Nghiên cứu phát triển 2 thành phố trực thuộc thủ đô Hà Nội

VOV.VN - Các chuyên gia đến từ các trường đại học, cao đẳng tại Hà Nội sẽ cùng thảo luận, nêu ý kiến, tham luận về xây dựng định hướng Quy hoạch Thủ đô Hà Nội thời kỳ 2021 - 2030, tầm nhìn đến năm 2050. Trong đó có nội dung về việc phát triển 2 thành phố trực thuộc thủ đô.

Sáng nay (27/9), tại Trường ĐH Kinh tế Quốc dân diễn ra họp báo Hội thảo khoa học định hướng quy hoạch Thủ đô Hà Nội thời kỳ 2021-2030, tầm nhìn đến năm 2050 do Đảng ủy Khối các trường Đại học, Cao đẳng Hà Nội và Viện Nghiên cứu phát triển kinh tế - xã hội Hà Nội chủ trì, phối hợp với Trường Đại học Kinh tế Quốc dân tổ chức.

Phát biểu tại buổi họp báo, Viện Trưởng Viện Phát triển kinh tế xã hội Lê Ngọc Anh cho biết, hội thảo sẽ diễn ra sáng 29/9/2023 tại Trường Đại học Kinh tế Quốc dân.

Hội thảo sẽ tập trung góp ý các kết quả nghiên cứu bước đầu đối với Quy hoạch Thủ đô của Liên danh tư vấn lập Quy hoạch Thủ đô; đề xuất các ý tưởng quy hoạch, phát triển Thủ đô, góp phần cụ thể hoá các nội dung gợi ý của Đề cương định hướng Quy hoạch Thủ đô thời kỳ 2021-2030, tầm nhìn đến năm 2050 đã được Ban Chấp hành Đảng bộ thành phố thông qua tháng 4/2023.

Theo đó, nội dung Hội thảo tập trung vào các vấn đề chính như phân tích, đánh giá, dự báo các yếu tố, điều kiện phát triển đặc thù của Thủ đô Hà Nội. Trong đó, tập trung làm rõ các điểm đặc thù của Thủ đô, đặc biệt là lịch sử hình thành và phát triển, các đặc thù về văn hoá, các đặc điểm địa lý, tự nhiên, môi trường, khí hậu, nguồn nhân lực… để xác định được những tiềm năng, lợi thế riêng có của Hà Nội, đồng thời làm rõ những điểm không thuận lợi trong phát triển Thủ đô.

Phân tích, đánh giá thực trạng phát triển kinh tế - xã hội, hiện trạng sử dụng đất, hiện trạng hệ thống đô thị và nông thôn, thực trạng phát triển hạ tầng kỹ thuật, quản lý và bảo vệ môi trường; góp phần đánh giá được các kết quả đã đạt được và xác định được những điểm nghẽn làm hạn chế sự phát triển của Thủ đô trong những năm qua.

Gợi ý định hướng Quy hoạch Thủ đô Hà Nội thời kỳ 2021-2030, tầm nhìn đến năm 2050. Trong đó tập trung gợi ý các quan điểm phát triển Thủ đô, mục tiêu phát triển Thủ đô, các khâu đột phá; các phương hướng phát triển các ngành, lĩnh vực và các giải pháp thực hiện Quy hoạch theo một số nội dung quan trọng định hướng phát triển Thủ đô đã được các chuyên gia nghiên cứu, gợi ý như sau:

Về quan điểm chung phát triển Thủ đô, phát triển Thủ đô Hà Nội “Xanh - Văn hiến - Văn minh - Hiện đại”, Thủ đô của đất nước trên 100 triệu dân, đến năm 2030 cơ bản thành nước công nghiệp, thu nhập trung bình cao; Thủ đô thanh bình và thịnh vượng, thành phố kết nối toàn cầu; Là trung tâm đầu não chính trị - hành chính quốc gia, trái tim của cả nước; trung tâm lớn về văn hoá, giáo dục và đào tạo, khoa học và công nghệ, kinh tế và hội nhập quốc tế. Phát triển đô thị thông minh, hiện đại, xanh, sạch, đẹp; an ninh, an toàn. Phát triển nông nghiệp sinh thái, nông thôn hiện đại, nông dân văn minh.

Phát huy, khai thác hiệu quả tiềm năng lợi thế, tạo bước chuyển có tính đột phá trong huy động sức mạnh tổng hợp của Thủ đô, kết hợp với nguồn lực của trong nước và nguồn lực quốc tế. Khơi dậy khát vọng phát triển Thủ đô sánh ngang với Thủ đô các nước trong khu vực và trên thế giới. Tập trung ưu tiên hoàn thiện thể chế phát triển Thủ đô toàn diện, đồng bộ, với các cơ chế, chính sách đặc thù vượt trội, tăng cường phân cấp, phân quyền cho Thủ đô. Hoàn thiện tổ chức, bộ máy chính quyền Thủ đô theo hướng tinh gọn, hiện đại, hoạt động hiệu lực, hiệu quả, liên thông, phù hợp với vai trò, vị trí và yêu cầu phát triển, quản lý Thủ đô trong giai đoạn phát triển mới.

Phát triển bao trùm, nhanh và bền vững dựa chủ yếu vào khoa học, công nghệ, đổi mới sáng tạo, chuyển đổi xanh, chuyển đổi số và phát triển kinh tế tuần hoàn, là vùng động lực phát triển, 1 trong 2 cực tăng trưởng của vùng và cả nước,  có sức lan toả mạnh để thúc đẩy vùng đồng bằng Sông Hồng, vùng kinh tế trọng điểm Bắc Bộ và cả nước cùng phát triển. Kết hợp hài hoà phát triển kinh tế, văn hoá, xã hội, môi trường gắn với bảo đảm quốc phòng, an ninh, đối ngoại.

Văn hóa, con người vừa là mục tiêu, vừa là nền tảng, nguồn lực, động lực phát triển Thủ đô. Nguồn lực văn hoá và con người Hà Nội, nguồn tài nguyên nhân văn và tài nguyên số là nguồn lực quan trọng cho sự phát triển bền vững của Thủ đô.

Mục tiêu cuối cùng là phục vụ nhân dân, vì cuộc sống phồn vinh hạnh phúc của Người dân. Xây dựng con người Hà Nội thanh lịch, hào hoa, nghĩa tình, văn minh, tiêu biểu cho văn hóa, lương tri và phẩm giá con người Việt Nam; tư duy đổi mới sáng tạo và sẻ chia.

Viện Trưởng Viện Phát triển kinh tế xã hội Lê Ngọc Anh cũng cho biết, các nội dung quan trọng về tổ chức không gian phát triển của Thủ đô, các chuyên gia gợi ý định hướng nghiên cứu các nội dung sau: 2 thành phố trực thuộc Thủ đô: Thành phố tại khu vực phía Bắc (vùng Đông Anh, Mê Linh, Sóc Sơn) và Thành phố phía Tây (vùng Hoà Lạc, Xuân Mai); 3 tuyến hành lang kinh tế gồm hành lang (Côn Minh, Trung Quốc) - Lào Cai - Hà Nội- Hải Phòng- Quảng Ninh; hành lang Điện Biên - Sơn La - Hòa Bình - Hà Nội; hành lang Nam Ninh (Trung Quốc)-Lạng Sơn - Bắc Giang - Bắc Ninh - Hà Nội; 4 không gian chú trọng phát triển: không gian số (môi trường quan trọng trong thời đại mới); không gian văn hoá (mở rộng không gian để khai thác hiệu quả các di sản phục vụ phát triển Thủ đô); không gian ngầm; không gian công cộng, chú trọng không gian xanh, đặc biệt là mặt nước sông, hồ.

5 trục phát triển quan trọng cần bàn thảo gồm: Trục sông Hồng (Là trục xanh, cảnh quan trung tâm, phát triển đô thị hài hòa hai bên sông); Trục Hồ Tây – Ba Vì kết nối giữa đô thị trung tâm với các đô thị vệ tinh (là trục giao thông đối ngoại, hướng tâm, tạo chuỗi đô thị xanh, hiện đại) và Trục Nhật Tân - Nội Bài (Trục đô thị thông minh – đối ngoại); Trục liên kết phía Nam (trục liên kết Vùng) và trục Hồ Tây – Cổ Loa (trục không gian văn hóa); 5 tuyến vành đai đô thị, cùng với các trục giao thông hướng tâm, các tuyến đường sắt đô thị sẽ tạo nên các không gian phát triển mới của Thủ đô. 

Dự kiến, hơn 350 đại biểu tham dự Hội thảo, trong đó có đại diện các Ủy ban của Quốc hội, đại diện các bộ, ngành, cơ quan Trung ương. Đại biểu thành phố Hà Nội có sự tham dự của các đồng chí lãnh đạo Thành ủy, HĐND, UBND thành phố, các ban Đảng của Thành uỷ, các sở, ngành, quận, huyện, thị xã. Đặc biệt, hội thảo thu hút sự tham gia, đóng góp ý tưởng của đội ngũ trí thức, nhà khoa học đến từ hơn 80 Đại học, Trường đại học, Cao đẳng và Học viện trên địa bàn Thành phố Hà Nội. Việc tổ chức được buổi Hội thảo này cũng chính là điểm đặc thù, thuận lợi riêng có của Thủ đô Hà Nội đối với việc huy động nguồn lực chất xám ngay tại địa bàn Thủ đô cho công tác Quy hoạch Thủ đô nói riêng và phát triển Thủ đô nói chung.

Mời quý độc giả theo dõi VOV.VN trên

Tin liên quan

Phê duyệt Nhiệm vụ Điều chỉnh Quy hoạch chung Thủ đô Hà Nội
Phê duyệt Nhiệm vụ Điều chỉnh Quy hoạch chung Thủ đô Hà Nội

VOV.VN - Phó Thủ tướng Chính phủ Trần Hồng Hà vừa ký Quyết định 700/QĐ-TTg phê duyệt Nhiệm vụ Điều chỉnh Quy hoạch chung Thủ đô Hà Nội.

Phê duyệt Nhiệm vụ Điều chỉnh Quy hoạch chung Thủ đô Hà Nội

Phê duyệt Nhiệm vụ Điều chỉnh Quy hoạch chung Thủ đô Hà Nội

VOV.VN - Phó Thủ tướng Chính phủ Trần Hồng Hà vừa ký Quyết định 700/QĐ-TTg phê duyệt Nhiệm vụ Điều chỉnh Quy hoạch chung Thủ đô Hà Nội.

Phó Thủ tướng Trần Hồng Hà: Quy hoạch là phát triển Hà Nội trở thành đô thị hiện đại
Phó Thủ tướng Trần Hồng Hà: Quy hoạch là phát triển Hà Nội trở thành đô thị hiện đại

VOV.VN - Phó Thủ tướng Trần Hồng Hà nhấn mạnh, quy hoạch cần đặt ra tiêu chí, nguyên tắc, yêu cầu đối với việc xây dựng, chỉnh trang, cải tạo ở các khu đô thị hiện hữu, phát triển khu đô thị mới phù hợp với hình thái quy hoạch - kiến trúc đặc trưng cho đô thị Hà Nội.

Phó Thủ tướng Trần Hồng Hà: Quy hoạch là phát triển Hà Nội trở thành đô thị hiện đại

Phó Thủ tướng Trần Hồng Hà: Quy hoạch là phát triển Hà Nội trở thành đô thị hiện đại

VOV.VN - Phó Thủ tướng Trần Hồng Hà nhấn mạnh, quy hoạch cần đặt ra tiêu chí, nguyên tắc, yêu cầu đối với việc xây dựng, chỉnh trang, cải tạo ở các khu đô thị hiện hữu, phát triển khu đô thị mới phù hợp với hình thái quy hoạch - kiến trúc đặc trưng cho đô thị Hà Nội.

Thanh tra việc quy hoạch xây dựng tại Hà Nội và 9 địa phương
Thanh tra việc quy hoạch xây dựng tại Hà Nội và 9 địa phương

VOV.VN - Thanh tra Chính phủ chỉ đạo thành lập các đoàn thanh tra trực tiếp việc quy hoạch và thực hiện quy hoạch xây dựng tại 3 bộ và 10 tỉnh, thành trên cả nước, trong đó có Hà Nội, TPH.HCM, Hải Phòng, Cần Thơ...

Thanh tra việc quy hoạch xây dựng tại Hà Nội và 9 địa phương

Thanh tra việc quy hoạch xây dựng tại Hà Nội và 9 địa phương

VOV.VN - Thanh tra Chính phủ chỉ đạo thành lập các đoàn thanh tra trực tiếp việc quy hoạch và thực hiện quy hoạch xây dựng tại 3 bộ và 10 tỉnh, thành trên cả nước, trong đó có Hà Nội, TPH.HCM, Hải Phòng, Cần Thơ...

Giải ngân đầu tư công của Hà Nội không đạt kế hoạch đề ra
Giải ngân đầu tư công của Hà Nội không đạt kế hoạch đề ra

VOV.VN - Báo cáo của Sở Kế hoạch và Đầu tư Hà Nội cho biết, 6 tháng qua, số vốn giải ngân đầu tư công trên địa bàn thành phố đạt gần 16.000 tỷ đồng (bằng 34%), cao hơn cùng kỳ năm ngoái, nhưng vẫn thấp hơn kế hoạch đề ra là từ 40 đến 45%.

Giải ngân đầu tư công của Hà Nội không đạt kế hoạch đề ra

Giải ngân đầu tư công của Hà Nội không đạt kế hoạch đề ra

VOV.VN - Báo cáo của Sở Kế hoạch và Đầu tư Hà Nội cho biết, 6 tháng qua, số vốn giải ngân đầu tư công trên địa bàn thành phố đạt gần 16.000 tỷ đồng (bằng 34%), cao hơn cùng kỳ năm ngoái, nhưng vẫn thấp hơn kế hoạch đề ra là từ 40 đến 45%.

Bộ GTVT nói gì về vị trí quy hoạch sân bay thứ 2 Vùng Thủ đô Hà Nội?
Bộ GTVT nói gì về vị trí quy hoạch sân bay thứ 2 Vùng Thủ đô Hà Nội?

VOV.VN - Theo Bộ GTVT, trong thời gian tới, Bộ sẽ chỉ đạo các đơn vị liên quan nghiên cứu kỹ lưỡng vị trí, các chỉ tiêu quy hoạch cho Cảng hàng không thứ hai Vùng Thủ đô, bảo đảm tối ưu phương án tổ chức vùng trời, phương thức bay và an toàn khai thác đối các cảng hàng không.

Bộ GTVT nói gì về vị trí quy hoạch sân bay thứ 2 Vùng Thủ đô Hà Nội?

Bộ GTVT nói gì về vị trí quy hoạch sân bay thứ 2 Vùng Thủ đô Hà Nội?

VOV.VN - Theo Bộ GTVT, trong thời gian tới, Bộ sẽ chỉ đạo các đơn vị liên quan nghiên cứu kỹ lưỡng vị trí, các chỉ tiêu quy hoạch cho Cảng hàng không thứ hai Vùng Thủ đô, bảo đảm tối ưu phương án tổ chức vùng trời, phương thức bay và an toàn khai thác đối các cảng hàng không.