Có được kết hôn với người khác nếu chồng bị tuyên bố mất tích?

VOV.VN - Theo pháp luật, một người có thể bị tuyên bố là mất tích nếu trong vòng 2 năm không có thông tin gì về người đó. Khi ấy, tài sản, quan hệ hôn nhân của người mất tích có thể được xử lý như thế nào?

Để làm rõ về điểm này, phóng viên đã có cuộc trao đổi với luật sư Nguyễn Thị Phương Anh, đoàn Luật sư TP Hà Nội.

PV: Thưa luật sư, theo pháp luật thì khi nào chúng ta có thể tuyên bố một người làm mất tích?

Luật sư Nguyễn Thị Phương Anh: Khi một người biệt tích 2 năm trở lên, mặc dù đã áp dụng đầy đủ các biện pháp thông báo tìm kiếm theo quy định của pháp luật về tố tụng dân sự, nhưng người này vẫn không có thông tin xác thực nào về việc người đó còn sống hay đã chết thì Tòa án có thể tuyên bố người đó đã mất tích.

Thời hạn 2 năm sẽ được tính từ thời điểm có tin tức cuối cùng về người đó hoặc nếu không xác định được ngày cuối cùng có tin tức thì thời hạn sẽ được tính vào tháng có tin tức cuối cùng. 

PV: Luật sư có thể cho biết, theo quy định của pháp luật dân sự thì ai là người có quyền yêu cầu cơ quan chức năng tuyên bố một người mất tích và thủ tục tuyên bố sẽ như thế nào? 

Luật sư Nguyễn Thị Phương Anh: Theo quy định tại Điều 387 của Bộ luật tố tụng dân sự năm 2015 thì những người có quyền lợi và nghĩa vụ liên quan có thể yêu cầu Tòa án tuyên bố một người mất tích.

Hồ sơ để yêu cầu tuyên bố một người mất tích sẽ bao gồm: Đơn yêu cầu nộp cho Tòa án, các tài liệu chứng minh, người đứng tên yêu cầu có quyền yêu cầu và các tài liệu về chứng minh thư nhân dân, hộ khẩu của những đương sự, chứng minh người bị yêu cầu tuyên bố mất tích đã biệt tích 2 năm liền trở lên mà không có tin tức xác thực người đó còn sống hay đã chết, chứng minh cho việc đã áp dụng đầy đủ các biện pháp thông báo tìm kiếm hoặc quyết định của Tòa án thông báo tìm kiếm vắng mặt nơi cư trú.

Đơn yêu cầu tuyên bố mất tích thì sẽ phải có đầy đủ các nội dung quy định tại khoản 2 của Điều 362 Bộ luật tố tụng dân sự. Ví dụ như các thông tin về ngày, tháng, tên của Tòa án có thẩm quyền giải quyết; tên, địa chỉ của người yêu cầu...

Về trình tự, thủ tục gồm các bước: Thứ nhất là người có quyền lợi, nghĩa vụ liên quan yêu cầu Tòa án tuyên bố mất tích làm đơn và phải nộp đơn cho Tòa án.

Bước thứ hai là trong thời hạn 20 ngày kể từ ngày thụ lý đơn yêu cầu tuyên bố mất tích, Tòa án sẽ quyết định thông báo tìm kiếm người bị yêu cầu tuyên bố mất tích. Thứ ba là trong thời hạn 10 ngày, kể từ ngày thời hạn công bố thông báo, Tòa án phải mở phiên họp để xét đơn yêu cầu tuyên bố một người đã mất tích.

Bước cuối cùng là nếu tòa án chấp nhận đơn yêu cầu thì Tòa án sẽ ra một quyết định là tuyên bố người đó đã mất tích. Thủ tục này sẽ tuân thủ theo quy định của Điều 388 của Bộ luật tố tụng dân sự.

PV: Một người mặc dù mất tích nhưng vẫn có tài sản để lại. Việc quản lý tài sản của một người được tuyên bố là mất tích sẽ thực hiện như thế nào?

Luật sư Nguyễn Thị Phương Anh: Trong trường hợp này thì quản lý tài sản của người bị tuyên bố mất tích sẽ được tuân thủ theo quy định của Điều 69 bộ luật dân sự năm 2015. Theo yêu cầu của người có quyền lợi, nghĩa vụ liên quan thì Tòa án sẽ giao tài sản của người vắng mặt nơi cư trú cho những người sau đây được quản lý.

Thứ nhất là đối với tài sản đã được ủy quyền thì người ủy quyền tiếp tục quản lý. Đối với tài sản chung do chủ sở hữu còn lại sẽ quản lý. Đối với tài sản của vợ hoặc chồng đang quản lý thì vợ hoặc chồng tiếp tục quản lý.

Nếu vợ hoặc chồng chết hoặc mất năng lực hành vi dân sự, có khó khăn trong nhận thức làm chủ hành vi bị hạn chế, năng lực, hành vi dân sự thì con thành niên hoặc cha mẹ của người vắng mặt sẽ quản lý.

PV: Nếu một người bị tuyên bố mất tích thì chồng hoặc vợ của họ có được kết hôn với người khác không?

Luật sư Nguyễn Thị Phương Anh: Theo Điều 68 của Bộ luật dân sự năm 2015, quy định về tuyên bố một người đã mất tích là: Trong trường hợp vợ hoặc chồng của người bị tuyên bố mất tích xin ly hôn thì tòa án giải quyết cho người đó ly hôn.

Như vậy là căn cứ vào các quy định này thì vợ hoặc chồng của người bị tuyên bố mất tích sẽ đề nghị Tòa án giải quyết cho ly hôn và sau khi được tòa án giải quyết, cho phép ly hôn thì người đó có thể kết hôn với người khác.

PV: Trong rất nhiều trường hợp một người đã tuyên bố là mất tích lại quay trở về, vẫn còn sống. Khi họ quay trở về thì quyết định tuyên bố họ mất tích có đương nhiên chấm dứt hiệu lực hay không?

Luật sư Nguyễn Thị Phương Anh: Trong trường hợp một người đã bị tuyên bố mất tích trở về thì quyết định tuyên bố họ mất tích không đương nhiên chấm dứt hiệu lực. Họ cần phải làm thủ tục hủy bỏ quyết định tuyên bố mất tích.

Cụ thể là khi một người tuyên bố mất tích trở về hoặc có tin tức xác thực rằng người đó còn sống theo yêu cầu của chính người đó hoặc những người có quyền lợi và nghĩa vụ liên quan thì Tòa án sẽ ra quyết định hủy bỏ quyết định tuyên bố mất tích đối với người đó.

Người tuyên bố mất tích trở về sẽ được nhận lại tài sản quản lý hoặc chuyển giao sau khi đã thanh toán chi phí về quản lý. Quyền về nhân thân cũng sẽ được khôi phục sau khi tòa án hủy bỏ quyết định tuyên bố mất tích.

PV: Xin cảm ơn luật sư./.

Mời quý độc giả theo dõi VOV.VN trên

Tin liên quan

Giả mạo Công an để lừa đảo: Hành vi ngày càng táo tợn
Giả mạo Công an để lừa đảo: Hành vi ngày càng táo tợn

VOV.VN -Các đối tượng lừa đảo thường lợi dụng sự thiếu hiểu biết, lợi dụng niềm tin của người dân để thực hiện hành vi lừa đảo.

Giả mạo Công an để lừa đảo: Hành vi ngày càng táo tợn

Giả mạo Công an để lừa đảo: Hành vi ngày càng táo tợn

VOV.VN -Các đối tượng lừa đảo thường lợi dụng sự thiếu hiểu biết, lợi dụng niềm tin của người dân để thực hiện hành vi lừa đảo.

Thẻ căn cước công dân gắn chíp: Xu hướng của thế giới?
Thẻ căn cước công dân gắn chíp: Xu hướng của thế giới?

VOV.VN - Thẻ căn cước công dân gắn chip là một xu thế mà nhiều nước trên thế giới áp dụng vì tính tiện dụng cũng như tạo sự thuận lợi cho công dân.

Thẻ căn cước công dân gắn chíp: Xu hướng của thế giới?

Thẻ căn cước công dân gắn chíp: Xu hướng của thế giới?

VOV.VN - Thẻ căn cước công dân gắn chip là một xu thế mà nhiều nước trên thế giới áp dụng vì tính tiện dụng cũng như tạo sự thuận lợi cho công dân.

Đại biểu Quốc hội Việt Nam mang 2 quốc tịch có vi phạm pháp luật?
Đại biểu Quốc hội Việt Nam mang 2 quốc tịch có vi phạm pháp luật?

VOV.VN - Luật sư cho rằng, ĐBQH có hai quốc tịch là không phù hợp với quy định của Luật Quốc tịch và phải xin thôi một quốc tịch hoặc xin thôi ĐBQH.

Đại biểu Quốc hội Việt Nam mang 2 quốc tịch có vi phạm pháp luật?

Đại biểu Quốc hội Việt Nam mang 2 quốc tịch có vi phạm pháp luật?

VOV.VN - Luật sư cho rằng, ĐBQH có hai quốc tịch là không phù hợp với quy định của Luật Quốc tịch và phải xin thôi một quốc tịch hoặc xin thôi ĐBQH.