Saudi Arabia "chìa cành ô liu" cho Israel trước chuyến thăm của Tổng thống Mỹ

VOV.VN - Trước thềm chuyến thăm của Tổng thống Mỹ Joe Biden, Nhà chức trách Saudi Arabia ngày 14/7 đã dỡ bỏ hạn chế không phận đối với tất cả các hãng hàng không Israel. Đây được xem là thành quả ban đầu của ông Biden trong việc đưa Israel hội nhập sâu rộng hơn với thế giới Arab.

Cơ quan hàng không dân dụng Saudi Arabia ngày 14/7 thông báo quyết định mở cửa không phận cho tất cả các hãng hàng không Israel. Với quyết định này, những hạn chế đối với các chuyến bay đến và đi từ Israel đã thực sự được dỡ bỏ.

Quyết định của Saudi Arabia đưa ra chỉ 2 ngày trước khi Tổng thống Mỹ bắt đầu thăm chính thức nước này. Đây cũng là một trong những mục đích được Tổng thống Joe Biden đề ra trong chuyến thăm Trung Đông lần này. Ngay trước chuyến thăm, trong một bài viết đăng tải trên Washington Post, Tổng thống Biden cho biết về lý do ông đến thăm Saudi Arabia trong đó công khai ý định giúp Israel và Saudi Arabia hàn gắn quan hệ.

Trả lời phỏng vấn trước thêm chuyến thăm, Tổng thống Mỹ  nhấn mạnh: “Việc hòa giải giữa Israel và Saudi Arabia sẽ mất nhiều thời gian. Tuy nhiên tăng cường quan hệ giữa hai nước, xét về khía cạnh giúp 2 bên chấp nhận sự hiện diện của bên kia, hợp tác với nhau trong một số vấn đề là điều vô cùng ý nghĩa. Thứ hai, khi Israel hội nhập sâu hơn vào khu vực như một đối tác bình đẳng và được chấp nhận sẽ giúp Israel tìm ra giải pháp cho việc hòa hợp với người Palestine hơn”.

Israel đang ngày càng gắn kết trong hệ sinh thái ngoại giao của Trung Đông sau một số thỏa thuận mang tính bước ngoặt do chính quyền ông Donald Trump làm trung gian nhằm bình thường hóa quan hệ giữa Israel và 3 quốc gia Arab khác là Bahrain, Ma Rốc và Các Tiểu vương quốc Arab Thống nhất (UAE).

Kể từ khi thỏa thuận bình thường hóa, có tên là Hiệp định Abraham, được ký kết, mối quan hệ giữa Israel và các quốc gia vùng Vịnh đã được mở rộng, đáng chú ý là việc nối lại các chuyến bay thẳng và các thỏa thuận kinh tế. Saudi Arabia được xem là quốc gia có tiếng nói trọng lượng tại khu vực vùng Vịnh. Việc nước này mở cửa không phận vói Israel được cho sẽ giúp Nhà nước Do Thái hội nhập sâu hơn vào thế giới Arab.

Israel và Saudi Arabia từng là kẻ thù nhưng cũng là những đồng minh quan trọng nhất của Mỹ trong khu vực. Và việc giúp hai nước này xích lại gần nhau hơn được xem là thành quả ban đầu của ông Biden trong chuyến công du lần này, qua đó góp phần tăng cường vị thế của Mỹ tại khu vực và giúp Mỹ thực hiện các mục tiêu khác trong đó có việc kiềm chế hoạt động hạt nhân của Iran, hạ nhiệt các "cơn sốt" về giá nhiên liệu và lạm phát ở Mỹ…

Bà Carolyn kissane, trợ lý trưởng khoa thuộc trung tâm các vấn đề toàn cầu, Đại học New York, Mỹ nhận định: “Mỹ hiểu rằng Saudi Arabia đã và đang tiếp tục là một người chơi quan trọng trong thị trường năng lượng toàn cầu và nước này có vai trò dẫn dắt OPEC. Họ đang ở ghế của người lái xe. Cùng với Saudi Arabia và UAE, hai nước này có trữ lượng dầu mỏ lớn. Với chuyến thăm này của ông Biden, hi vọng giá xăng dầu ở Mỹ sẽ hạ giá trogn vài tuần tới.”

Theo kế hoạch, sau khi rời Bờ Tây, ông Biden sẽ tới Saudi Arabia để hội đàm với các quan chức nước này và tham dự hội nghị thượng đỉnh của các đồng minh vùng Vịnh./.

Mời quý độc giả theo dõi VOV.VN trên

Tin liên quan

Mỹ kỳ vọng gì ở “Trung Đông mới” khi ông Biden thăm Israel, Saudi Arabia?
Mỹ kỳ vọng gì ở “Trung Đông mới” khi ông Biden thăm Israel, Saudi Arabia?

VOV.VN - Chuyến thăm của Tổng thống Mỹ Biden tới Israel và Saudi Arabia mang nhiều thông điệp và kỳ vọng về một “Trung Đông mới”.

Mỹ kỳ vọng gì ở “Trung Đông mới” khi ông Biden thăm Israel, Saudi Arabia?

Mỹ kỳ vọng gì ở “Trung Đông mới” khi ông Biden thăm Israel, Saudi Arabia?

VOV.VN - Chuyến thăm của Tổng thống Mỹ Biden tới Israel và Saudi Arabia mang nhiều thông điệp và kỳ vọng về một “Trung Đông mới”.

Mỹ - Israel bắt tay nhau kiềm chế Iran phát triển vũ khí hạt nhân
Mỹ - Israel bắt tay nhau kiềm chế Iran phát triển vũ khí hạt nhân

VOV.VN - Tiếp tục chuyến thăm Israel, Tổng thống Mỹ Joe Biden và Thủ tướng Yair Lapid ngày 14/7 đã ký tuyên bố chung ngăn Iran chế tạo vũ khí hạt nhân. Động thái này được cho sẽ gắn chặt thêm quan hệ đồng minh Mỹ - Israel song lập tức vấp phải sự chỉ trích kịch liệt từ phía Iran.

Mỹ - Israel bắt tay nhau kiềm chế Iran phát triển vũ khí hạt nhân

Mỹ - Israel bắt tay nhau kiềm chế Iran phát triển vũ khí hạt nhân

VOV.VN - Tiếp tục chuyến thăm Israel, Tổng thống Mỹ Joe Biden và Thủ tướng Yair Lapid ngày 14/7 đã ký tuyên bố chung ngăn Iran chế tạo vũ khí hạt nhân. Động thái này được cho sẽ gắn chặt thêm quan hệ đồng minh Mỹ - Israel song lập tức vấp phải sự chỉ trích kịch liệt từ phía Iran.

Cựu Thủ tướng Israel kêu gọi Mỹ sử dụng phương án quân sự chống Iran
Cựu Thủ tướng Israel kêu gọi Mỹ sử dụng phương án quân sự chống Iran

VOV.VN - Cựu Thủ tướng Israel, Benjamin Netanyahu đã nhấn mạnh tầm quan trọng của một phương án tấn công quân sự đáng tin cậy chống lại Iran để ngăn nước này có được vũ khí hạt nhân.

Cựu Thủ tướng Israel kêu gọi Mỹ sử dụng phương án quân sự chống Iran

Cựu Thủ tướng Israel kêu gọi Mỹ sử dụng phương án quân sự chống Iran

VOV.VN - Cựu Thủ tướng Israel, Benjamin Netanyahu đã nhấn mạnh tầm quan trọng của một phương án tấn công quân sự đáng tin cậy chống lại Iran để ngăn nước này có được vũ khí hạt nhân.