Tham vọng của Taliban không đơn giản chỉ dừng lại ở Afghanistan?

VOV.VN - Dù đang nỗ lực tìm kiếm sự công nhận và ủng hộ của cộng đồng quốc tế nhưng những gì lực lượng Taliban đã và đang làm vẫn khiến nhiều người hoài nghi, đặc biệt là về tham vọng quyền lực của nhóm này.

Taliban đang chơi trò chơi ngoại giao khôn ngoan. Ngay cả khi các tay súng của họ dồn dập tấn công trên khắp Afghanistan thì các lãnh đạo Taliban đang làm việc để xoa dịu sự lo lắng của các nước trong khu vực.

Taliban đã tiến hành các cuộc đàm phán với Iran, Nga và các nước Trung Á. Họ cũng trấn an Trung Quốc rằng họ không có ý định thách thức cách Trung Quốc xử lý vấn đề người Hồi giáo thiểu số và nói với bất kỳ ai lắng nghe – kể cả người Mỹ - rằng một chính phủ do Taliban lãnh đạo sẽ không để lãnh thổ của Afghanistan được dùng làm căn cứ chống lại các nước thứ ba.

Đây dường như là một chiến lược thông minh – nhưng Taliban cũng đã nhanh chóng cho thấy sơ hở. Vào ngày 26/7, người đứng đầu Taliban ở Pakistan đã có cuộc phỏng vấn với CNN, trong đó người này thẳng thừng tuyên bố lực lượng của ông ta có ý định giành quyền kiểm soát các vùng lãnh thổ Pakistan dọc theo biên giới Afghanistan. Tại sao giới lãnh đạo Taliban lại cho phép nhân vật này đưa ra tuyên bố đầy tính khiêu khích như vậy?

Đây là cuộc phỏng vấn trên truyền hình đầu tiên của Mufti Noor Wali Mehsud – thủ lĩnh Tehrik-e-Taliban Pakistan (TTP). Mehsud là một chiến binh Hồi giáo giàu kinh nghiệm, Mỹ đã xếp Mehsud vào danh sách những kẻ khủng bố quốc tế bị theo dõi đặc biệt và nhân vật này cũng đã bị Liên Hợp Quốc trừng phạt.

Khi truyền thông Pakistan liên lạc với phát ngôn viên của Taliban Suhail Shaheen, ông này nhắc lại quan điểm chính thức rằng Taliban sẽ không cho phép bất kỳ ai sử dụng lãnh thổ Afghanistan để tấn công các nước khác, nhưng né tránh các câu hỏi liên quan.

Đó dường như chính là những gì Mehsud đang muốn che giấu về cục diện ở miền Đông Afghanistan. Mặc dù TTP tập trung vào Pakistan nhưng lực lượng này có liên hệ chặt chẽ với đối tác ở Afghanistan. Mehsud đã xuất bản một cuốn hồi ký bằng tiếng Urdu nói rất chi tiết về điểm này. Cuốn sách cũng tiết lộ chi tiết các giao dịch của TTP với al-Qaeda – tổ chức khủng bố khét tiếng được Mehsud mô tả là một đồng minh thân cận. Nhưng khi trả lời trên truyền hình, Mehsud lại bác bỏ mọi mối liên hệ với al-Qaeda.

“Chúng tôi đã tiến hành thánh chiến chống lại Pakistan và chúng tôi muốn thiết lập một đế chế trên thế giới dưới ngọn cờ của Các tiểu vương quốc Hồi giáo Afghanistan”, Mehsud viết trong cuốn sách của mình.

Nhà báo Hamid Mir trong bài bình luận trên Washington Posts cho rằng, Mehsud không có tư cách thách thức quyền lực của những người anh em ở Afghanistan. Theo Mir, sở dĩ Taliban cho phép Mehsud đưa ra tuyên bố này vì hai lý do.

Thứ nhất, Taliban muốn chứng minh rằng Mehsud vẫn còn sống, bác thông tin về cái chết của ông ta trong một cuộc tấn công bằng máy bay không người lái vào tháng trước. Sự xuất hện của Mehsud phơi bày thất bại của nhiều cơ quan tình báo khi loan tin rằng Mehsud đã chết.

Thứ hai, Taliban muốn gửi một thông điệp đến Islamabad rằng Pakistan nên cảm thấy lo ngại một  khi Taliban tiến vào Kabul. Sự xuất hiện của Mehsud ngụ ý rằng, Taliban có thể một lần nữa yêu cầu TTP tăng cường hoạt động chống lại Pakistan.

Trò chơi hai mặt

Dù ở khả năng nào thì cuộc phỏng vấn mới nhất của Mehsud cũng làm dấy lên nghi ngờ về độ tin cậy của những lời hứa hẹn mà lực lượng Taliban ở Afhganistan đưa ra với cộng đồng quốc tế. Liệu Mỹ và các đồng minh có thể thực sự tin tưởng Taliban khi lực lượng này cho phép một đồng minh của mình đưa ra những lời đe dọa chống lại Pakistan?

Một báo cáo gần đây của Liên Hợp Quốc cho thấy, các phần tử al-Qaeda hiện diện ở ít nhất 15 tỉnh của Afghanistan. Báo cáo lưu ý rằng nhiều chiến binh của al-Qaeda tại tiểu lục địa Ấn Độ (AQIS) - nhánh khu vực của mạng lưới phiến quân Hồi giáo al-Qaeda chủ yếu bao gồm các công dân Afghanistan và Pakistan cùng số ít công dân Ấn Độ, Bangladesh, Myanmar; đồng thời cảnh báo, khoảng 6.000 chiến binh TTP vẫn hoạt động ở miền Đông Afghanistan.

Thông tin này là tín hiệu đáng báo động không chỉ cho Pakistan mà còn cả các bên liên quan khác trong khu vực, những người đã và đang cùng nhau thực hiện một thỏa thuận hòa bình với Taliban. Taliban đang cố gắng khai thác nỗi sợ hãi của các quốc gia trong khu vực, những người đang hy vọng có thể dựa vào nhóm này để chống lại sự trỗi dậy của tổ chức Nhà nước Hồi giáo (IS) tự xưng. Tuy nhiên, theo Hamid Mir, các nước không nên để bị lừa. Thay vào đó, các nước nên có nỗ lực chung để gây áp lực, buộc Taliban duy trì thỏa thuận hòa bình mà lực lượng này đã ký với Mỹ hồi năm ngoái. Taliban phải tuân thủ cam kết ngăn chặn các tay súng nước ngoài sử dụng lãnh thổ Afghanistan làm căn cứ để chống lại các quốc gia khác.

Sở dĩ Taliban đã và đang giành được ưu thế bởi họ biết khai thác sự khác biệt giữa các bên liên quan chính trong khu vực. Có thể kể ra một ví dụ, các chính phủ ở Kabul và Islamabad hiếm khi thống nhất quan điểm với nhau về bất kỳ điều gì, họ thường đưa ra các cáo buộc chống lại nhau, cố tình bỏ qua thực tế rằng Taliban sẽ có thể dễ dàng lợi dụng điểm yếu này.

Sự nghi ngờ và không tin tưởng lẫn nhau vẫn là một trong những trở ngại lớn nhất đối với hòa bình ở Afghanistan. Về phần mình, Taliban cũng nên có hành động và thái độ đáng tin cậy hơn để xoa dịu những lo ngại về trò chơi hai mặt của họ sau cuộc phỏng vấn gần đây của Mehsud./.

Mời quý độc giả theo dõi VOV.VN trên

Tin liên quan

Trung Quốc “trao quà” cho Taliban, Mỹ cảnh báo Afghanistan sẽ bị quốc tế bài xích
Trung Quốc “trao quà” cho Taliban, Mỹ cảnh báo Afghanistan sẽ bị quốc tế bài xích

VOV.VN - Ngày 28/7, Ngoại trưởng Trung Quốc Vương Nghị đã có cuộc gặp phái đoàn Taliban. Động thái được cho là báo hiệu mối quan hệ ấm dần lên giữa hai bên khi các lực lượng nước ngoài do Mỹ dẫn đầu sắp rút hết khỏi Afghanistan.

Trung Quốc “trao quà” cho Taliban, Mỹ cảnh báo Afghanistan sẽ bị quốc tế bài xích

Trung Quốc “trao quà” cho Taliban, Mỹ cảnh báo Afghanistan sẽ bị quốc tế bài xích

VOV.VN - Ngày 28/7, Ngoại trưởng Trung Quốc Vương Nghị đã có cuộc gặp phái đoàn Taliban. Động thái được cho là báo hiệu mối quan hệ ấm dần lên giữa hai bên khi các lực lượng nước ngoài do Mỹ dẫn đầu sắp rút hết khỏi Afghanistan.

Trung Quốc đón tiếp Taliban, khẳng định phái này có vai trò quan trọng đối với Afghanistan
Trung Quốc đón tiếp Taliban, khẳng định phái này có vai trò quan trọng đối với Afghanistan

VOV.VN - Trong cuộc gặp với 9 đại biểu Taliban đang ở thăm Trung Quốc hôm 28/7, Ngoại trưởng Trung Quốc Vương Nghị khẳng định Taliban có vai trò quan trọng trong quá trình hòa bình, hòa giải, và tái thiết tại Afghanistan.

Trung Quốc đón tiếp Taliban, khẳng định phái này có vai trò quan trọng đối với Afghanistan

Trung Quốc đón tiếp Taliban, khẳng định phái này có vai trò quan trọng đối với Afghanistan

VOV.VN - Trong cuộc gặp với 9 đại biểu Taliban đang ở thăm Trung Quốc hôm 28/7, Ngoại trưởng Trung Quốc Vương Nghị khẳng định Taliban có vai trò quan trọng trong quá trình hòa bình, hòa giải, và tái thiết tại Afghanistan.

Tướng Mỹ: Không bỏ qua kịch bản Taliban tiếp quản quyền lực ở Afghanistan
Tướng Mỹ: Không bỏ qua kịch bản Taliban tiếp quản quyền lực ở Afghanistan

VOV.VN - Chủ tịch Hội đồng tham mưu trưởng liên quân Mỹ cho rằng, các lực lượng Afghanistan có đủ năng lực và khả năng để tự vệ nhưng lưu ý “một kết quả tiêu cực – Taliban tiếp quản quyền lực ở Afghanistan – không phải là một kịch bản bị bỏ qua”.

Tướng Mỹ: Không bỏ qua kịch bản Taliban tiếp quản quyền lực ở Afghanistan

Tướng Mỹ: Không bỏ qua kịch bản Taliban tiếp quản quyền lực ở Afghanistan

VOV.VN - Chủ tịch Hội đồng tham mưu trưởng liên quân Mỹ cho rằng, các lực lượng Afghanistan có đủ năng lực và khả năng để tự vệ nhưng lưu ý “một kết quả tiêu cực – Taliban tiếp quản quyền lực ở Afghanistan – không phải là một kịch bản bị bỏ qua”.

Hé lộ ý đồ của Trung Quốc với Taliban và Afghanistan
Hé lộ ý đồ của Trung Quốc với Taliban và Afghanistan

VOV.VN - Một mặt, Trung Quốc khá thân thiện với Taliban; mặt khác, họ lo ngại nhóm này vẫn duy trì quan hệ với các tổ chức khủng bố. Do vậy, Trung Quốc vẫn tích cực hậu thuẫn cho chính phủ hiện tại của Afghanistan. Liệu Trung Quốc có can thiệp quân sự vào đây?

Hé lộ ý đồ của Trung Quốc với Taliban và Afghanistan

Hé lộ ý đồ của Trung Quốc với Taliban và Afghanistan

VOV.VN - Một mặt, Trung Quốc khá thân thiện với Taliban; mặt khác, họ lo ngại nhóm này vẫn duy trì quan hệ với các tổ chức khủng bố. Do vậy, Trung Quốc vẫn tích cực hậu thuẫn cho chính phủ hiện tại của Afghanistan. Liệu Trung Quốc có can thiệp quân sự vào đây?

Thái độ của Nga đối với nhóm phiến quân Hồi giáo Taliban và vấn đề Afghanistan
Thái độ của Nga đối với nhóm phiến quân Hồi giáo Taliban và vấn đề Afghanistan

VOV.VN - Quan điểm của Nga là nhóm Hồi giáo Taliban không được phép phá hỏng kế hoạch của Nga giữ cho vùng Trung Á nằm trong tầm ảnh hưởng của mình.

Thái độ của Nga đối với nhóm phiến quân Hồi giáo Taliban và vấn đề Afghanistan

Thái độ của Nga đối với nhóm phiến quân Hồi giáo Taliban và vấn đề Afghanistan

VOV.VN - Quan điểm của Nga là nhóm Hồi giáo Taliban không được phép phá hỏng kế hoạch của Nga giữ cho vùng Trung Á nằm trong tầm ảnh hưởng của mình.