Mô hình phòng xử án mới: Vẫn thiếu chỗ cho luật sư

VOV.VN -Việc triển khai thực hiện mô hình phòng xử án của TAND Tối cao, Luật sư Nguyễn Văn Chiến nêu một số góp ý.

Toà án nhân danh Nhà nước thực hiện Hiến pháp và pháp luật, do vậy vị trí ngồi của Hội đồng xét xử (HĐXX) phải bảo đảm nguyên tắc độc lập khi xét xử, chính giữa phía dưới Quốc huy.

Việc sắp xếp, thiết kế bàn và ghế ngồi của HĐXX cần tạo ra sự uy nghiêm, sự khác biệt về mặt hình thức so với vị trí bàn của các chủ thể khác trong phòng xử án.

Do vậy, vị trí của HĐXX phải được bố trí phía bục trên cùng, không liền kề với bàn thư ký và đặc biệt là công tố viên đại diện cơ quan có chức năng buộc tội.

Một phiên tòa xét xử ở Đà Nẵng, luật sư và viện kiểm sát ngồi ở vị trí ngang nhau.

Theo yêu cầu của cải cách tư pháp và nguyên tắc tranh tụng trong xét xử được bảo đảm, vị trí ngồi của Kiểm sát viên và Luật sư cần thể hiện sự bình đẳng.

Bàn ngồi đối diện nhau theo hướng: Khu vực phía trước bên phải HĐXX là chỗ ngồi của Kiểm sát viên thực hành quyền công tố. Khu vực phía trước, bên trái HĐXX là chỗ ngồi của luật sư. Đối với khu vực này cần đủ diện tích để chủ động đáp ứng chỗ ngồi theo số lượng luật sư tham gia trong từng phiên tòa cụ thể.

Về mặt hình thức, đối với một phiên tòa, HĐXX phải là vị trí trọng tâm, không gần gũi, liền kế với vị trí ngồi của các chủ thể khác, đặc biệt là đại diện Viện kiểm sát.

Viện kiểm sát cũng là thay mặt Nhà nước nhưng có chức năng buộc tội không thể ngồi cạnh HĐXX vì như thế không bảo đảm tính khách quan, độc lập của HĐXX tại phiên toà.

Mặt khác, bất luật trong trường hợp nào nếu vị trí ngồi của Viện kiểm sát mà gần với HĐXX hơn luật sư thì đều không bảo đảm tính khách quan, bình đẳng giữa bên công tố buộc tội (VKS) và bên bào chữa (LS) theo nguyên tắc tranh tụng được quy định trong Hiến Pháp 2013 và khoản 1, Điều 257 Bộ luật Tố tụng Hình sự 2015.

Vẫn thiếu chỗ cho luật sư

Từ những phân tích trên, tôi cho rằng, sắp xếp chỗ ngồi của HĐXX phải phía trên cùng dưới Quốc huy bảo đảm nguyên tắc độc lập theo Hiến pháp.

Luật sư Nguyễn Văn Chiến-Phó Chủ tịch Liên đoàn Luật sư VN-Chủ nhiệm Đoàn Luật sư Hà Nội

Vị trí ngồi của Luật sư và Kiểm sát viên ngồi đối diện và trên mặt phẳng ngang nhau bảo đảm nguyên tắc tranh tụng của Hiến pháp, bảo đảm sự bình đẳng giữa bên công tố và luật sư và tinh thần của Điều 257 Bộ luật Tố tụng hình sự 2015.

Riêng vị trí của người bị hại và người giám định, người làm chứng cần thay đổi, cụ thể: Vị trí người bị hại cần ngồi về phía đại diện Viện kiểm sát (Viện kiểm sát thay mặt Nhà nước phân công tố bảo vệ quyền lợi của Nhà nước, quyền và lợi ích hợp pháp của người bị hại, nên người bị hại, đại diện người bị hại cần ngồi cùng một phía.

Người bị hại, đại diện người bị hại thường có quyền lợi đối lập nhau với luật sư bào chữa cho bị cáo. Vì vậy không nên xếp vị trí ngồi của bên bị hại cùng phía với luật sư bào chữa. Chỉ nên xếp bên bị hại gần về một phía với luật sư bảo vệ quyền lợi cho bên bị hại.

Tuy nhiên, sơ đồ của TAND Tối cao đưa ra chưa đề cập đến vị trí ngồi của luật sư bảo vệ quyền lợi cho đương sự trong vụ án hình sự. Theo tôi cần bổ sung vị trí ngồi của luật sư bảo vệ quyền lợi cho đương sự về cùng một phía và bên cạnh phía liền kề với đại diện Viện kiểm sát.

Luật sư vẫn phải ngồi ngang hàng với Viện kiểm sát

Về mô hình phòng xư án đối với người dưới 18 tuổi: Cần sắp xếp chỗ ngồi của HĐXX, Kiểm sát viên và Luật sư phải bảo đảm nguyên tắc chung về tranh tụng, bình đẳng theo Hiến pháp và Điều 257 Bộ luật Tố tụng hình sự 2015.

Bị cáo là người dưới 18 tuổi có người giám hộ tham gia đặt vị trí ngồi cạnh bị cáo là cần thiết và phù hợp, không nhất thiết phải có luật sư ngồi cạnh bị cáo.

Nếu vị trí ngồi của luật sư không đối diện và ngang bằng với vị trí ngồi của công tố viên sẽ không bảo đảm sự bình đẳng giữa bên buộc tội và bên gỡ tội.

Theo đó nguyên tắc tranh tụng tại phiên toà xét xử đối với trẻ em lẽ ra càng cần có sự bình đẳng và phải tuân thủ nguyên tắc tranh tụng thì lại không bảo đảm là không phù hợp.

Về trí khai báo của bị cáo “Vành móng ngựa”: Cần thay bằng ghế bị cáo có bàn tiêu chuẩn ở chính giữa thay thế vị trí vành móng ngựa đặt tại vị trí khai báo của bị cáo tại phiên toà hiện hành hiện nay.

Hướng đối diện bàn phía bục trên của HĐXX nhằm tạo điều kiện cho bị cáo có thể để tài liệu và sử dụng khi khai báo, và chứng minh, tự bào chữa cho mình.

Việc thay vành móng ngựa bằng ghế bị cáo nhằm đáp ứng quy định mới của Bộ luật Tố tụng Hình sự 2015 khi xét xử đối với pháp nhân bị truy tố ra toà.

Vị trí khai báo “Ghế bị cáo” nên cấu tạo phía sau có rào cản gỗ cao khoảng 80cm ngăn cách khu vực khai bảo của bị cáo với khu vực ngồi và khai báo của những người tham gia tố tụng khác nhằm khắc phục tình trạng phản cảm: Cảnh sát cũng phải ngồi trước vành móng ngựa, phải ngồi chung với ghế của bị cáo như hiện nay.

Trong trường hợp một số vụ án các bị cáo phạm tội nghiêm trọng, đặc biệt nghiêm trọng, cần bố trí lực lượng cảnh sát tư pháp hỗ trợ ngay phía sau vị trí khai báo của bị cáo là phù hợp.

Về bàn khai báo của những người tham gia tố tụng khác, vị trí đặt phía dưới sau vách gỗ lửng liền kề với bàn của người bào chữa.

Dưới cùng là dãy ghế dành cho những người tham dự phiên tòa, thân nhân của bị cáo, các chủ thể tham gia tố tụng khác./.

Mô hình mà TAND Tối cao đưa ra với phiên tòa hình sự sơ thẩm thông thường thì HĐXX ngồi ở bục cao nhất. Thư ký phiên tòa ngồi dưới một cấp, quay lưng vào HĐXX. Đại diện VKS và luật sư bào chữa, bảo vệ quyền lợi hợp pháp cho bị cáo, các đương sự ngòi đối diện nhau và ở phía dưới HĐXX. Thấp hơn nữa là vị trí của những người tham gia tố tụng, người tham dự phiên tòa.

Mô hình phiên tòa hình sự xét xử bị cáo dưới 18 tuổi được bố trí những người tiến hành tố tụng và người tham gia tố tụng đều ngồi trên một mặt phẳng. HĐXX ngồi ở giữa. Đại diện VKS ngồi ở bên phải của HĐXX. Thư ký phiên tòa ngồi ở bên trái HĐXX. Người giám hộ, người dưới 18 tuổi, luật sư bào chữa, bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp ch người dưới 18 tuoir ngồi đối diện HĐXX.
Mời quý độc giả theo dõi VOV.VN trên

Tin liên quan

Mô hình phòng xử án mới thể hiện sự bình đẳng, độc lập trong xét xử
Mô hình phòng xử án mới thể hiện sự bình đẳng, độc lập trong xét xử

VOV.VN -Ý kiến của luật sư cho rằng, áp dụng mô hình phòng xử án mới thể hiện sự bình đẳng trong tranh tụng, thể hiện tính độc lập trong xét xử.

Mô hình phòng xử án mới thể hiện sự bình đẳng, độc lập trong xét xử

Mô hình phòng xử án mới thể hiện sự bình đẳng, độc lập trong xét xử

VOV.VN -Ý kiến của luật sư cho rằng, áp dụng mô hình phòng xử án mới thể hiện sự bình đẳng trong tranh tụng, thể hiện tính độc lập trong xét xử.

Kế hoạch triển khai phòng xử án thân thiện với người dưới 18 tuổi
Kế hoạch triển khai phòng xử án thân thiện với người dưới 18 tuổi

VOV.VN - TAND Tối cao vừa có công văn gửi tòa án nhân dân và tòa án quân sự các cấp về việc triển khai thực hiện mô hình phòng xử án.  

Kế hoạch triển khai phòng xử án thân thiện với người dưới 18 tuổi

Kế hoạch triển khai phòng xử án thân thiện với người dưới 18 tuổi

VOV.VN - TAND Tối cao vừa có công văn gửi tòa án nhân dân và tòa án quân sự các cấp về việc triển khai thực hiện mô hình phòng xử án.