Trung Quốc phá vỡ cam kết trung lập với carbon vì…Bitcoin

VOV.VN - Các nhà nghiên cứu từ Đại học Thanh Hoa và Học viện Khoa học Trung Quốc đã nói rằng chính hoạt động khai thác Bitcoin ngốn năng lượng đã phá hỏng cam kết của nước này về trung lập với carbon.

Theo cam kết của chính phủ Trung Quốc, quốc gia này sẽ bắt đầu giảm lượng khí thải carbon vào năm 2030 trước khi tiến đến trung lập với carbon vào năm 2060. Nhưng nghiên cứu được công bố hôm 6/4 trên tạp chí Nature Communications cho biết, gần 40% các mỏ khai thác Bitcoin của Trung Quốc được cung cấp năng lượng từ than đá và sẽ tạo ra 130,5 triệu tấn khí thải carbon vào năm 2024.

Bằng cách điều tra luồng phát thải carbon của hoạt động Blockchain Bitcoin ở Trung Quốc với mô hình phát thải carbon Blockchain Bitcoin dựa trên mô phỏng, chúng tôi thấy rằng nếu không có bất kỳ can thiệp chính sách nào, mức tiêu thụ năng lượng hàng năm của Blockchain Bitcoin ở Trung Quốc dự kiến ​​sẽ đạt đỉnh vào năm 2024 ở mức 296,59 Twh, tương ứng tạo ra 130,5 triệu tấn carbon.

Được biết, giá trị Bitcoin đã tăng gấp 5 lần chỉ trong năm qua và đã vượt qua ngưỡng 50.000 USD vào tháng 2 và đạt mức cao kỷ lục hơn 61.000 USD vào tháng 3. Đó là mức cao nhất trong danh sách 6.600 tiền điện tử được theo dõi bởi CoinGecko và chiếm hơn 50% của toàn bộ vốn hóa thị trường 2.000 tỷ USD đối với tiền điện tử. Trong tuyên bố của mình, nhóm nghiên cứu nói rằng từ ngày 1/1/2016 đến ngày 10/6/2018 đã có tới 13 triệu tấn khí thải carbon dioxide được tạo ra chỉ từ khai thác Bitcoin. Tính đến tháng 4/2020, chỉ riêng Trung Quốc đã chiếm 78,89% hoạt động Blockchain toàn cầu. Nếu xu hướng này tiếp tục, sản lượng phát thải sẽ vượt quá tổng sản lượng phát thải khí nhà kính hàng năm của Qatar và Cộng hòa Séc.

Với giá điện rẻ trong nước và các công ty đang có cái nhìn tốt hơn đối với tiền điện tử, hoạt động khai thác Bitcoin được dự đoán sẽ trở nên phổ biến hơn nữa trong tương lai gần. Một nghiên cứu của Trung tâm Tài chính thuộc Đại học Cambridge từ tháng 8 năm ngoái cho thấy mức tiêu thụ điện năng liên quan đến Bitcoin đã đạt mức cao kỷ lục vào năm ngoái với con số tương đương với 7 nhà máy điện hạt nhân (hoặc 21,8 triệu tấm pin mặt trời).

Trong tương lai, nghiên cứu cho thấy rằng chỉ áp thuế carbon là không đủ để giảm thiểu lượng khí thải carbon. Thay vào đó, Chính phủ Trung Quốc nên tập trung vào việc chuyển ngành công nghiệp này sang các nguồn năng lượng tái tạo./.

Mời quý độc giả theo dõi VOV.VN trên

Tin liên quan

Dự báo "sốc": Giá Bitcoin sẽ tăng vọt đạt đỉnh 1,2 triệu USD
Dự báo "sốc": Giá Bitcoin sẽ tăng vọt đạt đỉnh 1,2 triệu USD

VOV.VN - Tỷ phú Robert Kiyosaki - tác giả của một trong số những cuốn sách dạy làm giàu bán chạy nhất thế giới - dự báo giá Bitcoin sẽ tăng vọt lên mức 1,2 triệu USD trong 5 năm tới.

Dự báo "sốc": Giá Bitcoin sẽ tăng vọt đạt đỉnh 1,2 triệu USD

Dự báo "sốc": Giá Bitcoin sẽ tăng vọt đạt đỉnh 1,2 triệu USD

VOV.VN - Tỷ phú Robert Kiyosaki - tác giả của một trong số những cuốn sách dạy làm giàu bán chạy nhất thế giới - dự báo giá Bitcoin sẽ tăng vọt lên mức 1,2 triệu USD trong 5 năm tới.

Đã có thể mua xe điện Tesla bằng Bitcoin
Đã có thể mua xe điện Tesla bằng Bitcoin

Thông báo mới của ông chủ Tesla Elon Musk đánh dấu bước tiến đáng kể cho việc sử dụng tiền điện tử trong thương mại.

Đã có thể mua xe điện Tesla bằng Bitcoin

Đã có thể mua xe điện Tesla bằng Bitcoin

Thông báo mới của ông chủ Tesla Elon Musk đánh dấu bước tiến đáng kể cho việc sử dụng tiền điện tử trong thương mại.

Vì sao Bitcoin không thể thay thế USD?
Vì sao Bitcoin không thể thay thế USD?

Nhiều người cho rằng Bitcoin sẽ "truất ngôi" USD, trở thành loại tiền tệ dự trữ toàn cầu, nhưng Chủ tịch Cục Dự trữ Liên bang Mỹ (FED) Jerome Powell không đồng tình với ý kiến đó.

Vì sao Bitcoin không thể thay thế USD?

Vì sao Bitcoin không thể thay thế USD?

Nhiều người cho rằng Bitcoin sẽ "truất ngôi" USD, trở thành loại tiền tệ dự trữ toàn cầu, nhưng Chủ tịch Cục Dự trữ Liên bang Mỹ (FED) Jerome Powell không đồng tình với ý kiến đó.