NATO muốn thúc đẩy quan hệ với Serbia, lên án căng thẳng ở Kosovo

VOV.VN - Việc tăng cường quan hệ giữa NATO - Serbia sẽ mang lại lợi ích cho Liên minh, cho Serbia và cho toàn khu vực.

Ngày 11/7, các nguyên thủ quốc gia và chính phủ các nước thành viên NATO cho biết, Tây Balkan vẫn là một khu vực có tầm quan trọng chiến lược đối với Liên minh, đồng thời khẳng định việc tăng cường quan hệ đối với Serbia sẽ có lợi cho toàn khu vực và lên án sự leo thang căng thẳng ở Kosovo vừa qua.

Thông cáo tại Hội nghị thượng đỉnh ở thủ đô Vilnius cho biết, việc tăng cường quan hệ giữa NATO - Serbia sẽ mang lại lợi ích cho Liên minh, cho Serbia và cho toàn khu vực.

Thông cáo cũng bày tỏ mong muốn sự tham gia Serbia với NATO và các nước láng giềng để đảm bảo các lợi ích chung cho sự hợp tác này.

Các nhà lãnh đạo tại Hội nghị thượng đỉnh NATO cũng bày tỏ sự ủng hộ trong việc tạo điều kiện đối thoại giữa Belgrade - Pristina và thúc giục cả hai bên tham gia một cách thiện chí để đạt được một giải pháp chính trị lâu dài.

Liên minh NATO kêu gọi cả hai bên ngay lập tức xuống thang, quay trở lại đối thoại và xây dựng một thỏa thuận về con đường bình thường hóa giữa Serbia và Kosovo đã đạt được nhiều bước tiến gần đây.

Liên minh NATO cũng lên án các hành động leo thang xung đột gần đây, cũng như tình hình bạo lực diễn ra ở Bắc Kosovo.

NATO sẽ tiếp tục tăng cường sự hiện diện của quân đội (KFOR) để đối phó với những căng thẳng tái diễn. Mọi thay đổi đối với việc triển khai lực lượng của NATO ở khu vực này sẽ vẫn dựa trên các điều kiện cụ thể và không theo thời gian cố định.

Trong thông cáo của Hội nghị thượng đỉnh NATO đề cập một cam kết mạnh mẽ đối với vấn đề an ninh và ổn định của Tây Balkan, bằng cách hỗ trợ các cải cách nhằm thúc đẩy nguyện vọng tương ứng của NATO, EU và các quốc gia trong khu vực; chống lại các thách thức an ninh và xung đột hiện nay tại khu vực này.

Mời quý độc giả theo dõi VOV.VN trên

Tin liên quan

Liệu Ukraine có thể mở “cánh cửa hẹp” gia nhập NATO tại hội nghị ở Vilnius?
Liệu Ukraine có thể mở “cánh cửa hẹp” gia nhập NATO tại hội nghị ở Vilnius?

VOV.VN - Tại hội nghị thượng đỉnh tại Vilnius diễn ra ngày 11-12/7, tư cách thành viên NATO của Ukraine sẽ được thảo luận chi tiết hơn, tuy nhiên, các điều kiện gia nhập tiên quyết để Ukraine gia nhập vào liên minh quân sự này sẽ chưa được đưa ra trong bối cảnh xung đột với Nga vẫn tiếp diễn.

Liệu Ukraine có thể mở “cánh cửa hẹp” gia nhập NATO tại hội nghị ở Vilnius?

Liệu Ukraine có thể mở “cánh cửa hẹp” gia nhập NATO tại hội nghị ở Vilnius?

VOV.VN - Tại hội nghị thượng đỉnh tại Vilnius diễn ra ngày 11-12/7, tư cách thành viên NATO của Ukraine sẽ được thảo luận chi tiết hơn, tuy nhiên, các điều kiện gia nhập tiên quyết để Ukraine gia nhập vào liên minh quân sự này sẽ chưa được đưa ra trong bối cảnh xung đột với Nga vẫn tiếp diễn.

Thượng đỉnh NATO 2023 và những quyết định quan trọng
Thượng đỉnh NATO 2023 và những quyết định quan trọng

VOV.VN - Tại hội nghị thượng đỉnh này, các lãnh đạo NATO sẽ tìm cách giải quyết một loạt vấn đề, từ chia rẽ về tư cách thành viên của Ukraine đến vướng mắc trong kết nạp Thụy Điển và các kế hoạch phòng thủ đầu tiên trong nhiều thập niên.

Thượng đỉnh NATO 2023 và những quyết định quan trọng

Thượng đỉnh NATO 2023 và những quyết định quan trọng

VOV.VN - Tại hội nghị thượng đỉnh này, các lãnh đạo NATO sẽ tìm cách giải quyết một loạt vấn đề, từ chia rẽ về tư cách thành viên của Ukraine đến vướng mắc trong kết nạp Thụy Điển và các kế hoạch phòng thủ đầu tiên trong nhiều thập niên.

NATO có thể rút ngắn quy trình gia nhập cho Ukraine?
NATO có thể rút ngắn quy trình gia nhập cho Ukraine?

VOV.VN - Tổng thư ký NATO Stoltenberg cho hay ông đã đề xuất các quốc gia thành viên “xóa bỏ yêu cầu về Kế hoạch Hành động Tư cách thành viên (MAP)” đối với Ukraine. Điều này sẽ thay đổi lộ trình gia nhập “từ quy trình hai bước thành quy trình một bước”.

NATO có thể rút ngắn quy trình gia nhập cho Ukraine?

NATO có thể rút ngắn quy trình gia nhập cho Ukraine?

VOV.VN - Tổng thư ký NATO Stoltenberg cho hay ông đã đề xuất các quốc gia thành viên “xóa bỏ yêu cầu về Kế hoạch Hành động Tư cách thành viên (MAP)” đối với Ukraine. Điều này sẽ thay đổi lộ trình gia nhập “từ quy trình hai bước thành quy trình một bước”.