Myanmar: Thêm nhiều thành viên đảng NLD bị bắt giữ, bà San Suu Kyi bị cáo buộc thêm tội

VOV.VN - Tình hình tại Myanmar vẫn tiếp tục diễn biến “phức tạp”, với việc có thêm nhiều thành viên Đảng Liên minh Quốc gia vì Dân chủ (NLD) và cựu nghị sĩ quốc hội vừa mới bị bắt giữ.

Trong khi đó, Cố vấn Nhà nước San Suu Kyi và 4 thành viên chính phủ bị bắt giữ cũng bị cáo buộc thêm tội danh xâm phạm Đạo luật Bí mật chính thức của nước này. Thế giới vẫn không ngừng kêu gọi giảm tình trạng bạo lực tại Myanmar.

Luật sư của bà San Suu Kyi hôm qua cho biết, bà San Suu Kyi cùng 3 Bộ trưởng và 1 cố vấn kinh tế người Australia – Sean Turnell mới bị 1 tòa án tại Yangon cáo buộc thêm tội xâm phạm Đạo luật Bí mật Chính thức của Myanmar. Trước đó, bà San Suu Kyi đã bị cáo buộc phạm một số các tội danh khác; tuy nhiên, đội ngũ luật sư của bà cho rằng, đó là những cáo buộc “vô căn cứ”.

Cũng theo đội ngũ luật sư, bà San Suu Kyi hôm 1/4 cũng đã phải hầu 1 phiên tòa khác trong tình trạng sức khỏe tốt và các phiên tòa xét xử sẽ còn tiếp diễn trong tương lai.

Luật sư Min Min Soe cho biết: “2 ngày nay tại tòa án, sức khỏe của bà có vẻ tốt; sắc mặt của bà vẫn tỉnh táo như mọi khi. Phiên tòa tiếp theo dự kiến sẽ diễn ra vào ngày 12/4 tới”.

Hiện tình hình tại Myanmar vẫn khá phức tạp. Chính quyền hiện tại của Myanmar những ngày qua vẫn tiến hành thêm nhiều vụ bắt giữ đối với một số cựu nghị sĩ Quốc hội và các thành viên Đảng Liên minh Quốc gia vì Dân chủ (NLD), với nhiều lý do khác nhau, trong đó có cáo buộc kích động biểu tình, bạo lực.

Hôm qua, sau 2 ngày họp, Hội đồng Bảo an Liên Hợp Quốc hôm qua đã ra tuyên bố quan ngại về các diễn biến ngày càng xấu đi tại Myanmar.

Tại cuộc họp này, Trưởng Phái đoàn Việt Nam tại LHQ, Đại sứ Đặng Đình Quý đã đề cao giải pháp đối thoại, hoà giải, hợp tác và xây dựng lòng tin, với trọng tâm vì người dân, trong tìm kiếm giải pháp cho Myanmar. Đại sứ kêu gọi cộng đồng quốc tế tiếp tục hỗ trợ Myanmar chấm dứt bạo lực, ổn định tình hình, tránh các hành động có thể làm gia tăng chia rẽ trong nội bộ Myanmar và thúc đẩy một giải pháp toàn diện, phù hợp với Hiến pháp, luật pháp của Myanmar cũng như đáp ứng ý chí và nguyện vọng của người dân quốc gia này. 

Đại diện các nước cũng đã đề cao vai trò của ASEAN đối với tình hình Myanmar, mong muốn các hội nghị của ASEAN sắp tới sẽ giúp nước thành viên Myanmar tìm ra giải pháp thỏa đáng.

Trên phương diện kinh tế, Tờ báo Nikkei mới đây đưa ra nhận định rằng, dù Myanmar từng được xem là một trong những nền kinh tế hứa hẹn nhất khu vực sau khi thoát khỏi các lệnh trừng phạt phương Tây, song chỉ 2 tháng nay, nền kinh tế quốc gia này đã rơi vào tình trạng gần như bị “tê liệt”. Dự kiến, tình hình này sẽ khó được cải thiện trong thời gian tới./.

Mời quý độc giả theo dõi VOV.VN trên

Tin liên quan

Bà San Suu Kyi bị cáo buộc vi phạm Đạo luật bí mật chính thức của Myanmar
Bà San Suu Kyi bị cáo buộc vi phạm Đạo luật bí mật chính thức của Myanmar

VOV.VN - Cố vấn nhà nước Myanmar Aung San Suu Kyi và 4 đồng minh của bà vừa bị cáo buộc vi phạm Đạo luật bí mật chính thức của Myanmar, luật sư của bà Aung San Suu Kyi ngày 1/4 cho biết.

Bà San Suu Kyi bị cáo buộc vi phạm Đạo luật bí mật chính thức của Myanmar

Bà San Suu Kyi bị cáo buộc vi phạm Đạo luật bí mật chính thức của Myanmar

VOV.VN - Cố vấn nhà nước Myanmar Aung San Suu Kyi và 4 đồng minh của bà vừa bị cáo buộc vi phạm Đạo luật bí mật chính thức của Myanmar, luật sư của bà Aung San Suu Kyi ngày 1/4 cho biết.

Hội đồng Bảo an lên án mạnh mẽ bạo lực tại Myanmar
Hội đồng Bảo an lên án mạnh mẽ bạo lực tại Myanmar

VOV.VN - Hội đồng Bảo an Liên Hợp Quốc ngày 1/4 lên án mạnh mẽ việc hàng trăm dân thường thiệt mạng ở Myanmar, trong một tuyên bố sau 2 ngày đàm phán căng thẳng.

Hội đồng Bảo an lên án mạnh mẽ bạo lực tại Myanmar

Hội đồng Bảo an lên án mạnh mẽ bạo lực tại Myanmar

VOV.VN - Hội đồng Bảo an Liên Hợp Quốc ngày 1/4 lên án mạnh mẽ việc hàng trăm dân thường thiệt mạng ở Myanmar, trong một tuyên bố sau 2 ngày đàm phán căng thẳng.

Giới doanh nghiệp chia rẽ sâu sắc tại Myanmar hậu đảo chính quân sự
Giới doanh nghiệp chia rẽ sâu sắc tại Myanmar hậu đảo chính quân sự

VOV.VN - Tại Myanmar, các tập đoàn thương mại phương Tây phản đối việc quân đội lên nắm quyền sau đảo chính, trong khi các doanh nghiệp hàng đầu của nước này lại tiếp tục quan hệ với giới tướng lĩnh....

Giới doanh nghiệp chia rẽ sâu sắc tại Myanmar hậu đảo chính quân sự

Giới doanh nghiệp chia rẽ sâu sắc tại Myanmar hậu đảo chính quân sự

VOV.VN - Tại Myanmar, các tập đoàn thương mại phương Tây phản đối việc quân đội lên nắm quyền sau đảo chính, trong khi các doanh nghiệp hàng đầu của nước này lại tiếp tục quan hệ với giới tướng lĩnh....

Hé lộ các đội quân dân tộc có thể đối đầu với quân đội Myanmar chính quy sau đảo chính
Hé lộ các đội quân dân tộc có thể đối đầu với quân đội Myanmar chính quy sau đảo chính

VOV.VN - Lực lượng đối lập tại Myanmar đang có dấu hiệu tập hợp sức mạnh, xây dựng lực lượng vũ trang để đối đầu với quân đội Myanmar hậu đảo chính quân sự.

Hé lộ các đội quân dân tộc có thể đối đầu với quân đội Myanmar chính quy sau đảo chính

Hé lộ các đội quân dân tộc có thể đối đầu với quân đội Myanmar chính quy sau đảo chính

VOV.VN - Lực lượng đối lập tại Myanmar đang có dấu hiệu tập hợp sức mạnh, xây dựng lực lượng vũ trang để đối đầu với quân đội Myanmar hậu đảo chính quân sự.

Nữ tu sĩ quỳ gối xin cảnh sát Myanmar không bắn người biểu tình
Nữ tu sĩ quỳ gối xin cảnh sát Myanmar không bắn người biểu tình

VOV.VN - Người ta đã chụp được bức ảnh nữ tu sĩ Myanmar, Ann Rose Nu Tawng, đang quỳ gối cầu xin cảnh sát vũ trang Myanmar đừng bắn vào người biểu tình.

Nữ tu sĩ quỳ gối xin cảnh sát Myanmar không bắn người biểu tình

Nữ tu sĩ quỳ gối xin cảnh sát Myanmar không bắn người biểu tình

VOV.VN - Người ta đã chụp được bức ảnh nữ tu sĩ Myanmar, Ann Rose Nu Tawng, đang quỳ gối cầu xin cảnh sát vũ trang Myanmar đừng bắn vào người biểu tình.