Đường dây tiêu thụ hàng triệu đô la Singapore giả bị triệt phá ở Hà Nội

VOV.VN - Các đối tượng lập công ty thu mua, giao dịch ngoại tệ để kiếm lời. Trong những giao dịch này, có đến hơn 2 triệu đô la Singapore giả (SGD) đã được các đối tượng lưu hành.

Ngày 6/1, Công an TP Hà Nội đã thông tin về vụ triệt phá đường dây tiêu thụ hàng triệu đô la Singapore giả (SGD). Lực lượng chức năng đã đề nghị truy tố Nguyễn Trung Nghĩa (SN 1973; trú TP.HCM); Đặng Thị Thuỳ Duyên (SN 1987; trú huyện Phúc Thọ, Hà Nội) và 8 bị can khác về tội "Lưu hành tiền giả". Đồng thời, đề nghị truy tố Nguyễn Trường Giang (SN 1989; ở huyện Sơn Dương, tỉnh Tuyên Quang) về tội “Làm giả con dấu, tài liệu của cơ quan, tổ chức”.

Qua công tác nghiệp vụ, Phòng Cảnh sát Kinh tế (Công an TP Hà Nội) nắm thông tin về đường dây mua bán hàng triệu đô la Singapore giả quy mô lớn. Các trinh sát phát hiện Đặng Thị Thùy Duyên tàng trữ 99 tờ tiền mệnh giá 10.000 SGD, được xác định là tiền giả. 

Duyên khai nhận, tháng 11/2020, Duyên quen biết Vũ Văn Nam (SN 1977, Bắc Từ Liêm, Hà Nội). Qua trao đổi, Nam khoe có nguồn ngoại tệ, muốn đưa vào ngân hàng xử lý. Đối tượng hứa sẽ trả cho Duyên 5% trên tổng số tiền bán được là 16 tỷ đồng/1 triệu SGD.

Khi Duyên đem tiền giả tìm cách giao dịch thì bị phát hiện. Tiếp nhận hồ sơ, Phòng an ninh điều tra (Công an thành phố Hà Nội) đã điều tra xác định: Ngày 11/7/2019, Nam và Nguyễn Trường Giang thành lập Công ty cổ phần Đầu tư và Phát triển hạ tầng Nguyên Vũ TCVN (gọi tắt là Công ty Nguyên Vũ), ngành nghề kinh doanh là xây dựng.

Công ty Nguyên Vũ không đăng ký chức năng mua bán ngoại tệ nhưng lại hoạt động thu gom và xử lý ngoại tệ. Công ty có vốn điều lệ theo đăng ký là 299 tỷ đồng nhưng thực chất không có tài sản thực.

Quá trình hoạt động, Nam và Giang chỉ đạo cấp dưới đi thu mua ngoại tệ rồi bán lại cho các cá nhân, tổ chức để kiếm lời. Trong số này, có cả nguồn tiền đô la Singapore giả, các đối tượng tuy biết là tiền giả nhưng vẫn tìm cách giao dịch vì lợi nhuận. Cơ quan điều tra xác định, nhóm 11 bị can đã lưu hành hơn 2 triệu SGD giả (khoảng 34 tỷ đồng) trong khoảng thời gian từ năm 2021 đến nay./.

Mời quý độc giả theo dõi VOV.VN trên

Tin liên quan

Tạm giữ 3 đối tượng trong đường dây tiêu thụ tiền giả
Tạm giữ 3 đối tượng trong đường dây tiêu thụ tiền giả

Ngày 4/8, Cơ quan điều tra Công an tỉnh Bình Dương đã tạm giữ 3 đối tượng có hành vi "Tàng trữ, lưu hành tiền giả", thu giữ tang vật hơn 65 triệu đồng là tiền giả có mệnh giá 500.000 đồng.

Tạm giữ 3 đối tượng trong đường dây tiêu thụ tiền giả

Tạm giữ 3 đối tượng trong đường dây tiêu thụ tiền giả

Ngày 4/8, Cơ quan điều tra Công an tỉnh Bình Dương đã tạm giữ 3 đối tượng có hành vi "Tàng trữ, lưu hành tiền giả", thu giữ tang vật hơn 65 triệu đồng là tiền giả có mệnh giá 500.000 đồng.

Thủ đoạn lừa đảo mới: Làm giả và đánh tráo sổ đỏ để chiếm đoạt tiền
Thủ đoạn lừa đảo mới: Làm giả và đánh tráo sổ đỏ để chiếm đoạt tiền

VOV.VN - Lợi dụng tình hình “sốt đất” tại nhiều địa phương, thời gian qua, tại một số nơi xuất hiện tình trạng, các đối tượng lừa đảo làm sổ đỏ giả, sau đó thực hiện các giao dịch “đặt cọc” để mua bán và chiếm đoạt tiền của bị hại.

Thủ đoạn lừa đảo mới: Làm giả và đánh tráo sổ đỏ để chiếm đoạt tiền

Thủ đoạn lừa đảo mới: Làm giả và đánh tráo sổ đỏ để chiếm đoạt tiền

VOV.VN - Lợi dụng tình hình “sốt đất” tại nhiều địa phương, thời gian qua, tại một số nơi xuất hiện tình trạng, các đối tượng lừa đảo làm sổ đỏ giả, sau đó thực hiện các giao dịch “đặt cọc” để mua bán và chiếm đoạt tiền của bị hại.

Giả mạo thư ký Giám đốc Công an tỉnh Điện Biên để ép doanh nghiệp chi tiền
Giả mạo thư ký Giám đốc Công an tỉnh Điện Biên để ép doanh nghiệp chi tiền

VOV.VN - Nguyễn Minh Chất nhận là thư ký Giám đốc Công an tỉnh Điện Biên để đe dọa, yêu cầu các cá nhân, doanh nghiệp chi một số tiền lớn để được bỏ qua sai phạm.

Giả mạo thư ký Giám đốc Công an tỉnh Điện Biên để ép doanh nghiệp chi tiền

Giả mạo thư ký Giám đốc Công an tỉnh Điện Biên để ép doanh nghiệp chi tiền

VOV.VN - Nguyễn Minh Chất nhận là thư ký Giám đốc Công an tỉnh Điện Biên để đe dọa, yêu cầu các cá nhân, doanh nghiệp chi một số tiền lớn để được bỏ qua sai phạm.