Làm giả sổ “bệnh động kinh” để đối phó pháp luật khi cho vay nặng lãi

VOV.VN -Để đe dọa con nợ, đối tượng Tú còn có một quyển sổ chữa bệnh động kinh giả để đối phó với cơ quan pháp luật.
 

Phòng Cảnh sát hình sự Công an tỉnh Phú Thọ vừa triệt phá thành công đường dây cho vay lãi nặng trong giao dịch dân sự do Nguyễn Khắc Tú (SN 1971, trú tổ 59, khu Hợp Phương, phường Minh Phương, TP Việt Trì, tỉnh Phú Thọ) cầm đầu. Cơ quan CSĐT Công an tỉnh Phú Thọ xác định số tiền Nguyễn Khắc Tú cho vay nặng lãi lên tới xấp xỉ 13 tỷ đồng.

Đối tượng Nguyễn Khắc Tú tại cơ quan điều tra.

Khống chế con nợ bằng hình thức cho thuê xe ô tô

Trong số các nạn nhân của Tú có vợ chồng chị Đặng Thị Thu H. (trú tại xã Cổ Tiết, huyện Tam Nông, tỉnh Phú Thọ). Theo đơn trình báo, gửi phòng Hình sự Công an tỉnh Phú Thọ, chị H. viết: Để lấy vốn làm ăn, khoảng tháng 10/2018, vợ chồng chị H. có vay của Tú 500 triệu đồng với mức lãi suất 5 nghìn đồng/ngày. Thời gian đầu, do làm ăn được, chị H. đều thanh toán đầy đủ tiền lãi cho Tú và số tiền lãi đã lên đến 225 triệu đồng.

Gần đây, do việc làm ăn gặp nhiều khó khăn nên chị H. không có khả năng trả lãi. Lấy lý do đó, Tú đã khống chế, ép buộc vợ chồng chị H. phải sang tên ngôi nhà 3 tầng trị giá gần 1 tỉ đồng mà vợ chồng chị đang ở cho Tú. Những tưởng sau khi bàn giao nhà và sổ đỏ, Tú sẽ trừ hết nợ, nào ngờ 2 tháng sau, Tú lại thông báo vợ chồng chị còn thiếu gần 400 triệu đồng. Và khi biết vợ chồng chị H. không còn khả năng trả nợ, Tú liền dọa dẫm rồi cho người đánh đập.

Chị H. chỉ là một trong số hàng trăm nạn nhân đã bị đối tượng Nguyễn Khắc Tú lừa gạt để đưa vào tròng. Để trói buộc người vay, Tú không trực tiếp đưa tiền mặt mà yêu cầu người vay làm hợp đồng thuê xe ô tô của Tú, sau đó dùng chiếc ô tô đó đến các địa điểm cầm đồ là tay chân của Tú để thế chấp chiếc xe đó lấy tiền. Bình quân mức lãi suất Tú cho vay giao động từ 4 đến 6 ngàn đồng/1 triệu/1 ngày. Khi người vay không trả, Tú không chỉ đánh đập, dọa dẫm mà còn đe dọa sẽ tố cáo người vay lừa đảo. Vì lo sợ nên nhiều người đã phải bán hoặc gán nhà cửa, đất đai, xe cộ cho Tú.

Quá trình điều tra làm rõ, để che đậy hành vi phạm tội, Tú đã thuê căn nhà tại tổ 60, khu đô thị Minh Phương, phường Minh Phương Tú giao cho Phạm Quyết Tiến (SN 1981, ở địa chỉ trên) đứng tên giấy phép kinh doanh, treo biển thuê xe tự lái. Tại cửa hàng này, Tú và đồng bọn luôn có từ 5-10 xe môtô các loại nhưng không cho khách thuê mà mục đích để ràng buộc khách vay tiền. Khi khách có nhu cầu vay từ 20 đến 30 triệu đồng với lãi suất từ 3 đến 10 nghìn đồng/triệu đồng/ ngày, Tú yêu cầu họ viết giấy thuê xe môtô. Sau đó, những người này lại viết giấy bán chính xe môtô đó cho Tiến với giá tiền bằng hoặc lớn hơn số tiền khách vay.

Khi các thủ tục trên hoàn tất, Tú liền cắt luôn tiền lãi khoảng 15 đến 30 ngày tùy theo khoản vay và khách vay. Trong trường hợp khách không có khả năng trả nợ, Tú mang giấy thuê xe, ép người vay phải trả tiền. Nếu không họ không trả thì sẽ làm đơn kiện về tội lừa đảo chiếm đoạt tài sản, khiến cho con nợ phải bán nhà cửa, đất đai hoặc tài sản có giá trị để trả nợ cho Tú...

Trong trường hợp khách vay với số tiền lớn hơn thì Tú yêu cầu họ viết giấy thuê xe ôtô Mazda CX5, do Tú sở hữu và thúc ép đòi nợ cũng với phương thức như trên. Tú và các đối tượng trong đường dây có thủ đoạn cực kỳ tinh vi để ép con nợ.

Dùng sổ chữa bệnh giả để đối phó với cơ quan pháp luật

Ngoài ra, đối tượng Tú còn có một quyển sổ chữa bệnh động kinh giả để đối phó với cơ quan pháp luật. Đối tượng nói với con nợ, sẽ không phải chịu trách nhiệm hình sự, cho dù có vi phạm pháp luật... Khi khách hàng vay tiền chậm trả nợ, Tú đe dọa sẽ giết họ. Ngoài ra, đối tượng còn dùng súng, sử dụng đàn em là những kẻ có tiền án, tiền sự, các đối tượng là thanh niên lêu lổng, uy hiếp các con nợ buộc phải trả tiền. Nhiều con nợ bị các đối tượng thúc ép buộc phải sang nhượng lại nhà cửa, ruộng vườn..., có giá trị lớn hơn nhiều số tiền mà họ đã vay. Sau khi các nạn nhân sang nhượng giấy chứng nhận sử dụng đất, Tú mang đi rao bán. Nhưng trong thời gian chờ rao bán, các con nợ vẫn phải trả lãi hằng tháng cho Tú.

Khám xét nhà của đối tượng Tú, tổ công tác đã tổ chức thi hành lệnh khám xét khẩn cấp tại chỗ ở của Nguyễn Khắc Tú (khu 10, Kim Đức, Việt Trì) thu giữ 20 quyển sổ các loại liên quan đến việc cho vay lãi nặng; 2 bìa nhựa có 27 giấy tờ liên quan đến vay tiền, hơn 31 triệu đồng cùng nhiều giấy tờ, tài liệu có liên quan đến việc cho vay lãi nặng.

Tại cửa hàng cho thuê xe tự lái thuộc Khu đô thị Minh Phương, phường Minh Phương, thu giữ 10 quyển sổ các loại. Tại chỗ ở của Nguyễn Thị Phương, SN 1970 (trú khu 1, Sơn Vy, Lâm Thao, Phú Thọ) tạm giữ 3 điện thoại di động cùng nhiều tài liệu có liên quan đến việc cho vay lãi nặng. Ngoài ra, Tú còn sử dụng ma túy tổng hợp, cơ quan công an còn thu giữ 11,778 gam Ketamin và 5 viên ma túy tổng hợp.

Trước những diễn biến phức tạp của hoạt động tín dụng đen, Công an tỉnh Phú Thọ đã chỉ đạo lực lượng Cảnh sát hình sự tập trung đấu tranh triệt phá và xử lý nghiêm các đối tượng cho vay lãi nặng. Chỉ tính từ đầu năm đến nay, phòng Cảnh sát hình sự Công an tỉnh Phú Thọ đã bắt giữ hàng chục đối tượng cho vay lãi nặng. Đây đều là các đối tượng từng có tiền án, tiền sự, chúng tập hợp những thanh niên chơi bời, lêu lổng để đi thu nợ. Thực tế, mức lãi suất mà người đi vay phải trả thường từ 3.000 đến 5.000 đồng/1 triệu/1 ngày, tương đương từ 109,5 đến 182,5%/1 năm. Như vậy, chỉ sau từ 6 đến 8 tháng số tiền lãi mà người vay phải trả tương đương với số tiền gốc ban đầu đi vay.

Để ngăn chặn hiệu quả hoạt động “tín dụng đen”, Trung tá Nguyễn Anh Hùng, Đội trưởng Đội tuyến địa bàn (Phòng CSHS, Công an tỉnh Phú Thọ) cho biết, bên cạnh việc tăng cường các biện pháp nghiệp vụ, đấu tranh triệt xóa các ổ nhóm cho vay nặng lãi của lực lượng chức năng và những giải pháp của ngành ngân hàng nhằm đơn giản hóa thủ tục vay vốn và giải ngân nhanh thì mỗi người dân cần tích cực hợp tác với cơ quan công an trong việc tố giác và cung cấp chứng cứ liên quan đến hành vi phạm tội của các đối tượng. Chỉ khi nào người dân nói không với tín dụng đen thì khi đó tội phạm cho vay lãi nặng mới thực sự bị đầy lùi ra khỏi đời sống xã hội…./.

Mời quý độc giả theo dõi VOV.VN trên

Tin liên quan

“Ông trùm” tín dụng đen vò đầu bứt tai kêu đau, không nhận tội
“Ông trùm” tín dụng đen vò đầu bứt tai kêu đau, không nhận tội

VOV.VN - Khi bị bắt, "ông trùm" tín dụng đen ở Thạch Thất liên tục quanh co chối tội, thậm chí giả đau đầu không nhớ chuyện gì, phủ nhận tội lỗi. 

“Ông trùm” tín dụng đen vò đầu bứt tai kêu đau, không nhận tội

“Ông trùm” tín dụng đen vò đầu bứt tai kêu đau, không nhận tội

VOV.VN - Khi bị bắt, "ông trùm" tín dụng đen ở Thạch Thất liên tục quanh co chối tội, thậm chí giả đau đầu không nhớ chuyện gì, phủ nhận tội lỗi. 

Nợ tín dụng đen, cầm dao đi cướp một loạt xe ôm tại Hà Nội
Nợ tín dụng đen, cầm dao đi cướp một loạt xe ôm tại Hà Nội

VOV.VN - Do áp lực nợ nần, đối tượng Phạm Văn Lực đã liên tiếp gây ra các vụ cướp xe ôm tại Hà Nội.

Nợ tín dụng đen, cầm dao đi cướp một loạt xe ôm tại Hà Nội

Nợ tín dụng đen, cầm dao đi cướp một loạt xe ôm tại Hà Nội

VOV.VN - Do áp lực nợ nần, đối tượng Phạm Văn Lực đã liên tiếp gây ra các vụ cướp xe ôm tại Hà Nội.

Cán bộ thuỷ nông cầm đầu ổ nhóm tín dụng đen lớn nhất huyện Thạch Thất
Cán bộ thuỷ nông cầm đầu ổ nhóm tín dụng đen lớn nhất huyện Thạch Thất

Dưới vỏ bọc một cán bộ thủy nông, Tiến là “ông trùm” chỉ đạo đàn em tổ chức đánh bạc và cho vay nặng lãi.

Cán bộ thuỷ nông cầm đầu ổ nhóm tín dụng đen lớn nhất huyện Thạch Thất

Cán bộ thuỷ nông cầm đầu ổ nhóm tín dụng đen lớn nhất huyện Thạch Thất

Dưới vỏ bọc một cán bộ thủy nông, Tiến là “ông trùm” chỉ đạo đàn em tổ chức đánh bạc và cho vay nặng lãi.