Giới trẻ rộn ràng với mâm cỗ tết truyền thống

VOV.VN - Đối với người Việt, mâm cúng ngày Tết có ý nghĩa rất quan trọng. Bên cạnh việc tưởng nhớ đến Tổ tiên, ông bà, những người đã khuất, mâm cơm thịnh soạn với các món ăn được chế biến cầu kỳ sau khi hạ lễ còn để đãi các thành viên trong gia đình hay đãi khách đến chơi nhà, mang đến không khí ấm cúng, đoàn viên sau một năm bận rộn.

Xuất phát từ mong muốn tự tay chuẩn bị mâm cỗ... hiện nay nhiều bạn trẻ đã tìm hiểu, học tập nấu cỗ để làm mâm cơm cúng Tết vừa đậm chất truyền thống lại ngon miệng, đẹp mắt, đồng thời lưu giữ và phát huy nét đẹp trong văn hoá ẩm thực Việt Nam.

Tất bật từ sáng sớm, bạn Tống Mỹ Linh sinh viên năm 3 trường Đại học Công đoàn đã chuẩn bị đầy đủ các nguyên liệu để làm mâm cơm cúng ngày tết. Khác với những năm trước, chỉ đứng phụ mẹ chuẩn bị mâm cúng, năm nay bạn tự tin hơn khi tự tay nấu các món ăn cầu kỳ, sửa soạn mâm cỗ để dâng lên bàn thờ ông bà tổ tiên.

“Năm nay mình tự tay đi mua bánh chưng, giò, xôi thì mình tự nấu ở nhà, nhà em có gấc có thể tự làm xôi ở nhà, mình sẽ cuốn nem và rán nem. Mình cảm thấy rất vui nếu như mọi người thưởng thức mâm cỗ mà chính tay mình làm ra” - bạn Tống Mỹ Linh chia sẻ.

Còn với bạn Bảo Châu ở quận Tây Hồ, Hà Nội, sau nhiều lần học tập từ bà và mẹ, giờ đây bạn đã có thể hoàn thiện mâm cỗ tết truyền thống theo phong vị miền Bắc.

“Một mâm cỗ Tết cổ truyền có đầy đủ dưa kiệu, muối dưa, có thịt gà luộc, có bánh chưng xanh, có những nem cuốn đấy là những đặc trưng của miền Bắc. Theo mình khó nhất là cuốn nem và luộc gà, vì hồi xưa mình thấy mẹ và bà luộc thì thấy rất đơn giản nhưng sau khi tham gia thì mình thấy các bước phải đúng quy trình thời gian để có một con gà đẹp, không bị nứt ra để dâng lễ ông bà trên bàn thờ cúng. Cuốn nem cũng rất khó, phải thể hiện sự khéo léo, tỉ mỉ của người phụ nữ trong gia đình” - bạn Bảo Châu nói.

Cùng mong muốn tìm hiểu ý nghĩa và cách làm mâm cỗ tết, bạn Lâm Anh Nguyên, Phúc Tân, Hoàn Kiếm còn nghiêm túc theo học một khoá đào tạo nấu cỗ trước tết 1 tháng để có thể chuẩn bị hoàn hảo những mâm cỗ truyền thống trong gia đình.

“Tôi là cháu trưởng nam nên rất chú trọng những mâm cỗ trong gia đình, đến các món để thờ cúng mùng 1. Tôi nhận ra được tầm quan trọng của các món ăn ngày lễ Tết trong gia đình. Ví dụ như món gà luộc là món truyền thống không thể thiếu trong mâm cỗ của các gia đình Việt và thứ hai là món nem rán cũng không thể thiếu được trong các mâm cỗ hay các dịp lễ trọng đại của gia đình. Năm nay khi học làm được các món thì mình tự tin bước vào hàng ngũ là "Nam công gia chánh" của gia đình” - bạn Lâm Anh Nguyên nói.

ps.00_02_26_25.still001.png

Theo ông Lưu Huỳnh Châu, đầu bếp, giảng viên nấu ăn tại Hà Nội, mâm cỗ Tết với các món ăn truyền thống như: xôi gấc, gà luộc, nem rán, canh bóng, thịt kho tộ, chả giò… là nét đẹp trong văn hóa ẩm thực Việt Nam. Mỗi món mang một ý nghĩa riêng, bởi vậy từ khâu chọn nguyên liệu đến cách thức chế biến, nấu nướng cũng phải đảm bảo theo quy chuẩn để đảm bảo món ăn đẹp mắt, ngon miệng.

“Trong mâm cỗ Tết có một số món được xem là khó nấu và đòi hỏi kỹ năng nấu nướng cao hơn, bánh chưng bánh tét đòi hỏi phải kiên trì đun nấu, làm sao để bánh chưng dền kỹ thuật chỉnh trong thời gian dài. Một món nữa là gà luộc nguyên con, chúng ta làm sao để gà vừa chín tới, giữ được độ mềm mại, ngon miệng, không bị rách da. Đối với món thịt kho tàu cũng vậy” - ông Lưu Huỳnh Châu cho biết.

Có thể thấy, để thực hiện các món ăn thường ngày có lẽ không cần quá cầu kỳ, nhưng khi làm mâm cỗ tết truyền thống thì mỗi món ăn lại đòi hỏi sự cẩn thận, chỉn chu và kiên trì từ người nấu. Việc các bạn trẻ tìm hiểu và thực hành nấu mâm cỗ tết truyền thống không chỉ phụ giúp người thân trong những ngày tết mà còn cho thấy sự trưởng thành trong nhận thức về việc tiếp cận và lưu giữ nét đẹp văn hóa của người Việt xưa.

TS. Trần Đoàn Lâm, Tổng biên tập Nhà xuất bản Thế giới cho rằng: “Đấy là một phong tục rất tốt đẹp của chúng ta, nằm trong phạm trù tín ngưỡng thờ cúng tổ tiên của người Việt. Ngày Tết là dịp tổ tiên về vui chung với gia đình con cháu, đồng thời có một ý nghĩa, Tết là Tết đoàn viên, sum họp của các gia đình nhiều thế hệ. Tôi nghĩ đấy là một biểu hiện rất tốt cho xu hướng của giới trẻ. Bởi vì trong điều kiện toàn cầu hóa như hiện nay, các nền văn hóa không tránh khỏi sự tương tác lẫn nhau, xu hướng quay trở lại với những di sản tốt đẹp truyền thống, đấy chính là tái khẳng định lại bản chất hay bản dạng của văn hóa Việt Nam”.

Với ý nghĩa hạnh phúc, đoàn viên, mâm cỗ Tết không còn là những món ăn thông thường mà còn là nét đẹp trong văn hoá ẩm thực của người Việt. Còn gì tuyệt vời hơn khi cùng gia đình quây quần trong những ngày đầu xuân mới, cùng thưởng thức các món ngon và tạm gác đi những nỗi lo toan, bộn bề thường nhật.

Mời quý độc giả theo dõi VOV.VN trên

Tin liên quan

Lạng Sơn: Tặng quà, thăm hỏi lái xe, chủ hàng phải đón Tết tại cửa khẩu
Lạng Sơn: Tặng quà, thăm hỏi lái xe, chủ hàng phải đón Tết tại cửa khẩu

VOV.VN - Ngày cuối cùng của năm Quý Mão, hoạt động biên mậu tại 5 cửa khẩu của tỉnh Lạng Sơn là Tân Thanh, Chi Ma, Na Hình, Cốc Nam và cửa khẩu quốc tế Hữu Nghị vẫn diễn ra. Các lực lượng chức năng tại cửa khẩu vẫn làm việc tích cực để hàng hóa được thông quannhanh và hiệu quả nhất.

Lạng Sơn: Tặng quà, thăm hỏi lái xe, chủ hàng phải đón Tết tại cửa khẩu

Lạng Sơn: Tặng quà, thăm hỏi lái xe, chủ hàng phải đón Tết tại cửa khẩu

VOV.VN - Ngày cuối cùng của năm Quý Mão, hoạt động biên mậu tại 5 cửa khẩu của tỉnh Lạng Sơn là Tân Thanh, Chi Ma, Na Hình, Cốc Nam và cửa khẩu quốc tế Hữu Nghị vẫn diễn ra. Các lực lượng chức năng tại cửa khẩu vẫn làm việc tích cực để hàng hóa được thông quannhanh và hiệu quả nhất.

Cây mía thờ ngày Tết
Cây mía thờ ngày Tết

VOV.VN - Trong quan niệm của người Tày, người Nùng và một số dân tộc khác, cây mía tượng trưng cho sự sinh sôi mạnh mẽ, như nguồn nước vô tận mang lại sự sống cho cây cối, con người. Vì vậy, loại cây này thường được người Tày, người Nùng... sử dụng khi thực hành các nghi lễ tín ngưỡng với mong ước được thần linh, tổ tiên phù hộ, ban phúc.

Cây mía thờ ngày Tết

Cây mía thờ ngày Tết

VOV.VN - Trong quan niệm của người Tày, người Nùng và một số dân tộc khác, cây mía tượng trưng cho sự sinh sôi mạnh mẽ, như nguồn nước vô tận mang lại sự sống cho cây cối, con người. Vì vậy, loại cây này thường được người Tày, người Nùng... sử dụng khi thực hành các nghi lễ tín ngưỡng với mong ước được thần linh, tổ tiên phù hộ, ban phúc.

Tết của người Nùng Vẻn ở Cao Bằng
Tết của người Nùng Vẻn ở Cao Bằng

VOV.VN - Xuân về, đường lên vùng Lục Khu Hà Quảng, tỉnh Cao Bằng trắng sắc hoa mận, hoa mơ... Đó đây văng vẳng tiếng hát, tiếng đàn và tiếng cười của thanh niên trai gái vui lễ hội Xuân nơi đầu bản nhỏ. Mời quý vị cùng đến xóm Cả Tiểng, xã Nội Thôn (Hà Quảng, Cao Bằng) chung vui với 42 hộ gia đình người Nùng Vẻn.

Tết của người Nùng Vẻn ở Cao Bằng

Tết của người Nùng Vẻn ở Cao Bằng

VOV.VN - Xuân về, đường lên vùng Lục Khu Hà Quảng, tỉnh Cao Bằng trắng sắc hoa mận, hoa mơ... Đó đây văng vẳng tiếng hát, tiếng đàn và tiếng cười của thanh niên trai gái vui lễ hội Xuân nơi đầu bản nhỏ. Mời quý vị cùng đến xóm Cả Tiểng, xã Nội Thôn (Hà Quảng, Cao Bằng) chung vui với 42 hộ gia đình người Nùng Vẻn.