Chiến sự Ukraine:

Tính toán của ông Zelensky khiến Mỹ rơi vào tình thế “đi trên dây”

VOV.VN - Bài phát biểu của ông Zelensky đã nêu bật vị trí địa chính trị khó khăn mà chính quyền Biden đang đứng ở thời điểm hiện tại – một tình huống mà bất cứ Tổng thống Mỹ nào cũng phải tìm cách điều hướng.

Trong bài phát biểu trước Quốc hội Mỹ về tình hình xung đột với Nga hôm 16/3, Tổng thống Ukraine Zelensky đã đưa ra một loạt đề nghị, trong đó hối thúc Mỹ và các đồng minh việc thiết lập vùng cấm bay tại quốc gia này, cung cấp máy bay chiến đấu cho Ukraine, trừng phạt Nga ....Nhưng nhiều yêu cầu trong số này vẫn chưa được chính quyền Tổng thống Biden chấp thuận.

Tình huống chưa từng có tiền lệ

Bài phát biểu của ông Zelensky đã nêu bật vị trí địa chính trị khó khăn mà chính quyền Biden đang đứng ở thời điểm hiện tại – một tình huống mà bất cứ Tổng thống Mỹ nào cũng phải tìm cách điều hướng. Một mặt, ông Biden phải đối mặt với nhà lãnh đạo Nga Putin – người đã cảnh báo về một cuộc chiến tranh hạt nhân nếu Mỹ hoặc NATO can thiệp trực tiếp vào tình hình Ukraine. Mặc khác, ông phải đối mặt với sức ép phải hành động nhiều hơn để hỗ trợ Tổng thống Zelensky đẩy lùi chiến dịch quân sự của Nga.

Gần 3 tuần sau cuộc tấn công của Nga vào Ukraine, Tổng thống Biden đang “đi trên dây” một cách thận trọng. Ông vừa cố gắng đoàn kết các đồng minh phương Tây áp đặt các biện pháp trừng phạt kinh tế mạnh chưa từng có với Nga, lại vừa tăng cường viện trợ quân sự cho Ukraine trong khi tránh điều binh sỹ hoặc máy bay Mỹ can thiệp vào cuộc xung đột. Nhưng khi áp lực chính trị gia tăng, đường lối này đang trở nên mờ nhạt hơn.

Khác với Mỹ đứng từ xa quan sát cuộc xung đột, các nhà lãnh đạo của Ba Lan, Cộng hòa Séc và Slovenia – 3 thành viên NATO - đã đến thủ đô Kiev của Ukraine để gặp Tổng thống Zelensky, bất chấp những rủi ro của cuộc xung đột. Điều này cho thấy, có thể đã xuất hiện một số rạn nứt trong liên minh NATO, dù Tổng thư ký NATO Jens Stoltenberg hôm 16/3 nhắc lại rằng sẽ không có bất kỳ vùng cấm bay nào ở Ukraine, như ông Biden đã tuyên bố. Cùng ngày, Thư ký Báo chí Nhà Trắng Jen Psaki cho biết, ông Biden sẽ tham dự hội nghị thượng đỉnh NATO "bất thường" vào ngày 24/3 để thảo luận về các nỗ lực ngăn chặn xung đột và phòng thủ châu Âu.

Richard Immerman, nhà sử học và chuyên gia an ninh tại Đại học Temple nhận định: “Về cơ bản đây là một tình huống chưa từng có tiền lệ mà Biden đang gặp phải”.

Sau bài phát biểu của ông Zelensky, Thượng nghị sĩ Cộng hòa James Risch – thành viên tại Ủy ban Đối ngoại Thượng viện đã kêu gọi ông Biden “hãy tiến lên và dẫn đầu”: “Hãy gửi cho họ máy bay, hệ thống phòng không và hãy làm điều đó nhanh hơn".

Thượng nghị sĩ đảng Dân chủ Mark Warner, chủ tịch Ủy ban Tình báo Thượng viện, cũng yêu cầu chính quyền hành động nhiều hơn, nói rằng: "Chúng ta nên chú ý đến lời kêu gọi của Tổng thống Zelensky về viện trợ phòng thủ bổ sung, trong đó có vũ khí chống tăng và tên lửa phòng không”.

Chính quyền Biden đang chịu sức ép phải cung cấp các hệ thống tên lửa đất đối không phức tạp hơn cho Ukraine, trong đó có hệ thống tên lửa đất đối không như S-300 có từ thời Liên Xô đang được một số đồng minh NATO sử dụng, ngoài ra còn những hệ thống tên tiến hơn như Stinger và Javelin. Tuy nhiên, việc đưa các hệ thống vũ khí này đi qua biên giới các nước NATO để tiến vào Ukraine có thể dẫn đến sự leo thang căng thẳng với Nga- điều mà ông Biden luôn tìm cách tránh né.

Trong bài phát biểu ngày 16/3, ông Biden đã công bố gói hỗ trợ an ninh trị giá 800 triệu USD cho Ukraine, cùng với gói hỗ trợ 200 triệu USD đã được tuyên bố hồi đầu tuần này. Ông cũng cho biết Mỹ và NATO đang phối hợp để giúp Ukraine có được các hệ thống tên lửa tầm xa hơn, nhưng không nói rõ đó là những tên lửa nào. Tuy vậy nhà lãnh đạo Mỹ vẫn kiên quyết phản đối việc thiết lập vùng cấm bay tại Ukraine và chuyển giao máy bay chiến đấu cho nước này.

Không dễ thay đổi tính toán của Mỹ

Liệu bài phát biểu của ông Zelensky có làm thay đổi tính toán của Mỹ hay không? Max Bergmann, một cựu quan chức Bộ Ngoại giao Mỹ cho rằng điều này rất khó xảy ra, vì dù có chung mục tiêu là chấm dứt chiến dịch quân sự của Nga nhưng cả Biden và Zelensky đang đóng những vai trò rất khác nhau. Đối với ông Zelensky, cuộc tấn công của Nga là mối đe dọa hiện hữu ngay trước mắt, còn với Tổng thống Biden đó không chỉ là việc “di chuyển các quân cờ xung quanh bàn cờ”, mà còn tính đến cả lợi ích và rủi ro mà Mỹ và NATO phải đối mặt.

Thư ký báo chí Nhà Trắng Jen Psaki thừa nhận, 2 bên có những mục tiêu khác nhau “Nếu chúng tôi là Tổng thống Zelensky, chúng tôi cũng sẽ yêu cầu mọi thứ có thể. Nhưng quyết định của Tổng thống Biden được xem xét thông qua lăng kính an ninh quốc gia của Mỹ”.

Daniel Fried, cựu đại sứ Mỹ  tại Ba Lan, nhận định, sự từng trải của Tổng thống Biden giúp ông đánh giá các rủi ro và cơ hội theo một cách khác với nhà lãnh đạo Ukraine. Với tư cách là nhà lãnh đạo của liên minh NATO, Tổng thống Biden buộc phải cân bằng nhu cầu của Ukraine với sự cần thiết phải bảo vệ các đồng minh. Quan trọng hơn, mục tiêu của ông là làm sao để hỗ trợ cho Ukraine mà không gây ra một cuộc chiến tranh thế giới mới, có thể xuất hiện cả vũ khí hạt nhân. Ngoại trưởng Sergei Lavrov từng cảnh báo rằng, cuộc xung đột lớn tiếp theo giữa các cường quốc trên thế giới sẽ liên quan đến vũ khí hạt nhân và sẽ là thảm họa cho nhân loại.

Một số nhà phân tích cho rằng, dù đưa ra một loạt yêu cầu đối với Mỹ và châu Âu, nhưng yếu tố cơ bản để giải quyết cuộc chiến tranh thì ông Zelensky chưa nhắc đến đó là liệu Ukraine sẽ tiếp tục theo đuổi hay từ bỏ tham vọng gia nhập NATO hoặc NATO. Buộc Ukraine theo đuổi mô hình trung lập là một trong những yêu cầu chính mà phía Nga đưa ra để chấm dứt cuộc chiến tranh. Nga đã nhiều lần khẳng định, Moscow coi việc Ukraine gia nhập NATO là một "lằn ranh đỏ", nếu điều đó xảy ra, phương Tây sẽ phải đối mặt những hậu quả nghiêm trọng. Moscow đang nắm trong tay một loại "vũ khí địa chính trị" có thể làm giảm sự mặn mà của phương Tây với kế hoạch kết nạp Ukraine đó chính là dầu mỏ và khí đốt.

Bài phát biểu của ông Zelensky trước Quốc hội khó lôi kéo Mỹ can dự trực tiếp vào cuộc chiến Ukraine song nhiều khả năng sẽ làm gia tăng sức ép với Tổng thống Biden, đồng thời chi phối chương trình nghị sự của cuộc họp NATO mà Tổng thống Biden sẽ tham dự ở châu Âu vào tuần tới./.

Mời quý độc giả theo dõi VOV.VN trên

Tin liên quan

Chiến sự Ukraine khiến Mỹ phải thay đổi chính sách phòng thủ châu Âu
Chiến sự Ukraine khiến Mỹ phải thay đổi chính sách phòng thủ châu Âu

VOV.VN - Giới quan sát đánh giá, chiến dịch quân sự của Nga tại Ukraine có thể dẫn đến sự thay đổi quan điểm của Mỹ về việc bảo vệ các đồng minh tại lục địa già.

Chiến sự Ukraine khiến Mỹ phải thay đổi chính sách phòng thủ châu Âu

Chiến sự Ukraine khiến Mỹ phải thay đổi chính sách phòng thủ châu Âu

VOV.VN - Giới quan sát đánh giá, chiến dịch quân sự của Nga tại Ukraine có thể dẫn đến sự thay đổi quan điểm của Mỹ về việc bảo vệ các đồng minh tại lục địa già.

Nga có nguy cơ vỡ nợ trong một vài ngày tới?
Nga có nguy cơ vỡ nợ trong một vài ngày tới?

VOV.VN - Sau khi bị áp đặt một loạt biện pháp trừng phạt tài chính liên quan đến chiến dịch quân sự tại Ukraine, Nga có thể sớm rơi vào tình trạng vỡ nợ.

Nga có nguy cơ vỡ nợ trong một vài ngày tới?

Nga có nguy cơ vỡ nợ trong một vài ngày tới?

VOV.VN - Sau khi bị áp đặt một loạt biện pháp trừng phạt tài chính liên quan đến chiến dịch quân sự tại Ukraine, Nga có thể sớm rơi vào tình trạng vỡ nợ.

Xung đột Ukraine chiếm sóng cuộc gặp cấp cao kéo dài 7 giờ giữa Mỹ và Trung Quốc
Xung đột Ukraine chiếm sóng cuộc gặp cấp cao kéo dài 7 giờ giữa Mỹ và Trung Quốc

VOV.VN - Các quan chức cấp cao của Mỹ và Trung Quốc đã có cuộc gặp tại Rome (Italy) vào ngày 14/3 để thảo luận về một loạt thách thức trong quan hệ song phương, trong đó có cả cuộc xung đột Nga – Ukraine.

Xung đột Ukraine chiếm sóng cuộc gặp cấp cao kéo dài 7 giờ giữa Mỹ và Trung Quốc

Xung đột Ukraine chiếm sóng cuộc gặp cấp cao kéo dài 7 giờ giữa Mỹ và Trung Quốc

VOV.VN - Các quan chức cấp cao của Mỹ và Trung Quốc đã có cuộc gặp tại Rome (Italy) vào ngày 14/3 để thảo luận về một loạt thách thức trong quan hệ song phương, trong đó có cả cuộc xung đột Nga – Ukraine.

Yếu tố quyết định phản ứng của Mỹ sau khi Nga tấn công Ukraine
Yếu tố quyết định phản ứng của Mỹ sau khi Nga tấn công Ukraine

VOV.VN - Sau khi Nga tấn công Ukraine, chính quyền Tổng thống Mỹ liên tục ban hành các biện pháp trừng phạt cứng rắn đối với Nga. Những động thái này được đưa ra, một phần do sức ép của các nghị sỹ tại Quốc hội Mỹ.

Yếu tố quyết định phản ứng của Mỹ sau khi Nga tấn công Ukraine

Yếu tố quyết định phản ứng của Mỹ sau khi Nga tấn công Ukraine

VOV.VN - Sau khi Nga tấn công Ukraine, chính quyền Tổng thống Mỹ liên tục ban hành các biện pháp trừng phạt cứng rắn đối với Nga. Những động thái này được đưa ra, một phần do sức ép của các nghị sỹ tại Quốc hội Mỹ.