Livestream xúc phạm danh dự, nhân phẩm người khác: Vi phạm Luật An ninh mạng

VOV.VN - Thực tế, có không ít những nội dung livestream thể hiện rõ thái độ ứng xử thiếu kiềm chế, không tôn trọng sự khác biệt về văn hóa, tôn giáo, nhận thức...       

Ngày 28/5, Bộ TT-TT đã có công văn gửi UBND các tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương vê việc tăng cường công tác quản lý, xử lý thông tin vi phạm trên mạng xã hội.

Theo đó, qua công tác quản lý Nhà nước về thông tin trên mạng, Bộ TT-TT nhận thấy, thời gian gần đây, xuất hiện hiện tượng, một số đối tượng đã lợi dụng các tính năng của mạng xã hội như phát sóng trực tuyến, chia sẻ hình ảnh, video clip, trao đổi theo nhóm… để đăng tải những nội dung vi phạm pháp luật, trong đó chủ yếu là xúc phạm danh dự, nhân phẩm của các tổ chức, cá nhân khác; sử dụng ngôn ngữ phản cảm, vi phạm thuần phong mỹ tục, tung tin giả, tin sai sự thật, quảng cáo, kinh doanh dịch vụ trái phép… gây bức xúc trong dư luận xã hội, ảnh hưởng đến trật tự an toàn xã hội.

Bộ Thông tin và truyền thông đề nghị tăng cường rà quét, phát hiện kịp thời những nội dung vi phạm pháp luật trên không gian mạng, đặc biệt là mạng xã hội, chủ động xử lý nghiêm các đối tượng vi phạm.

Trước đó, đã có nhiều trường hợp vi phạm bị xử lý nghiêm như kênh YouTube Hoàng Anh - Timmy, kênh Hưng Vlog, kênh Thơ Nguyễn… Đồng thời, Bộ cũng đã yêu cầu Google đóng nhiều kênh Youtube khác có nội dung vi phạm.

Về vấn đề này, luật sư Nguyễn Đức Hùng - Phó Trưởng Phòng Tranh Tụng, Hãng Luật TGS- (Đoàn Luật sư TP.Hà Nội) cho rằng, "Live stream" là một thuật ngữ nói về việc truyền tải trực tiếp qua mạng Internet các nội dung, các dữ liệu dưới dạng hình ảnh và âm thanh được thu lại tới người nhận trong cùng một thời điểm.

Thế nhưng, rất nhiều người lại lợi dụng việc này để đưa lên mạng xã hội những lời lẽ làm ảnh hưởng đến danh dự, nhân phẩm của người khác. Nếu không được kiểm soát, người dùng có khi vô tình sẽ có những hành động vượt quá giới hạn đạo đức, pháp luật. Thực tế, có không ít những nội dung livestream thể hiện rõ thái độ ứng xử thiếu kiềm chế, không tôn trọng sự khác biệt về văn hóa, tôn giáo, nhận thức...       

Vì vậy, việc Bộ thông tin và truyền thông ban hành Công văn số 1800/BTTTT-PTTH&TTĐT về tăng cường công tác quản lý, xử lý thông tin vi phạm trên mạng xã hội gửi UBND tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương là rất cần thiết và kịp thời. Công văn cho thấy sự quan tâm, theo dõi sát sao và có biện pháp xử lý kịp thời của Cơ quan chức năng trong việc quản lý thông tin đặc biệt là thông tin, trên các nền tảng số. Đồng thời, cũng là lời cảnh tỉnh đối với một số đối tượng có ý định lợi dụng công nghệ để thực hiện những hành vi trái pháp luật, trong đó có hành vi xúc phạm danh dự, nhân phẩm tổ chức, cá nhân khác.

Theo luật sư Hùng, việc lợi dụng livestream để đưa lên mạng xã hội những lời lẽ làm ảnh hưởng đến danh dự, nhân phẩm của người khác là một trong những hành vi vi phạm Luật An ninh mạng 2018.

Cụ thể, khoản 3 Điều 16 Luật An ninh mạng 2018 quy định các thông tin trên không gian mạng có nội dung làm nhục, vu khống bao gồm “xúc phạm nghiêm trọng danh dự, uy tín, nhân phẩm của người khác” và “thông tin bịa đặt, sai sự thật xâm phạm danh dự, uy tín, nhân phẩm hoặc gây thiệt hại đến quyền và lợi ích hợp pháp của cơ quan, tổ chức, cá nhân khác”.

Theo đó, hành vi đưa các thông tin mang tính xúc phạm cá nhân, tổ chức trên mạng xã hội có thể bị xử phạt vi phạm hành chính đến 20 triệu đồng theo điểm a khoản 1 Điều 101, đồng thời gỡ bỏ thông tin vi phạm theo Nghị định 15/2020/ND-CP quy định xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực bưu chính, viễn thông, tần số vô tuyến điện, công nghệ thông tin và giao dịch điện tử.

Ngoài ra, người vi phạm phải đình chỉ, tạm đình chỉ các hoạt động thiết lập, cung cấp và sử dụng mạng viễn thông, mạng Internet, sản xuất và sử dụng thiết bị phát, thu phát sóng vô tuyến theo quy định của pháp luật; xóa bỏ, truy cập xóa bỏ thông tin trái pháp luật hoặc thông tin sai sự thật trên không gian mạng; Phong tỏa, hạn chế hoạt động của hệ thống thông tin; đình chỉ, tạm đình chỉ hoặc yêu cầu ngừng hoạt động của hệ thống thông tin, thu hồi tên miền theo quy định của pháp luật.

Để bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp chính đáng của mình, luật sư Nguyễn Đức Hùng cho rằng, các cá nhân, tổ chức bị xúc phạm danh dự, uy tín, nhân phẩm có thể khởi kiện dân sự đòi xin lỗi, cải chính và bồi thường thiệt hại hoặc tố cáo hành vi phạm tội với cơ quan cảnh sát điều tra đối với cá nhân, tổ chức đưa thông tin sai lệch, xúc phạm nghiêm trọng tới danh dự, uy tín và nhân phẩm của mình tương tự như các trường hợp không diễn ra trên không gian mạng.

Các cá nhân, tổ chức bị hại cũng cần lưu ý ngay khi sự việc diễn ra cần phải lưu giữ các hình ảnh, thông tin, các đoạn phim có hành vi vi phạm... làm chứng cứ và lập vi bằng khi cần thiết để thực hiện các hành động bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp của mình theo đúng quy định của pháp luật./.

 

 

 

 

Mời quý độc giả theo dõi VOV.VN trên

Tin liên quan

Giả mạo Công an để lừa đảo: Hành vi ngày càng táo tợn
Giả mạo Công an để lừa đảo: Hành vi ngày càng táo tợn

VOV.VN -Các đối tượng lừa đảo thường lợi dụng sự thiếu hiểu biết, lợi dụng niềm tin của người dân để thực hiện hành vi lừa đảo.

Giả mạo Công an để lừa đảo: Hành vi ngày càng táo tợn

Giả mạo Công an để lừa đảo: Hành vi ngày càng táo tợn

VOV.VN -Các đối tượng lừa đảo thường lợi dụng sự thiếu hiểu biết, lợi dụng niềm tin của người dân để thực hiện hành vi lừa đảo.

Thẻ căn cước công dân gắn chíp: Xu hướng của thế giới?
Thẻ căn cước công dân gắn chíp: Xu hướng của thế giới?

VOV.VN - Thẻ căn cước công dân gắn chip là một xu thế mà nhiều nước trên thế giới áp dụng vì tính tiện dụng cũng như tạo sự thuận lợi cho công dân.

Thẻ căn cước công dân gắn chíp: Xu hướng của thế giới?

Thẻ căn cước công dân gắn chíp: Xu hướng của thế giới?

VOV.VN - Thẻ căn cước công dân gắn chip là một xu thế mà nhiều nước trên thế giới áp dụng vì tính tiện dụng cũng như tạo sự thuận lợi cho công dân.

Đại biểu Quốc hội Việt Nam mang 2 quốc tịch có vi phạm pháp luật?
Đại biểu Quốc hội Việt Nam mang 2 quốc tịch có vi phạm pháp luật?

VOV.VN - Luật sư cho rằng, ĐBQH có hai quốc tịch là không phù hợp với quy định của Luật Quốc tịch và phải xin thôi một quốc tịch hoặc xin thôi ĐBQH.

Đại biểu Quốc hội Việt Nam mang 2 quốc tịch có vi phạm pháp luật?

Đại biểu Quốc hội Việt Nam mang 2 quốc tịch có vi phạm pháp luật?

VOV.VN - Luật sư cho rằng, ĐBQH có hai quốc tịch là không phù hợp với quy định của Luật Quốc tịch và phải xin thôi một quốc tịch hoặc xin thôi ĐBQH.