Hy hữu, một phiên tòa ở TP Huế phải hoãn vì luật sư của cả 2 bên bị cách ly y tế

VOV.VN - Phiên tòa sơ thẩm xét xử vụ án tranh chấp hợp đồng tín dụng Công ty cổ phần khách sạn Hoàng Cung tiếp tục bị hoãn vì cả 2 luật sư của nguyên đơn và bị đơn đều phải cách ly do liên quan đến địa bàn có dịch Covid-19.

Ngày 3/3, Tòa án nhân dân TP Huế (tỉnh Thừa Thiên Huế) mở lại phiên tòa xét xử sơ thẩm vụ án tranh chấp hợp đồng tín dụng mua bán nợ Công ty cổ phần Khách sạn Hoàng Cung, nhưng bất ngờ là cả 2 luật sư của nguyên đơn và bị đơn đều bị cách ly y tế khi ra sân bay vì liên quan đến địa bàn có dịch Covid-19 tại Hà Nội và không thể có mặt tại phiên tòa.

Vì lý do bất khả kháng, thiếu người bào chữa nên Tòa án nhân dân TP Huế đã quyết định hoãn tiếp phiên tòa này.

Một tháng trước, ngày 3/2/2021, Tòa án nhân dân TP Huế đã mở phiên tòa xét xử sơ thẩm vụ án tranh chấp hợp đồng tín dụng mua bán nợ Công ty cổ phần Khách sạn Hoàng Cung. Nguyên đơn là bà Nguyễn Thị Định, ở Nghĩa Tân - Cầu Giấy (Hà Nội). Bị đơn là Công ty Cổ phần Khách sạn Hoàng Cung, tại số 08 Hùng Vương, thành phố Huế, tỉnh Thừa Thiên Huế (trước đây là Công ty Cổ phần Trường Tiền - TT Huế) do ông Nguyễn Xuân Đức là người đại diện theo pháp luật.

Bà Định khởi kiện yêu cầu Tòa án buộc Công ty cổ phần khách sạn Hoàng Cung (Công ty Hoàng Cung) phải trả cho bà số tiền nợ tạm tính đến ngày 30/6/2019 là hơn 463 tỷ đồng.

Đơn khởi kiện của bà Định gửi Tòa án Nhân dân TP Huế trình bày: Công ty Cổ phần Khách sạn Hoàng Cung (trước đây là Công ty Cổ phần Trường Tiền - TT Huế) là chủ đầu tư của Dự án xây dựng khách sạn Hoàng Cung.

Để thực hiện Dự án xây dựng khách sạn Hoàng Cung, từ ngày 11/3/2003 đến ngày 23/12/2011, Công ty Hoàng Cung đã tiến hành vay nợ và được Ngân hàng TMCP Ngoại thương Việt Nam - Chi nhánh Thừa Thiên Huế (VCB Huế), Ngân hàng TMCP Công thương Việt Nam - Chi nhánh Thừa Thiên Huế (Vietinbank Huế) và Ngân hàng Nông nghiệp và Phát triển nông thôn - Chi nhánh Thừa Thiên Huế (Agribank Huế) chấp thuận đồng tài trợ, cho vay một khoản tiền thông qua các Hợp đồng tín dụng.

Để bảo đảm cho các khoản vay, Công ty Hoàng Cung chấp thuận các biện pháp bảo đảm theo các điều kiện, điều khoản quy định trong Hợp đồng. Tài sản đảm bảo thế chấp là khách sạn Hoàng Cung (địa chỉ số 08 Hùng Vương, thành phố Huế).

Trong quá trình thực hiện Hợp đồng, các ngân hàng đã giải ngân đầy đủ, đúng hạn các khoản vay theo Hợp đồng tín dụng đã ký. Tuy nhiên đến thời hạn trả nợ, dù nhiều lần nhận được yêu cầu nhưng Công ty Hoàng Cung không tuân thủ thỏa thuận theo Hợp đồng về việc trả nợ.

Để thu hồi khoản nợ trên theo đúng quy định pháp luật, các Ngân hàng đã tiến hành bán đấu giá khoản nợ của Công ty Hoàng Cung thông qua Công ty cổ phần đấu giá Nam Việt. Việc đấu giá được tiến hành theo đúng Quy chế bán đấu giá khoản nợ và các quy định của pháp luật khác có liên quan.

Căn cứ Biên bản bán đấu giá khoản nợ và Thông báo về việc ký Hợp đồng mua bán nợ ngày 12/2/2018, bà Định là người trúng đấu giá đối với khoản nợ của Công ty Hoàng Cung.

Ngày 21/2/2018, bà Định và đại diện các Ngân hàng trên đã ký Hợp đồng mua bán khoản nợ đấu giá số 68/2018/HDDMBN-VCB-VIETTINBANK-AGRIBANK. Theo đó, bà Định được chuyển giao quyền chủ nợ đối với khoản vay của Công ty Hoàng Cung theo Hợp đồng tín dụng, Hợp đồng thế chấp đã ký giữa Công ty cổ phần Khách sạn Hoàng Cung và các ngân hàng trên. Tuy nhiên, đại diện khách sạn Hoàng Cung đã nhiều lần từ chối đàm phán với chủ nợ mới là bà Định và buộc bên mua nợ phải khởi kiện ra tòa.

Ngày 3/2, Tòa án nhân dân TP Huế đã mở phiên tòa xét xử công khai, nhưng do thiếu nhiều người liên quan nên phải hoãn.

Được biết, trước phiên xử, ông Nguyễn Xuân Đức - người đại diện theo pháp luật của bị đơn đã có đơn gửi đến tòa xin hoãn nhưng không được Tòa án TP Huế chấp nhận./.

Mời quý độc giả theo dõi VOV.VN trên

Tin liên quan

Hoãn phiên tòa xử vụ kiện mua bán nợ xấu khách sạn Hoàng Cung (Huế) đến sau Tết
Hoãn phiên tòa xử vụ kiện mua bán nợ xấu khách sạn Hoàng Cung (Huế) đến sau Tết

VOV.VN - Ngày 3/2, Tòa án Nhân dân TP Huế mở phiên tòa xét xử sơ thẩm vụ án tranh chấp hợp đồng tín dụng về việc mua bán nợ xấu với Công ty cổ phần Khách sạn Hoàng Cung.

Hoãn phiên tòa xử vụ kiện mua bán nợ xấu khách sạn Hoàng Cung (Huế) đến sau Tết

Hoãn phiên tòa xử vụ kiện mua bán nợ xấu khách sạn Hoàng Cung (Huế) đến sau Tết

VOV.VN - Ngày 3/2, Tòa án Nhân dân TP Huế mở phiên tòa xét xử sơ thẩm vụ án tranh chấp hợp đồng tín dụng về việc mua bán nợ xấu với Công ty cổ phần Khách sạn Hoàng Cung.

Mua bán nợ xấu Hoàng Cung: Thêm cấp tòa khẳng định ngân hàng được bán nợ xấu cho cá nhân
Mua bán nợ xấu Hoàng Cung: Thêm cấp tòa khẳng định ngân hàng được bán nợ xấu cho cá nhân

VOV.VN - Việc xử lý nợ xấu, xử lý tài sản bảo đảm của khoản nợ xấu của TCTD, chi nhánh ngân hàng nước ngoài, tổ chức mua bán xử lý nợ xấu được thực hiện theo qui định của Nghị quyết 42. Trường hợp Nghị quyết 42 không có qui định thì áp dụng qui định của pháp luật hiện hành...

Mua bán nợ xấu Hoàng Cung: Thêm cấp tòa khẳng định ngân hàng được bán nợ xấu cho cá nhân

Mua bán nợ xấu Hoàng Cung: Thêm cấp tòa khẳng định ngân hàng được bán nợ xấu cho cá nhân

VOV.VN - Việc xử lý nợ xấu, xử lý tài sản bảo đảm của khoản nợ xấu của TCTD, chi nhánh ngân hàng nước ngoài, tổ chức mua bán xử lý nợ xấu được thực hiện theo qui định của Nghị quyết 42. Trường hợp Nghị quyết 42 không có qui định thì áp dụng qui định của pháp luật hiện hành...

Mua bán nợ xấu theo Nghị quyết 42: Lý lẽ “con nợ” Hoàng Cung từng bị bác bỏ tại một bản án
Mua bán nợ xấu theo Nghị quyết 42: Lý lẽ “con nợ” Hoàng Cung từng bị bác bỏ tại một bản án

VOV.VN - Tòa án Nhân dân tỉnh Lào Cai đã từng xét xử phúc thẩm vụ án mua bán nợ trên địa bàn, khẳng định Ngân hàng và cá nhân được quyền mua bán nợ xấu theo quy định.

Mua bán nợ xấu theo Nghị quyết 42: Lý lẽ “con nợ” Hoàng Cung từng bị bác bỏ tại một bản án

Mua bán nợ xấu theo Nghị quyết 42: Lý lẽ “con nợ” Hoàng Cung từng bị bác bỏ tại một bản án

VOV.VN - Tòa án Nhân dân tỉnh Lào Cai đã từng xét xử phúc thẩm vụ án mua bán nợ trên địa bàn, khẳng định Ngân hàng và cá nhân được quyền mua bán nợ xấu theo quy định.

Mua bán nợ xấu theo Nghị quyết 42: Nợ xấu Khách sạn Hoàng Cung và lý sự của hai bên
Mua bán nợ xấu theo Nghị quyết 42: Nợ xấu Khách sạn Hoàng Cung và lý sự của hai bên

VOV.VN - Vụ việc mua bán nợ xấu của khánh sạn Hoàng Cung đã được các bên đưa ra tòa sau khi không thống nhất được phương án xử lý. Cả hai bên đều đưa ra những lý lẽ để bảo vệ mình...

Mua bán nợ xấu theo Nghị quyết 42: Nợ xấu Khách sạn Hoàng Cung và lý sự của hai bên

Mua bán nợ xấu theo Nghị quyết 42: Nợ xấu Khách sạn Hoàng Cung và lý sự của hai bên

VOV.VN - Vụ việc mua bán nợ xấu của khánh sạn Hoàng Cung đã được các bên đưa ra tòa sau khi không thống nhất được phương án xử lý. Cả hai bên đều đưa ra những lý lẽ để bảo vệ mình...

Mua nợ xấu Khách sạn Hoàng Cung – Quyền chủ nợ bị gây khó dễ
Mua nợ xấu Khách sạn Hoàng Cung – Quyền chủ nợ bị gây khó dễ

VOV.VN - Nghị quyết 42 ra đời là pháp luật hóa chính sách huy động tiền nhàn rỗi trong nhân dân tham gia giải quyết nợ xấu, bảo vệ hệ thống ngân hàng.Việc các tổ chức, cá nhân tham gia xử lý nợ xấu được Nhà nước khuyến khích, tạo điều kiện.

Mua nợ xấu Khách sạn Hoàng Cung – Quyền chủ nợ bị gây khó dễ

Mua nợ xấu Khách sạn Hoàng Cung – Quyền chủ nợ bị gây khó dễ

VOV.VN - Nghị quyết 42 ra đời là pháp luật hóa chính sách huy động tiền nhàn rỗi trong nhân dân tham gia giải quyết nợ xấu, bảo vệ hệ thống ngân hàng.Việc các tổ chức, cá nhân tham gia xử lý nợ xấu được Nhà nước khuyến khích, tạo điều kiện.