Dư luận về đề xuất luật sư sao chụp tài liệu phải trả 1.500 đồng/trang

VOV.VN - Theo dự thảo Pháp lệnh Chi phí tố tụng, trong vụ án hình sự, trường hợp bị can, người bào chữa yêu cầu sao chụp tài liệu thì bị can, người bào chữa phải chịu chi phí sao chụp tài liệu là 1.500 đồng/trang A4.

Nhiều vụ án có đến hàng chục nghìn bút lục

Mới đây, Bộ Tư pháp đã công bố tài liệu cho ý kiến về hồ sơ dự án Pháp lệnh Chi phí tố tụng do TAND Tối cao chủ trì soạn thảo gửi Ủy ban Thường vụ Quốc hội. Đáng chú ý, trong dự thảo pháp lệnh đã đề xuất quy định về chi phí sao chụp tài liệu vụ án. Cụ thể là chi phí sao chụp tài liệu để thực hiện quyền của bị can được đọc, ghi chép bản sao tài liệu.

Trường hợp cơ quan tiến hành tố tụng phải sao chụp tài liệu cung cấp cho bị can để đảm bảo thực hiện quyền của bị can được đọc, ghi chép bản sao tài liệu liên quan đến việc buộc tội, gỡ tội quy định tại Bộ luật Tố tụng hình sự, chi phí sao chụp tài liệu là 1.500 đồng/trang A4. Chi phí này được lấy từ kinh phí chi đặc thù hàng năm của cơ quan tiến hành tố tụng.

Điều 85 dự thảo Pháp lệnh Chi phí tố tụng quy định về chi phí sao chụp tài liệu trong trường hợp bị can, người bào chữa (luật sư) yêu cầu sao chụp. Theo đó, trong vụ án hình sự, trường hợp bị can, người bào chữa yêu cầu sao chụp tài liệu thì bị can, người bào chữa phải chịu chi phí sao chụp tài liệu là 1.500 đồng/trang A4.

Nêu ý kiến liên quan đến đề xuất này, luật sư Nguyễn Danh Huế (Chủ tịch HĐTV Công ty luật Hừng Đông) cho biết: "Hiện nay, phần lớn các luật sư đều sử dụng điện thoại, máy ảnh hay các thiết bị điện tử khác để chụp tài liệu, hồ sơ của vụ án nên việc thu phí trong trường hợp này là không phù hợp. Thông thường mỗi vụ án có khoảng một vài nghìn bút lục, nhiều vụ án có đến hàng chục nghìn bút lục (tương đương hoặc nhiều hơn số trang tài liệu) thì theo tôi, chi phí phải trả nếu tính phí 1.500 đồng/trang A4 là rất lớn, những vụ án có nhiều luật sư tham gia thì chi phí chụp hồ sơ có thể lên đến hàng trăm triệu đồng".

Theo luật sư Nguyễn Danh Huế, số tiền phát sinh này nếu có thì các luật sư lại phải tính vào chi phí và người mời luật sư phải chi trả. Trong trường hợp thân chủ là những người nghèo, người yếu thế, không đủ chi trả thì sẽ ảnh hưởng đến quyền và lợi ích hợp pháp của công dân được pháp luật bảo vệ.

Cụ thể, điểm i, khoản 2, Điều 60 Bộ luật Tố tụng Hình sự quy định quyền của bị can như sau: "Đọc, ghi chép bản sao tài liệu hoặc tài liệu được số hóa liên quan đến việc buộc tội, gỡ tội hoặc bản sao tài liệu khác liên quan đến việc bào chữa kể từ khi kết thúc điều tra khi có yêu cầu;".

Điểm i, khoản 1, Điều 73 BLTTHS quy định về quyền của người bào chữa (luật sư) như sau: "Đọc, ghi chép và sao chụp những tài liệu trong hồ sơ vụ án liên quan đến việc bào chữa từ khi kết thúc điều tra". Như vậy, theo quy định của Bộ luật tố tụng hình sự hiện nay thì sau khi kết thúc điều tra, cả bị can và người bào chữa đều được quyền "đọc", "ghi chép" các tài liệu chứng cứ có trong hồ sơ vụ án.

Với luật sư còn có thêm quyền "sao chụp" những tài liệu trong hồ sơ vụ án liên quan đến việc bào chữa. Vì thế quy định thu phí tố tụng khi sao chụp hồ sơ vụ án có thể gây khó khăn khi áp dụng các quy định của pháp luật hiện hành và gây ảnh hưởng đến quyền và lợi ích hợp pháp của công dân.

Chưa có văn bản hướng dẫn cụ thể về việc sao chụp hồ sơ vụ án

Cũng nêu ý kiến về vấn đề này, Tiến sĩ, luật sư Đặng Văn Cường (trưởng VP luật sư Chính pháp) cho biết, việc bổ sung các quy định pháp luật về chi phí tố tụng là cần thiết, trong đó có cả các chi phí sao chép, sao chụp tài liệu. Tuy nhiên, quy định như thế nào để đảm bảo sự hài hòa, hợp lý, dễ áp dụng, hạn chế những tiêu cực có thể phát sinh là vấn đề cần phải bàn kĩ.

"Trường hợp người bào chữa, người bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp của đương sự sử dụng máy photocopy, giấy trắng của tòa án thì mới nộp chi phí là hợp lý. Còn đối với trường hợp người bào chữa, người bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp cho đương sự và các đương sự khác thực hiện sao chụp hồ sơ bằng các thiết bị điện tử (máy ảnh, điện thoại) để chụp tài liệu hoặc dùng USB để copy tài liệu đã được số hóa từ cơ quan tiến hành tố tụng thì không nên quy định phải mất phí, không có lý do để gì để thu phí trong các trường hợp này." - Luật sư Đặng Văn Cường cho biết.

Còn PGS.TS Bùi Thị An, Đại biểu Quốc hội khóa XIII nêu băn khoăn: "Vấn đề chi phí này đặt ra liệu có ảnh hưởng đến quyền tiếp cận thông tin của các đương sự không? Trừ các thông tin liên quan đến bí mật quốc gia, an ninh quốc gia thì mọi người dân đều có quyền được cơ quan có thẩm quyền cung cấp thông tin. Trong đó thì tôi chưa thấy chỗ nào nói phải trả tiền cho việc cung cấp thông tin này".

Lý giải cho đề xuất trên, theo TAND Tối cao, hiện nay trong tố tụng hình sự có quy định về quyền sao chụp tài liệu của bị can, người bào chữa (luật sư), người đại diện của người bị buộc tội, bào chữa viên nhân dân, trợ giúp viên pháp lý... Tuy nhiên, thực tế chưa có văn bản hướng dẫn cụ thể về trình tự, thủ tục, cách thức thực hiện việc đọc, ghi chép, sao chụp hồ sơ vụ án của bị can, người bào chữa và đặc biệt là chi phí sao chụp hồ sơ vụ án do ai chi trả.

Trên thực tế, Nghị quyết 326/2016/UBTVQH14 có quy định về việc chi trả cho việc sao chụp tài liệu là 1.500 đồng/trang A4 nhưng quy định này chỉ áp dụng đối với việc sao chụp tài liệu tại Tòa án. Còn đối với vụ án hình sự, tại các giai đoạn tiến hành tố tụng như giai đoạn điều tra, giai đoạn truy tố thì khi bị can, người bào chữa yêu cầu được sao chụp hồ sơ vụ án tại Cơ quan điều tra, Viện Kiểm sát, chưa có văn bản hướng dẫn rõ ràng về thủ tục chi trả và ai là người chi trả.

Mời quý độc giả theo dõi VOV.VN trên

Tin liên quan

Chính phủ lấy ý kiến về dự thảo báo cáo rà soát văn bản quy phạm pháp luật
Chính phủ lấy ý kiến về dự thảo báo cáo rà soát văn bản quy phạm pháp luật

VOV.VN - Sáng 21/9, tại Văn phòng Chính phủ diễn ra Hội nghị của Chính phủ lấy ý kiến về dự thảo Báo cáo của Chính phủ về kết quả rà soát văn bản quy phạm luật để trình Quốc hội vào kỳ họp thứ 6 tới.

Chính phủ lấy ý kiến về dự thảo báo cáo rà soát văn bản quy phạm pháp luật

Chính phủ lấy ý kiến về dự thảo báo cáo rà soát văn bản quy phạm pháp luật

VOV.VN - Sáng 21/9, tại Văn phòng Chính phủ diễn ra Hội nghị của Chính phủ lấy ý kiến về dự thảo Báo cáo của Chính phủ về kết quả rà soát văn bản quy phạm luật để trình Quốc hội vào kỳ họp thứ 6 tới.

Thường vụ Quốc hội sẽ thảo luận dự án Luật Thủ đô và Luật Đất đai
Thường vụ Quốc hội sẽ thảo luận dự án Luật Thủ đô và Luật Đất đai

VOV.VN - Đợt 2 phiên họp 26 của Ủy ban Thường vụ Quốc hội sẽ diễn ra trong 2 ngày 18 và 20/9. Luật Thủ đô, Luật Đất đai và 4 dự án luật khác sẽ được cho ý kiến.

Thường vụ Quốc hội sẽ thảo luận dự án Luật Thủ đô và Luật Đất đai

Thường vụ Quốc hội sẽ thảo luận dự án Luật Thủ đô và Luật Đất đai

VOV.VN - Đợt 2 phiên họp 26 của Ủy ban Thường vụ Quốc hội sẽ diễn ra trong 2 ngày 18 và 20/9. Luật Thủ đô, Luật Đất đai và 4 dự án luật khác sẽ được cho ý kiến.

Ủy ban Thường vụ Quốc hội thảo luận dự án Luật Thủ đô sửa đổi tại phiên họp 26
Ủy ban Thường vụ Quốc hội thảo luận dự án Luật Thủ đô sửa đổi tại phiên họp 26

VOV.VN - Phiên họp thứ 26 của Ủy ban Thường vụ Quốc hội được tổ chức thành 2 đợt (từ 12-14/9 và 18, 20/9). Dự án Luật Thủ đô (sửa đổi), Luật Đất đai (sửa đổi) cùng nhiều nội dung quan trọng khác sẽ được cho ý kiến.

Ủy ban Thường vụ Quốc hội thảo luận dự án Luật Thủ đô sửa đổi tại phiên họp 26

Ủy ban Thường vụ Quốc hội thảo luận dự án Luật Thủ đô sửa đổi tại phiên họp 26

VOV.VN - Phiên họp thứ 26 của Ủy ban Thường vụ Quốc hội được tổ chức thành 2 đợt (từ 12-14/9 và 18, 20/9). Dự án Luật Thủ đô (sửa đổi), Luật Đất đai (sửa đổi) cùng nhiều nội dung quan trọng khác sẽ được cho ý kiến.