Ghi âm, ghi hình khi hỏi cung: Phải tính đến hiệu quả kinh tế

VOV.VN - “Yếu tố quan trọng là phải mở rộng quyền của người bào chữa, tạo điều kiện cho họ tham gia vào hoạt động điều tra, trong đó có quá trình lấy lời khai của bị can, bị cáo”.

Một trong những nội dung đang có nhiều tranh luận khi Dự thảo Bộ luật Tố tụng Hình sự (sửa đổi) được đưa ra lấy ý kiến nhân dân, là quyền đọc hồ sơ vụ án của bị can, bị cáo. Có ý cho rằng, để bảo đảm tốt hơn quyền con người, quyền công dân, hạn chế tối đa các trường hợp bức cung, nhục hình, tạo điều kiện để bị can, bị cáo thực hiện quyền tự bào chữa đã được Hiến định, thì cần bổ sung cho bị can, bị cáo có các quyền này. Ngược lại, có ý kiến cho rằng không quy định cho bị can, bị cáo có các quyền này vì sẽ ảnh hưởng đến hiệu quả đấu tranh phòng, chống tội phạm, quá trình thực hiện sẽ gặp nhiều khó khăn và không phù hợp với thực tiễn.


PGS.TS Nguyễn Thái Phúc
Luật hiện hành thiếu “quyền” quan trọng của bị can, bị cáo

PGS.TS Nguyễn Thái Phúc, nguyên Giám đốc Học viện Tư pháp cho rằng, quyền được đọc hồ sơ của bị can, bị cáo là một sự sửa đổi cần thiết và đúng. Vì trong Bộ luật Tố tụng Hình sự hiện hành 2003 thiếu quyền quan trọng này của bị can, bị cáo. “Chúng ta thừa nhận luật sư của bị can, bị cáo được quyền đọc hồ sơ, ghi chép khi kết thúc điều tra, nhưng bản thân bị can, bị cáo lại không cho họ quyền đó”.

Theo PGS.TS Nguyễn Thái Phúc, quyền bào chữa quy định trong Hiến pháp là quyền của bị can, bị cáo chứ không phải của luật sư. Bị can, bị cáo có thể thực hiện quyền đó bằng 2 cách: tự bào chữa cho mình; hoặc nếu họ thấy có điều kiện và cần có sự trợ giúp pháp lý thì họ có thể nhờ người giúp đỡ để giúp họ thực hiện quyền hiến định đó. Trong trường hợp này, họ vẫn thực hiện quyền bào chữa của họ song song với sự trợ giúp của người bào chữa, chứ họ không mất đi quyền hiến định đó của mình. Cho nên, luật pháp hiện nay chỉ thừa nhận cho người bào chữa được ghi ghép, đọc hồ sơ trong khi lại “quên” quyền được đọc hồ sơ và ghi chép của bản thân chủ thể thực hiện quyền bào chữa 

“Cho nên, tôi lấy tình huống dễ hiểu nhất là trong trường hợp bị can, bị cáo vì một lý do nào đó họ không có người bào chữa, họ không có quyền được đọc hồ sơ, ghi chép thì họ sẽ thực hiện quyền hiến định được bào chữa của mình như thế nào? Bộ luật sửa đổi đã bổ sung thêm nội dung quyền đọc hồ sơ vụ án của bị can, bị cáo là hoàn toàn đúng đắn và rất đáng hoan nghênh”- PGS.TS Nguyễn Thái Phúc nói.

Trước nhiều ý kiến trăn trở, quy định cho bị can, bị cáo có quyền được đọc hồ sơ sẽ ảnh hưởng đến hiệu quả đấu tranh phòng, chống tội phạm, quá trình xử lý vụ án sẽ gặp nhiều khó khăn và không phù hợp với thực tiễn, PGS.TS Nguyễn Thái Phúc cho rằng, trăn trở đó là không đúng. Điều 124, Bộ luật Tố tụng Hình sự quy định về việc không được tiết lộ bí mật điều tra. Đó là đặc điểm về tố tụng hình sự trong giai đoạn điều tra. Trong quá trình điều tra, cơ quan điều tra có quyền không tiết lộ thông tin cho bất kỳ ai, nhưng khi giai đoạn điều tra đó kết thúc, tất cả các tài liệu, hồ sơ phải được công khai. Lúc này người bào chữa đã được quyền tiếp cận, được đọc toàn bộ hồ sơ vụ án.

“Dự thảo bổ sung thêm quyền của bị can, bị cáo được đọc hồ sơ đó, có nghĩa là kết thúc điều tra, hồ sơ hoàn toàn được công khai, không có rào cản đến quá trình điều tra nữa. Những người có liên quan có quyền được đọc hồ sơ đó. Đó là quyền hiến định của bị can, bị cáo. Lúc này việc đều tra đã xong, hồ sơ chuyển Viện Kiểm sát, không còn gì cản trở nữa nên bị can, bị cáo họ phải có quyền được đọc hồ sơ để họ chuẩn bị thực hiện quyền bào chữa của mình. Nếu bản thân họ không được đọc, không tiếp xúc hồ sơ làm sao họ thực hiện được quyền bào chữa của mình. Đó là vi hiến, vì chúng ta nói họ có quyền bào chữa nhưng thực tế không có những bảo đảm thực tế cho họ thực hiện quyền đó thì thật là phi lý”- PGS.TS Nguyễn Thái Phúc nói.

   
TAND TP Tuy Hòa xét xử vụ án 5 nguyên sĩ quan công an dùng nhục hình làm chết một nghi phạm tại Công an  TP Tuy Hòa (Ảnh TL)

 

PGS.TS Nguyễn Thái Phúc bổ sung, Luật các nước quy định không được hạn chế thời gian đọc hồ sơ đó, vì nó liên quan trực tiếp đến quyền bào chữa của bị can, bị cáo. Trong trường hợp bị can, bị cáo hoặc người bào chữa cố tình kéo dài việc nghiên cứu hồ sơ để gây khó khăn cho thời hạn xét xử thì lúc đó mới có kiến nghị mới Tòa án ra ấn định thời hạn, Tòa án sẽ là trọng tài quy định thời gian kết thúc đọc hồ sơ.

Ghi âm, ghi hình khi hỏi cung, cần tính đến hiệu quả

Còn đối với việc ghi âm, ghi hình trong các cuộc hỏi cung, PGS.TS Nguyễn Thái Phúc cho rằng, nếu làm được các việc này thì quá tốt, sẽ hạn chế được rất nhiều sai sót, trong đó có việc khi ra tòa bị can, bị cáo thay đổi lời khai. “Họ thay đổi lời khai vì cho rằng bị ép cung, bạo lực, tra tấn và trong quá trình lấy lời lời khai. Để tìm hiểu việc này rất khó vì việc này đã xảy ra trong quá khứ và quá trình lấy lời khai chỉ thể hiện trong biên bản lấy lời khai. Còn biên bản lấy lời khai thì lại rất hợp pháp, bị can, bị cáo đã được đọc lại và có chữ ký của họ. Sự thật đằng sau việc này, chúng ta không kiểm soát và không kiểm tra được. Cho nên dự thảo đưa quy định ghi âm, ghi hình trong quá trình lấy lời khai sẽ tạo thuận lợi cho quá trình điều tra”.

Tuy nhiên, theo PGS.TS Nguyễn Thái Phúc, bổ sung này cũng cần phải cân nhắc. Mặc dù quy định này là cần thiết, dự thảo vẫn phải quan tâm đến hiệu quả. Hoạt động tố tụng hình sự còn nhiều việc cần thiết hơn việc ghi âm, ghi hình trong các cuộc hỏi cung.

“Có nhiều vụ án, lấy lời khai của bị can, bị cáo có khi đến hàng chục lần. Nếu tất cả các lần đó đều ghi âm, ghi hình thì đó là bài toán kinh tế cần cân nhắc trong điều kiện kinh tế của chúng ta chưa phải dư thừa, còn rất nhiều việc khác cần thiết hơn”- PGS.TS Nguyễn Thái Phúc nói.

Theo PGS.TS Nguyễn Thái Phúc, điều quan trọng nhất để giải quyết gốc rễ của vấn đề ở đây là tính xác thực trong quá trình lấy lời khai trong giai đoạn điều tra, thì việc chúng ta ghi âm, ghi hình cũng chỉ mang tính kỹ thuật, chưa phải là một giải pháp tối quan trọng và quyết định. Suy cho cùng, tất cả các giải pháp đều phải qua một bộ lọc cuối cùng là con người. Nếu con người không có nghiệp vụ thì dù phương tiện kỹ thuật tối tân như thế nào đi nữa, họ vẫn có thể thay đổi. Yếu tố quan trọng là phải mở rộng quyền của người bào chữa, tạo điều kiện thuận lợi cho người bào chữa tham gia vào hoạt động điều tra, trước hết là trong quá trình lấy lời khai của bị can, bị cáo. Sự hiện diện của người bào chữa trong quá trình điều tra để đảm bảo quyền của bị can, bị cáo, tránh tra tấn nhục hình… Đó mới là giải pháp lâu dài và cơ bản, phù hợp thực tế.

“Không phải cứ có tiền người bào chữa mới tham gia, mà chúng ta có thể chỉ định người bào chữa, có sự trợ giúp của cơ quan hỗ trợ pháp lý (Bộ Tư pháp), họ có thể cử người tham gia hỗ trợ bị can bị cáo trong trường hợp bị can, bị cáo có khó khăn về mặt tài chính… có rất  nhiều con đường khác nhau, chứ đừng để không có tiền thì không có luật sư. Vì thế cần có giải pháp để mở rộng hơn người bào chữa trong quá trình lấy lời khai. Từ thực tiễn ta thấy quá trình này có nhiều bất cập, có nhiều nguy cơ xâm phạm quyền con người của bị can, bị cáo”-PGS.TS Nguyễn Thái Phúc nói./.


Mời quý độc giả theo dõi VOV.VN trên

Tin liên quan

Hoãn xử vụ 2 điều tra viên dùng nhục hình bức cung
Hoãn xử vụ 2 điều tra viên dùng nhục hình bức cung

Tuấn và Quyết đã dùng công cụ hỗ trợ là gậy cao su, dùi cui điện đánh, chích điện nhiều lần vào tay, chân, vai bà Lan để ép bà Lan khai nhận trộm tiền.  

Hoãn xử vụ 2 điều tra viên dùng nhục hình bức cung

Hoãn xử vụ 2 điều tra viên dùng nhục hình bức cung

Tuấn và Quyết đã dùng công cụ hỗ trợ là gậy cao su, dùi cui điện đánh, chích điện nhiều lần vào tay, chân, vai bà Lan để ép bà Lan khai nhận trộm tiền.  

Quản lý dữ liệu camera để giảm thiểu bức cung, nhục hình?
Quản lý dữ liệu camera để giảm thiểu bức cung, nhục hình?

VOV.VN -Có ý kiến đề nghị cần có một cơ quan độc lập đứng ra quản lý và khai thác các dữ liệu từ camera ghi hình tại phòng hỏi cung để giảm thiểu bức cung, nhục hình trong hoạt động điều tra hình sự.

Quản lý dữ liệu camera để giảm thiểu bức cung, nhục hình?

Quản lý dữ liệu camera để giảm thiểu bức cung, nhục hình?

VOV.VN -Có ý kiến đề nghị cần có một cơ quan độc lập đứng ra quản lý và khai thác các dữ liệu từ camera ghi hình tại phòng hỏi cung để giảm thiểu bức cung, nhục hình trong hoạt động điều tra hình sự.

Cấm điều tra viên bức cung, dùng nhục hình dưới mọi hình thức
Cấm điều tra viên bức cung, dùng nhục hình dưới mọi hình thức

VOV.VN - Nội dung Thông tư số 28 của Bộ Công an nghiêm cấm điều tra viên bức cung, mớm cung hoặc dùng nhục hình dưới bất kỳ hình thức nào.

Cấm điều tra viên bức cung, dùng nhục hình dưới mọi hình thức

Cấm điều tra viên bức cung, dùng nhục hình dưới mọi hình thức

VOV.VN - Nội dung Thông tư số 28 của Bộ Công an nghiêm cấm điều tra viên bức cung, mớm cung hoặc dùng nhục hình dưới bất kỳ hình thức nào.

Bắt hai điều tra viên ở Bắc Giang dùng nhục hình bức cung
Bắt hai điều tra viên ở Bắc Giang dùng nhục hình bức cung

Hai cựu điều tra viên thuộc Phòng CSĐT tội phạm về ma túy - Công an tỉnh Bắc Giang bị bị cáo tố bức cung, dùng nhục hình khi điều tra vụ án

Bắt hai điều tra viên ở Bắc Giang dùng nhục hình bức cung

Bắt hai điều tra viên ở Bắc Giang dùng nhục hình bức cung

Hai cựu điều tra viên thuộc Phòng CSĐT tội phạm về ma túy - Công an tỉnh Bắc Giang bị bị cáo tố bức cung, dùng nhục hình khi điều tra vụ án

Cần quy định rõ ràng để chống bức cung, nhục hình
Cần quy định rõ ràng để chống bức cung, nhục hình

VOV.VN- Luật Tạm giữ, tạm giam cần quy định rõ để đảm bảo quyền con người, quyền công dân theo tinh thần Hiến pháp 2013.

Cần quy định rõ ràng để chống bức cung, nhục hình

Cần quy định rõ ràng để chống bức cung, nhục hình

VOV.VN- Luật Tạm giữ, tạm giam cần quy định rõ để đảm bảo quyền con người, quyền công dân theo tinh thần Hiến pháp 2013.

“Có những vụ án dùng bức cung, nhục hình nhưng hồ sơ rất đẹp“
“Có những vụ án dùng bức cung, nhục hình nhưng hồ sơ rất đẹp“

VOV.VN - “Cơ chế phán quyết của chúng ta vừa trên cơ sở hồ sơ và xét hỏi. Có những vụ án bức cung, nhục hình nhưng hồ sơ rất đẹp”.

“Có những vụ án dùng bức cung, nhục hình nhưng hồ sơ rất đẹp“

“Có những vụ án dùng bức cung, nhục hình nhưng hồ sơ rất đẹp“

VOV.VN - “Cơ chế phán quyết của chúng ta vừa trên cơ sở hồ sơ và xét hỏi. Có những vụ án bức cung, nhục hình nhưng hồ sơ rất đẹp”.

Truy tố nguyên 6 sĩ quan công an dùng nhục hình bức cung
Truy tố nguyên 6 sĩ quan công an dùng nhục hình bức cung

Ngoài bị can Nguyễn Thân Thảo Thành bị bắt tạm giam từ ngày 15/1/2013, năm bị can khác đang tại ngoại chờ ngày hầu tòa.

Truy tố nguyên 6 sĩ quan công an dùng nhục hình bức cung

Truy tố nguyên 6 sĩ quan công an dùng nhục hình bức cung

Ngoài bị can Nguyễn Thân Thảo Thành bị bắt tạm giam từ ngày 15/1/2013, năm bị can khác đang tại ngoại chờ ngày hầu tòa.