Kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội 5 năm bám sát tác động của Covid-19

VOV.VN - Sáng 22/7, tiếp tục chương trình kỳ họp thứ nhất Quốc hội khóa XV, Quốc hội nghe tờ trình của Chính phủ về kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội 5 năm giai đoạn 2021-2025.

Thừa ủy quyền của Thủ tướng Chính phủ trình bày kế hoạch, Bộ trưởng Bộ Kế hoạch và Đầu tư Nguyễn Chí Dũng cho biết, về kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội 5 năm (2021-2025), Chính phủ đã bám sát quan điểm phát triển kinh tế - xã hội của Nghị quyết Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ XIII của Đảng và cập nhật, bổ sung tình hình, tác động của đại dịch Covid-19, nhất là từ đầu năm 2021.

Đề ra 23 chỉ tiêu chủ yếu

Trong đó, mục tiêu tổng quát được đặt ra là bảo đảm tăng trưởng kinh tế nhanh và bền vững, trên cơ sở tăng cường ổn định kinh tế vĩ mô bền vững, phát triển khoa học, công nghệ và đổi mới sáng tạo, phát huy tối đa tiềm năng, lợi thế của đất nước; phấn đấu tốc độ tăng trưởng kinh tế cao hơn mức bình quân của 5 năm (2016-2020), đến năm 2025 là nước đang phát triển có công nghiệp theo hướng hiện đại, vượt qua mức thu nhập trung bình thấp.

“Chính phủ cũng nâng cao năng suất, chất lượng, hiệu quả và sức cạnh tranh của nền kinh tế; thực hiện đồng bộ các giải pháp khắc phục có hiệu quả tác động của đại dịch Covid-19, nhanh chóng phục hồi và phát triển kinh tế. Phát huy mạnh mẽ giá trị văn hóa, sức mạnh con người Việt Nam và sức sáng tạo của mỗi cá nhân. Từng bước xây dựng xã hội trật tự, kỷ cương, an toàn, lành mạnh, dân chủ, công bằng, văn minh; bảo đảm cuộc sống bình yên và hạnh phúc của nhân dân, tinh thần xuyên suốt là “không để ai bị bỏ lại phía sau”, Bộ trưởng Nguyễn Chí Dũng khẳng định.

Kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội 5 năm (2021-2025) đề ra 23 chỉ tiêu chủ yếu, tăng 2 chỉ tiêu so giai đoạn 2016-2020, với 8 chỉ tiêu về kinh tế, 9 chỉ tiêu về xã hội và 6 chỉ tiêu về môi trường.

Một số chỉ tiêu quan trọng là: Tốc độ tăng trưởng GDP bình quân 5 năm khoảng 6,5-7%; đóng góp của năng suất các nhân tố tổng hợp (TFP) vào tăng trưởng đạt khoảng 45%; bội chi ngân sách nhà nước bình quân 3,7% GDP; tỷ lệ hộ nghèo theo chuẩn đa chiều giảm 1-1,5%/năm; tỷ lệ tham gia bảo hiểm y tế đạt 95% dân số; tỷ lệ che phủ rừng ổn định ở mức 42%...

Đặt ra 12 nhóm nhiệm vụ, giải pháp để tập trung thực hiện

Bộ trưởng Bộ Kế hoạch và Đầu tư cho biết, Chính phủ đưa ra 12 nhóm nhiệm vụ, giải pháp để tập trung thực hiện có hiệu quả 3 đột phá chiến lược, 6 nhiệm vụ trọng tâm, bảo đảm bám sát và cụ thể hóa phương hướng, nhiệm vụ và giải pháp phát triển kinh tế - xã hội 5 năm (2021-2025) đã được Đại hội lần thứ XIII của Đảng thông qua.

Trong đó, Chính phủ tiếp tục tập trung thực hiện “mục tiêu kép” vừa phòng, chống dịch Covid-19, vừa phục hồi, phát triển kinh tế - xã hội, nhưng căn cứ vào tình hình thực tế và địa bàn cụ thể để lựa chọn ưu tiên, quyết liệt triển khai các giải pháp phòng, chống dịch; khẩn trương triển khai chiến lược vaccine toàn diện, hiệu quả, tổ chức chương trình tiêm chủng vaccine Covid-19 cho nhân dân, phấn đấu đạt miễn dịch cộng đồng vào cuối năm 2021, đầu năm 2022. Nghiên cứu, xây dựng và triển khai thực hiện chương trình phục hồi và phát triển kinh tế khả thi, hiệu quả.

Trong 5 năm tới, Chính phủ cũng đẩy mạnh cơ cấu lại nền kinh tế gắn với đổi mới mô hình tăng trưởng, nâng cao năng suất, chất lượng, hiệu quả và sức cạnh tranh; phát triển kinh tế số, xã hội số; tăng cường huy động, phân bổ và sử dụng có hiệu quả các nguồn lực và tập trung tháo gỡ khó khăn, vướng mắc các dự án đầu tư của mọi thành phần kinh tế còn tồn đọng, kéo dài, tạo nguồn lực phát triển.

Chính phủ cũng đẩy mạnh xây dựng, phát triển hệ thống kết cấu hạ tầng chiến lược đồng bộ, hiện đại, nhất là hệ thống hạ tầng giao thông ở các vùng kinh tế trọng điểm và những vùng còn khó khăn; thúc đẩy phát triển hạ tầng số, hạ tầng kết nối các phương thức vận tải, logistics...

“Phát huy giá trị văn hóa, sức mạnh con người Việt Nam và sức mạnh đại đoàn kết toàn dân tộc, thực hiện tiến bộ, công bằng xã hội, nâng cao đời sống nhân dân, bảo đảm gắn kết hài hòa giữa phát triển kinh tế với văn hóa, xã hội. Không đánh đổi công bằng, tiến bộ xã hội và môi trường để chạy theo tăng trưởng kinh tế đơn thuần”, Bộ trưởng Bộ Kế hoạch và Đầu tư nhấn mạnh.

Ngoài ra, Chính phủ tiếp tục nâng cao hiệu lực, hiệu quả quản lý nhà nước; siết chặt kỷ luật, kỷ cương hành chính đi đôi với tạo dựng môi trường đổi mới sáng tạo; có cơ chế khuyến khích, tạo điều kiện thuận lợi và bảo vệ cán bộ đổi mới, sáng tạo, dám nghĩ, dám làm, dám chịu trách nhiệm vì lợi ích chung.

Phát triển kinh tế - xã hội gắn liền với củng cố, tăng cường tiềm lực quốc phòng - an ninh; kiên quyết, kiên trì đấu tranh bảo vệ và giữ vững độc lập, chủ quyền, thống nhất, toàn vẹn lãnh thổ. Đồng thời, nâng cao hiệu quả hoạt động đối ngoại, chủ động, tích cực hội nhập quốc tế toàn diện, sâu rộng, gìn giữ môi trường hòa bình, ổn định để phát triển đất nước; phát huy hơn nữa ngoại giao văn hóa, quảng bá mạnh mẽ hình ảnh quốc gia và tăng cường sức mạnh tổng hợp của đất nước.

Báo cáo thẩm tra về kế hoạch trên, Chủ nhiệm Ủy ban Kinh tế của Quốc hội Vũ Hồng Thanh cho rằng, Ủy ban Kinh tế lưu ý Chính phủ các chỉ tiêu hằng năm cần phấn đấu đạt cao hơn; đề nghị trong điều hành cần quan tâm một số chỉ tiêu cụ thể: Môi trường đầu tư kinh doanh, năng lực cạnh tranh, chi phí logistics, tỷ lệ đóng góp của khu vực kinh tế tư nhân, tỷ lệ nội địa hóa; Báo cáo rõ về phương pháp xác định đối với chỉ tiêu kinh tế số so với GDP…

Ủy ban Kinh tế cũng đề nghị Chính phủ cần quy định cụ thể thời hạn, lộ trình thực hiện để phấn đấu hoàn thành các nhiệm vụ quan trọng như các quy hoạch thuộc hệ thống quy hoạch quốc gia; xử lý dứt điểm cơ cấu lại các ngân hàng mua bắt buộc, ngân hàng yếu kém; thực hiện tăng vốn điều lệ cho các NHTM nhà nước; xử lý dứt điểm các dự án thua lỗ, kém hiệu quả thuộc ngành công thương, các dự án đầu tư hạ tầng thuộc ngành giao thông, đường sắt đô thị…/.

Mời quý độc giả theo dõi VOV.VN trên

Tin liên quan

Chính phủ kiên trì thực hiện “mục tiêu kép” chống dịch và phát triển kinh tế
Chính phủ kiên trì thực hiện “mục tiêu kép” chống dịch và phát triển kinh tế

VOV.VN - Phó Thủ tướng Phạm Bình Minh nhấn mạnh, nhiệm vụ thực hiện kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội nửa cuối năm 2021 là rất nặng nề, khó khăn, song Chính phủ kiên trì thực hiện “mục tiêu kép”.

Chính phủ kiên trì thực hiện “mục tiêu kép” chống dịch và phát triển kinh tế

Chính phủ kiên trì thực hiện “mục tiêu kép” chống dịch và phát triển kinh tế

VOV.VN - Phó Thủ tướng Phạm Bình Minh nhấn mạnh, nhiệm vụ thực hiện kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội nửa cuối năm 2021 là rất nặng nề, khó khăn, song Chính phủ kiên trì thực hiện “mục tiêu kép”.

"Lãnh đạo Đảng, Nhà nước đã tìm nhiều hình thức để tiếp cận, mua vaccine cho nhân dân"
"Lãnh đạo Đảng, Nhà nước đã tìm nhiều hình thức để tiếp cận, mua vaccine cho nhân dân"

VOV.VN - Theo Phó Thủ tướng Phạm Bình Minh, trong điều kiện khan hiếm vaccine trên toàn cầu, Tổng Bí thư, Chủ tịch nước, Chủ tịch Quốc hội, đặc biệt là Thủ tướng và các bộ, ngành đã tìm nhiều hình thức để tiếp cận, mua vaccine cho nhân dân.

"Lãnh đạo Đảng, Nhà nước đã tìm nhiều hình thức để tiếp cận, mua vaccine cho nhân dân"

"Lãnh đạo Đảng, Nhà nước đã tìm nhiều hình thức để tiếp cận, mua vaccine cho nhân dân"

VOV.VN - Theo Phó Thủ tướng Phạm Bình Minh, trong điều kiện khan hiếm vaccine trên toàn cầu, Tổng Bí thư, Chủ tịch nước, Chủ tịch Quốc hội, đặc biệt là Thủ tướng và các bộ, ngành đã tìm nhiều hình thức để tiếp cận, mua vaccine cho nhân dân.

Cán bộ, nhân viên y tế rất cần hành lang pháp lý để yên tâm chống dịch
Cán bộ, nhân viên y tế rất cần hành lang pháp lý để yên tâm chống dịch

VOV.VN - Đại biểu Nguyễn Lân Hiếu (đoàn Bình Định) cho rằng, cán bộ, nhân viên y tế rất cần hành lang pháp lý để yên tâm chống dịch, không phải lo đến quy định, thủ tục rườm rà.

Cán bộ, nhân viên y tế rất cần hành lang pháp lý để yên tâm chống dịch

Cán bộ, nhân viên y tế rất cần hành lang pháp lý để yên tâm chống dịch

VOV.VN - Đại biểu Nguyễn Lân Hiếu (đoàn Bình Định) cho rằng, cán bộ, nhân viên y tế rất cần hành lang pháp lý để yên tâm chống dịch, không phải lo đến quy định, thủ tục rườm rà.