 Ban trị sự Phật giáo cấp tỉnh, 1 giáo sứ cho tín đồ công giáo và 3 giáo họ trực thuộc. Đặc biệt, riêng với đạo Tin lành, chỉ sau 1 năm, số điểm nhóm được cấp phép hoạt động đã tăng hơn 40%. Cùng với việc đẩy nhanh việc cấp phép sinh hoạt cho các nhóm Tin lành, củng cố tổ chức của Phật giáo, công giáo, Điện Biên cũng kiên quyết đấu tranh với các loại tà đạo.

Từ năm 2015, trên địa bàn xuất hiện 2 tà đạo “Giê sùa” và “Bà cô Dợ”. Đây là hai loại tà đạo hết sức nguy hiểm, xuyên tạc kinh thánh để lừa mị, lôi kéo, khống chế quần chúng, tín đồ tham gia vào các hoạt động phức tạp về an ninh trật tự.

Hai tà đạo này không có giáo lý, giáo luật rõ ràng, có nguồn gốc từ Mỹ, là một hình thức biến tướng của Tin lành. Nếu như “Giê sùa” đăng tải, phát tán nhiều đoạn video clip, bài viết nhằm lôi kéo tập hợp người Mông tham gia hoạt động lập “Vương quốc Mông” thì “bà cô Dợ” lại dụ dỗ lôi kéo tín đồ bằng cách cung cấp tiền để họ chiêu dụ thêm nhiều người cùng tham gia nhằm tập hợp lực lượng, mục đích cuối cùng cũng là thành lập “Nhà nước Mông”.

Trước thực tế trên, các cấp chính quyền đã tuyên truyền, vận động để họ nhận thức rõ bản chất của tà đạo này. Tuy nhiên, sau một thời gian bỏ đạo, hiện trên địa bàn tỉnh Điện Biên vẫn còn 14 hộ, 112 người tái theo trở lại tà đạo Giê Sùa, 48 hộ với 294 người vẫn quyết tâm theo đến cùng “bà cô Dợ”, chủ yếu ở huyện Mường Nhé. Thiếu tá Vũ Văn Hưng, Trưởng Công an huyện Mường Nhé cho biết: “Chúng tôi tham mưu cho cấp ủy, chính quyền mà trực tiếp là Ban chỉ đạo dân tộc, tôn giáo của huyện, cán bộ các ban ngành cùng tham gia vận động, trực tiếp xuống các bản, họp dân lại, nói rõ bản chất của hai tà đạo này là xuyên tạc kinh thánh, tôn giáo, vi phạm pháp luật nhà nước để người dân hiểu và từ bỏ. Chúng tôi cũng thành lập các tổ trực tiếp vào các hộ gia đình theo đạo này, tranh thủ các trưởng điểm nhóm, chức sắc Tin lành vận động tại các vùng ảnh hưởng để họ từ bỏ. Nhưng biện pháp căn cơ là chúng tôi cần các cơ quan chức năng ngăn chặn việc tuyên truyền trái phép trên mạng thì mới hiệu quả”./.

Mời quý độc giả theo dõi VOV.VN trên

Tin liên quan

Chánh Văn phòng UBND tỉnh Điện Biên giữ chức Bí thư Mường Nhé
Chánh Văn phòng UBND tỉnh Điện Biên giữ chức Bí thư Mường Nhé

VOV.VN - Chánh Văn phòng UBND tỉnh Điện Biên giữ chức Bí thư Mường Nhé

Chánh Văn phòng UBND tỉnh Điện Biên giữ chức Bí thư Mường Nhé

Chánh Văn phòng UBND tỉnh Điện Biên giữ chức Bí thư Mường Nhé

VOV.VN - Chánh Văn phòng UBND tỉnh Điện Biên giữ chức Bí thư Mường Nhé

2 đối tượng cầm đầu chống phá Nhà nước ở Mường Nhé lĩnh án chung thân
2 đối tượng cầm đầu chống phá Nhà nước ở Mường Nhé lĩnh án chung thân

VOV.VN -Chủ tọa phiên tòa nhận định, hành vi của các bị cáo là nguy hiểm cho xã hội, xâm phạm đến chế độ chính trị của nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam.

2 đối tượng cầm đầu chống phá Nhà nước ở Mường Nhé lĩnh án chung thân

2 đối tượng cầm đầu chống phá Nhà nước ở Mường Nhé lĩnh án chung thân

VOV.VN -Chủ tọa phiên tòa nhận định, hành vi của các bị cáo là nguy hiểm cho xã hội, xâm phạm đến chế độ chính trị của nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam.

Xét xử các đối tượng định lập "nhà nước Mông" ở Mường Nhé
Xét xử các đối tượng định lập "nhà nước Mông" ở Mường Nhé

VOV.VN - Phiên tòa sơ thẩm xét xử công khai vụ án hình sự Sùng A Sính và đồng phạm sẽ diễn ra trong 3 ngày, từ 16 đến hết 18/3

Xét xử các đối tượng định lập "nhà nước Mông" ở Mường Nhé

Xét xử các đối tượng định lập "nhà nước Mông" ở Mường Nhé

VOV.VN - Phiên tòa sơ thẩm xét xử công khai vụ án hình sự Sùng A Sính và đồng phạm sẽ diễn ra trong 3 ngày, từ 16 đến hết 18/3