“Kẽ hở” khiến số người nghiện ma túy tổng hợp gia tăng

VOV.VN - Tình trạng phạm tội do “ngáo đá” đang diễn ra hết sức nghiêm trọng. 43/63 tỉnh, thành đều có số lượng người sử dụng ma túy tổng hợp tăng.

Giá rẻ, dễ mua... khiến số người nghiện tăng

Cách đây vài ngày, dư luận không khỏi bàng hoàng khi một thanh niên ở Bình Dương “ngáo đá” sát hại dã man cụ già 84 tuổi và sau đó thanh nhiên này cũng tử vong do sốc ma túy. Tình trạng “ngáo đá” do nghiện ma túy tổng hợp đang ngày càng gia tăng đến mức báo động.

Bác sĩ thăm khám cho người nghiện ma túy.

Theo số liệu của Cơ quan Phòng, chống ma túy và tội phạm của Liên Hiệp Quốc - UNODC, trên thế giới hiện có 255 triệu người sử dụng ma túy, trong đó số người sử dụng các chất kích thích dạng amphetamine (ATS), hay còn gọi là ma túy tổng hợp chiếm 15%. Xu hướng sử dụng, nghiện ma túy tổng hợp tại Việt Nam ngày càng gia tăng; Năm 2001 có khoảng 1,5% người dùng ma túy ở Việt Nam sử dụng ATS, năm 2016 con số này đã lên đến xấp xỉ 10%.

Theo bác sĩ Huỳnh Thanh Hiển, Bệnh viện Tâm thần TP.HCM: Hiện nay tình hình sử dụng ma túy đang bị “chuyển màu”, tăng nhanh. 20 năm trước, 1 viên thuốc lắc trị giá 1 chỉ vàng thì nay 1 viên chỉ có 120 nghìn đồng. Ma túy ngày càng rẻ nên số người tiếp cận gia tăng.

“Trước đây ở nông thôn ít người nghiện ma túy nhưng giờ vì giá rẻ nên số người tiếp cận ngày càng tăng. Heroin là quá khứ rồi, hiện nay là thời của ma túy tổng hợp, ma túy đá vì dễ sử dụng, dễ mua, giá rẻ…”, BS Hiển nhận định.

Theo BS Huỳnh Thanh Hiển, ông đọc Tạp chí Y khoa danh tiếng hàng đầu thế giới và cảm thấy kinh hoàng khi người ta trộn cả thuốc diệt chuột vào cỏ Mỹ và đã có vài chục trường hợp chết tại Massachusett (Mỹ). Ma túy đang bị thay đổi khá nhiều về thành phần, có khả năng bị pha thêm tạp chất và chất phụ gia để thuốc được ưa chuộng hơn.

Một câu chuyện liên quan đến ma túy đá khiến BS Hiển bị ám ảnh, đó là một ngày ông nhận được điện thoại của người bạn nói vừa tiếp nhận 2 ca ngưng tim, ngưng thở đã hồi sức thành công, cần nhận được tư vấn từ ông qua điện thoại.

“Sau đó 1 ca chết não, em còn lại may mắn sống và đến điều trị tại Bệnh viện Tâm thần TP.HCM. Tôi hỏi và được biết, trong vụ đó có 6 người trẻ rủ nhau uống 3 chai rượu vang, cắn 1 viên thuốc lắc, rồi cùng nhảy múa. Trong số này, 4 em dùng một loại thuốc lắc, 2 em nhập viện dùng chung một loại. Ma túy giờ rất khác so với trước đây, độc và nguy hiểm bởi sự cạnh tranh khốc liệt nên các nhà sản xuất thường chọn chất nào “chơi” phê hơn”, BS Hiển kể lại.

Là một chuyên gia phân tích về các chất gây nghiện và phản biện chính sách y tế, BS. Huỳnh Thanh Hiển cho biết: “Heroin là chất gây nghiện khủng khiếp nhất, khó từ bỏ nhất. Còn ma túy đá mức độ nghiện không kinh khủng như heroin, sử dụng ngẫu hứng dưới 12 tháng, mức độ can thiệp để cai nghiện sẽ dễ dàng hơn. Ma túy đá chậm nghiện hơn nhưng lại gây tác hại đến não bộ trầm trọng, gây biến đổi nhân cách”.

Coi người sử dụng ma túy là tội phạm sẽ càng khó kiểm soát

Nguyễn Đình Đức, Trưởng nhóm hỗ trợ thanh thiếu niên sử dụng ma túy Niềm Tin Xanh, với hơn 10 năm kinh nghiệm thực hiện các dự án can thiệp dự phòng HIV cho các nhóm dễ bị tổn thương cho biết, hiện nay việc mua và sử dụng ma túy tổng hợp không khó khăn như ngày xưa. 2 năm trước Đức có sử dụng ma túy đá nhưng hiện tại không sử dụng nữa. “Khi đã hiểu ra tác hại của ma túy đá, tôi giảm tần suất, tìm phương pháp thay thế, tích cực tham gia các hoạt động xã hội”- Đức tâm sự.

Từ năm 2017, trong khuôn khổ dự án Bảo vệ tương lai, Đức và nhóm của mình đã tiếp cận, thực hiện các hoạt động can thiệp giảm tác hại cho khoảng 800 thanh thiếu niên từ 16 - 24 tuổi có sử dụng ma túy. Trên 60% số này đã giảm tần suất sử dụng khi hiểu rõ về chất ma túy và tác hại của nó.

Đi tìm giải pháp để giảm tình trạng nghiện ma túy đá, BS. Hiển cho biết: “nếu xã hội khoan dung và không kỳ thị thì người mới sử dụng vài ba lần sẽ dễ dàng thú nhận, đi tìm sự trợ giúp. Bản thân họ sẽ nhận ra mình đang sai khi biết tác hại mà ma túy đá gây ra”.

Không nên hình sự hóa việc sử dụng ma túy, nhìn đâu cũng thấy tội phạm sẽ khiến họ xa lánh chúng ta, đẩy xa người sử dụng ma túy ra khỏi sự quản lý của chúng ta, sẽ khiến mọi việc trở nên khó khăn hơn. Chưa kể khi đưa 1 người sử dụng ma túy đá mà chưa chắc là họ nghiện vào trại trong 2 năm là đóng cả số phận của một con người, đóng cả số phận của gia đình họ.

Vì thế, thái độ đúng đắn nhất là hiểu rõ, không kỳ thị. Tổ chức Y tế Thế giới định nghĩa nghiện là bệnh lý mãn tính - nên đối tượng nghiện được xem là bệnh nhân, chứ không phải 1 loại tội phạm. “Hãy nghĩ đến gia đình, vợ con của mình trước khi có ý định sử dụng ma túy”- đây là lời khuyên BS. Hiển dành cho những đối tượng có ý định “thử ma túy một lần cho biết”.

Ma túy đá và những hệ lụy kinh hoàng

VOV.VN - Một bộ phận giới trẻ hiện nay có quan niệm sai lầm, cho rằng sử dụng ma túy đá, ma túy tổng hợp không gây nghiện, nhưng thực tế không phải như vậy.

Xây dựng chương trình điều trị, hỗ trợ thay vì trừng phạt

Tại cuộc họp báo “Nghiện ma túy tổng hợp: Có thể dự phòng và điều trị” do Trung tâm Hỗ trợ Sáng kiến Phát triển Cộng đồng (SCDI) tổ chức mới đây tại Hà Nội với sự tham gia của các chuyên gia đến từ Australia, Hà Lan. 

Chia sẻ giải pháp về việc hỗ trợ người nghiện ma túy đá, TS. Nicole Lee, Giám đốc Trung tâm điều trị nghiện rượu và ma túy 360Edge (Australia) cho rằng: “Chúng ta cần thay đổi quan điểm, phương pháp điều trị và cách cung cấp dịch vụ cho phù hợp, để có thể ứng phó với những tác dụng khác nhau của ma túy đá.

Với mỗi USD đầu tư vào điều trị, cộng đồng có thể tiết kiệm được 7USD cho các chi phí khác mà đáng ra phải dùng để khắc phục hậu quả do việc sử dụng ma túy tổng hợp gây ra. Điều trị cho người nghiện ma túy đá có mang lại hiệu quả, do đó cần xây dựng các chương trình điều trị, hỗ trợ để họ tiếp cận được chương trình này thay vì trừng phạt họ”.

Cùng chung quan điểm, BS. Hiển cho biết, “Trong khi thực tế ở Bệnh viện Tâm thần TP.HCM có phân khoa tiếp nhận bệnh nhân loạn thần. Khoa này có 40 giường và mỗi tuần tiếp nhận 10 trường hợp nhập viện do ngáo đá. Sau 6-8 tuần điều trị, bệnh nhân ngáo đá kinh khủng có thể xuất viện được. Sau khi được điều trị, theo khảo sát, có chưa đến 10% số bệnh nhân tái nghiện. Khi đã cai nghiện thành công, vẫn cần tiếp tục hỗ trợ trong ít nhất 18 tháng để đối tượng không tái nghiện”./.

Mời quý độc giả theo dõi VOV.VN trên

Tin liên quan

Gặp những người ăn Tết trong trại cai nghiện ma túy
Gặp những người ăn Tết trong trại cai nghiện ma túy

VOV.VN - Ngày Tết, trong trại cai nghiện, những người trẻ tuổi càng thấy nhớ nhà và day dứt về quá khứ lầm lỡ.

Gặp những người ăn Tết trong trại cai nghiện ma túy

Gặp những người ăn Tết trong trại cai nghiện ma túy

VOV.VN - Ngày Tết, trong trại cai nghiện, những người trẻ tuổi càng thấy nhớ nhà và day dứt về quá khứ lầm lỡ.

Cai nghiện ma túy đá bằng phương pháp cấy não
Cai nghiện ma túy đá bằng phương pháp cấy não

VOV.VN - Các nhà khoa học Trung Quốc đang tiến hành thử nghiệm cai nghiện ma túy đá bằng phương pháp giải phẫu thùy não.

Cai nghiện ma túy đá bằng phương pháp cấy não

Cai nghiện ma túy đá bằng phương pháp cấy não

VOV.VN - Các nhà khoa học Trung Quốc đang tiến hành thử nghiệm cai nghiện ma túy đá bằng phương pháp giải phẫu thùy não.

Thủ tướng yêu cầu tăng cường công tác quản lý, cai nghiện ma túy
Thủ tướng yêu cầu tăng cường công tác quản lý, cai nghiện ma túy

VOV.VN -Thủ tướng Chính phủ vừa có Công điện số 1995/CĐ-TTg ngày 7/11/2016 về việc tăng cường công tác quản lý, cai nghiện trong các cơ sở cai nghiện ma túy.

Thủ tướng yêu cầu tăng cường công tác quản lý, cai nghiện ma túy

Thủ tướng yêu cầu tăng cường công tác quản lý, cai nghiện ma túy

VOV.VN -Thủ tướng Chính phủ vừa có Công điện số 1995/CĐ-TTg ngày 7/11/2016 về việc tăng cường công tác quản lý, cai nghiện trong các cơ sở cai nghiện ma túy.