Gia Lai: Bỏ trốn sau khi lừa nhiều hộ gia đình người dân tộc

VOV.VN - Bị lừa thế chấp đất vay tiền ngân hàng, nhiều hộ dân ở Gia Lai đứng trước nguy cơ mất trắng tài sản

Nhẹ dạ cả tin, thế chấp toàn bộ nhà ở và đất sản xuất vay hàng tỷ đồng để cho người khác vay, nhiều gia đình ở các xã Ia Bă và xã Ia Yok, huyện Ia Grai, tỉnh Gia Lai đang thấp thỏm không yên vì cả gia đình người vay nợ đột ngột bỏ nơi cư trú.

Vụ việc có nhiều điểm giống những vụ lừa đảo trước đây tại tỉnh Gia Lai, nhưng cách thức tinh vi hơn và để lại những hệ luỵ khôn lường về mặt xã hội tại địa phương.

Nhiều người dân ở huyện Ia Grai đã thế chấp tài sản vay tiền ngân hàng, rồi cho ông Nguyễn Tất Bình vay

Hơn chục ngày nay, kể từ khi nhận tin gia đình ông Nguyễn Tất Bình (SN 1965) đột ngột rời khỏi làng, vợ chồng anh Ksor Do (SN 1980) ở làng Dun De, xã Ia Bă, huyện Ia Grai thấp thỏm như ngồi trên đống lửa. Anh Do cho biết, mùa mưa năm ngoái, trong lúc cần tiền sửa mái nhà bị dột, anh Do nhờ ông Nguyễn Tất Bình giúp làm thủ tục vay vốn ngân hàng. Ông Bình nói rằng, sổ đỏ đứng tên người Kinh sẽ được vay vốn thuận lợi hơn, nên đã vận động toàn bộ anh chị em của anh Do đến phòng công chứng thực hiện chuyển nhượng 5 sào đất ở sang tên con gái mình là Nguyễn Thị Ngọc Thảo (SN 1997). Ngay sau đó, cha con ông Bình tới một ngân hàng CPTM tại thành phố Pleiku thế chấp diện tích đất này để vay tiền. Ông Bình đưa 50 triệu đồng cho anh Do với lời hẹn khi nào đưa lại đủ số tiền này, ông Bình sẽ chuyển nhượng lại đất.

Đầu năm nay, ông Bình tiếp tục nhờ anh Do thế chấp 9 sào đất rẫy cà phê, mượn thêm 150 triệu đồng từ ngân hàng, rồi cho ông này vay toàn bộ. Chỉ đến khi nhân viên ngân hàng tìm về tận nhà để thu lãi vì không liên lạc được với ông Bình, vợ chồng anh Do mới biết ông Bình  đã rời khỏi làng. Anh Do lo lắng mình sẽ bị mất đất, mất nhà.

 “Tôi nói với ông Bình là nhà tôi bị dột nát, ướt hết quần áo. Ông ấy hỏi tôi là đất có bìa đỏ không, đưa ông ấy làm thủ tục vay vốn cho. Tên trong hộ khẩu nhà tôi bị sai,  ông Bình tự đi sửa lại cho đúng. Sau đó, ông ấy gọi những người có tên trong hộ khẩu ra phòng công chứng ký đồng ý chuyển nhượng cho con gái của mình", anh Do cho biết. 

Đối tượng Nguyễn Tất Bình

Ông Nguyễn Tất Bình (SN 1965), có hộ khẩu ở phường Trà Bá, thành phố Pleiku, nhưng đã cùng gia đình chuyển về tạm trú tại làng Dun De nhiều năm nay. Nhận ông Rơ Châm Pip (SN 1962), một người có uy tín trong làng là anh nuôi, nên ông Bình tạo được sự tin tưởng với người dân địa phương. Nhưng lúc này, ngay cả ông Píp cũng đang lo lắng, thấp thỏm vì đã thế chấp hơn 2 ha đất ở và đất canh tác vay 200 triệu cho ông Bình mượn. Nếu không trả được món nợ này, gần chục thành viên trong gia đình ông không những không còn đất canh tác, mà nhà cũng không còn để ở.

Cũng nhờ ông Rơ Châm Píp “kết nối”, nên khi biết gia đình ông Rơ Châm Bek ở làng Bồ 2, xã Ia Yok, huyện Ia Grai cần vốn để đầu tư cho vụ cà phê mới, Nguyễn Tất Bình đã giúp làm thủ tục vay 100 triệu, rồi mượn lại một nửa. Khoản vay hơn một năm, vừa được đáo hạn cách đây vừa tròn 1 tháng thì ông Bình bặt vô âm tín. Cũng một cách thức, để vay được tiền từ ngân hàng, ông Bình đã cẩn thận hướng dẫn ông Píp và ông Bek lừa dối nhân viên tín dụng về mục đích sử dụng vốn. Ông Píp cho biết: “Bình nói là nhân viên ngân hàng đến thì nói là mình sử dụng tiền để mua phân bón làm cà phê, phát triển sản xuất. Tôi nói theo lời ông Bình hướng dẫn. Nhân viên ngân hàng hỏi tôi là có trả được không, tôi nói là trả được, nếu không thì trả bằng sổ đỏ. Vay được ngân hàng 200 triệu, ông Bình lấy hết.”

Hiện nay, ở làng Dun De, xã Ia Bă và làng Bồ 2, xã Ia Yok có 4 hộ dân thế chấp gần chục ha đất nông nghiệp, đất ở cho ông Bình vay xấp xỉ 1 tỷ đồng. Ngoài việc mượn tiền, vợ chồng ông Bình còn mượn nợ hàng tấn nông sản của người dân ở một số làng tại xã Ia Bă. Hầu hết các hộ dân đều cho ông Bình mượn tiền mà không hề viết giấy vay mượn, hay cam kết trả nợ.

So với những vụ lừa bà con dân tộc thiểu số chuyển nhượng đất tại Gia Lai những năm gần đây, hậu quả hành vi của ông Bình khó khắc phục hơn. Với những vụ trước đây, khi phát hiện hành vi lừa chuyển nhượng đất, chính quyền địa phương và cơ quan bảo vệ pháp luật có thể phối hợp xử lý, thu hồi tài sản bằng cách chặn giao dịch, thậm chí huỷ những giấy chứng nhận đã cấp để thu hồi tài sản cho người dân. Còn đối với thủ đoạn của ông Bình, tài sản đã bị cầm cố tại ngân hàng, bị ràng buộc bởi các hợp đồng tín dụng. Nếu không trả được nợ, tài sản của người dân sẽ bị kê biên, bán để ngân hàng thu hồi vốn, gần như là chắc chắn.

Trung tá Phạm Chính Nghĩa, Đội trưởng Đội Cảnh sát Điều tra tội phạm hình sự, kinh tế, ma tuý, Công an huyện Ia Grai cho biết thêm, cùng với việc đột ngột rời khỏi địa phương, hiện nay Nguyễn Tất Bình cùng các thành viên gia đình đã cắt đứt mọi liên lạc. Hiện, cơ quan điều tra Công an huyện Ia Grai đang khẩn trương xác minh, làm rõ vụ việc.

“Một mặt chúng tôi vẫn tiếp tục nhận đơn trình báo, mặt khác chúng tôi cảnh báo người dân cẩn thận trong hoạt động cho vay, mượn tiền, tài sản. Khi cho ai vay, mượn thì phải cảnh giác và phải có hợp đồng đàng hoàng", Trung tá Phạm Chính Nghĩa cảnh báo ./.

Mời quý độc giả theo dõi VOV.VN trên

Tin liên quan

Nguyên cán bộ ngân hàng lừa đảo hơn 21 tỷ đồng để đánh bạc
Nguyên cán bộ ngân hàng lừa đảo hơn 21 tỷ đồng để đánh bạc

VOV.VN - Để vay được tiền, Hùng nói dối là vay để cho người khác vay lại đáo hạn ngân hàng và sử dụng một phần tiền vay để trả lãi cho các chủ nợ. 

Nguyên cán bộ ngân hàng lừa đảo hơn 21 tỷ đồng để đánh bạc

Nguyên cán bộ ngân hàng lừa đảo hơn 21 tỷ đồng để đánh bạc

VOV.VN - Để vay được tiền, Hùng nói dối là vay để cho người khác vay lại đáo hạn ngân hàng và sử dụng một phần tiền vay để trả lãi cho các chủ nợ. 

Mù chữ vẫn làm giả được giấy tờ lừa đảo hơn 4 tỷ
Mù chữ vẫn làm giả được giấy tờ lừa đảo hơn 4 tỷ

VOV.VN - Bị cáo Trần A Gịn vừa bị tuyên phạt 14 năm 6 tháng tù về tội "Lừa đảo chiếm đoạt tài sản", "Làm giả con dấu, tài liệu của cơ quan, tổ chức".

Mù chữ vẫn làm giả được giấy tờ lừa đảo hơn 4 tỷ

Mù chữ vẫn làm giả được giấy tờ lừa đảo hơn 4 tỷ

VOV.VN - Bị cáo Trần A Gịn vừa bị tuyên phạt 14 năm 6 tháng tù về tội "Lừa đảo chiếm đoạt tài sản", "Làm giả con dấu, tài liệu của cơ quan, tổ chức".

Bắt giam người phụ nữ lừa đảo, chiếm đoạt gần 10 tỷ đồng ở Đà Nẵng
Bắt giam người phụ nữ lừa đảo, chiếm đoạt gần 10 tỷ đồng ở Đà Nẵng

VOV.VN-Từ tháng 5/2017 đến khi bị Công an TP Đà Nẵng bắt giữ, Mai Thị Thủy đã lừa đảo, chiếm đoạt của người khác số tiền gần 10 tỷ đồng.

Bắt giam người phụ nữ lừa đảo, chiếm đoạt gần 10 tỷ đồng ở Đà Nẵng

Bắt giam người phụ nữ lừa đảo, chiếm đoạt gần 10 tỷ đồng ở Đà Nẵng

VOV.VN-Từ tháng 5/2017 đến khi bị Công an TP Đà Nẵng bắt giữ, Mai Thị Thủy đã lừa đảo, chiếm đoạt của người khác số tiền gần 10 tỷ đồng.

Thanh Hóa: Bắt tạm giam 2 đối tượng lừa đảo chiếm đoạt hơn 60 tỷ đồng
Thanh Hóa: Bắt tạm giam 2 đối tượng lừa đảo chiếm đoạt hơn 60 tỷ đồng

VOV.VN -Lợi dụng tâm lý của những người có nhu cầu mua đất tại các mặt bằng quy hoạch trên địa bàn TP.Thanh Hóa, 2 đối tượng lừa đảo 60 tỷ đồng.

Thanh Hóa: Bắt tạm giam 2 đối tượng lừa đảo chiếm đoạt hơn 60 tỷ đồng

Thanh Hóa: Bắt tạm giam 2 đối tượng lừa đảo chiếm đoạt hơn 60 tỷ đồng

VOV.VN -Lợi dụng tâm lý của những người có nhu cầu mua đất tại các mặt bằng quy hoạch trên địa bàn TP.Thanh Hóa, 2 đối tượng lừa đảo 60 tỷ đồng.

Lừa đảo qua điện thoại: Đã cảnh báo mà vẫn sập bẫy
Lừa đảo qua điện thoại: Đã cảnh báo mà vẫn sập bẫy

VOV.VN - Những ngày qua, nhiều người dân tại TPHCM đã bị bọn lừa đảo liên tục tấn công qua điện thoại với mật độ dày đặc.

Lừa đảo qua điện thoại: Đã cảnh báo mà vẫn sập bẫy

Lừa đảo qua điện thoại: Đã cảnh báo mà vẫn sập bẫy

VOV.VN - Những ngày qua, nhiều người dân tại TPHCM đã bị bọn lừa đảo liên tục tấn công qua điện thoại với mật độ dày đặc.