Tự tạo áp lực - liều vaccine giúp người trẻ mạnh mẽ hơn?

VOV.VN - Trong cuộc sống, chúng ta không tránh khỏi những áp lực đè nặng khiến nhiều người bị trầm cảm, gặp vấn đề về sức khỏe tâm thần nhưng đôi khi đây lại là động lực, là cú hích để mỗi người vượt qua những thách thức, khó khăn.

Gen Z – Thế hệ yếu đuối?

Theo dữ liệu của tổ chức hỗ trợ trầm cảm và lo lắng Châu Phi, cứ 4 sinh viên đại học tại Nam Phi thì có một người được chẩn đoán mắc chứng trầm cảm, một nửa trong số đó bắt đầu xuất hiện vấn đề sức khoẻ tâm thần từ năm 14 tuổi. Và thế là một tên gọi cho Gen Z ra đời – Thế hệ bông tuyết. Những “bông tuyết” sớm được nuôi dưỡng trong sự phát triển của công nghệ thông tin, mạnh về tri thức nhưng cũng dễ tổn thương trong cuộc đua tốc độ.

Nguyễn Văn Thắng – sinh viên Học viện Ngoại giao chia sẻ: “Ở thời đại của bọn em mọi thứ đều phát triển nhanh hơn buộc con người phải đi nhanh hơn. Bọn em chính là con người của thế hệ ấy. Để theo kịp sự phát triển đó, sẽ có những người bị rớt lại, cảm thấy như bị bỏ rơi và phải cố gắng hơn nữa. Việc đó khiến họ mệt, năng lượng bị rớt xuống”.

Cũng có cảm giác chênh vênh, mệt mỏi với cuộc sống hiện nay nên từ khi còn là học sinh trung học phổ thông, Phan Hà Nhi quê ở Vũng Tàu đã tập thói quen “viết mỗi khi buồn”. Nỗi buồn của tuổi ô mai không hẳn là điểm số, tình yêu…mà mỗi thứ một chút cứ rót đầy tậm trạng. “Đôi khi mình không biết là mình tan vỡ, chỉ thấy suy sụp hoàn toàn hoặc người khác chỉ cho mình biết. Đôi khi nó là bản chất của mình, nhiều nỗi sợ quá, phải lờ đi. Em thường viết ra hoặc xem cái gì đấy” - Nhi chia sẻ.

Theo một cuộc điều tra quy mô nhỏ, trong 10 bệnh tâm thần thường gặp như trầm cảm, động kinh, rối loạn lo âu, stress, tâm thần phân liệt... thì người trẻ chiếm tới 40%. Có rất nhiều lý do khiến giới trẻ xuất hiện vấn đề về sức khỏe tâm thần như: Giận cha mẹ, điểm kém, mâu thuẫn với bạn bè, chia tay người yêu... thậm chí chỉ vì muốn gây sự chú ý cũng khiến nhiều bạn đang ở vào độ tuổi đẹp nhất của đời người chọn cách tìm đến cái chết khiến nhiều người đau lòng, xót thương.

Vì sao giới trẻ ngày nay lại trở nên yếu đuối như vậy? Theo PGS.TS Phạm Mạnh Hà, Trường Đại học Giáo dục – Đại học Quốc gia Hà Nội trước hết nên nhìn nhận vấn đề một cách khách quan. Khi xã hội càng phát triển thì vấn đề liên quan đến tâm lý con người càng trở nên phức tạp bấy nhiêu. Mỗi giai đoạn, mỗi sự phát triển của xã hội đều đặt ra những yếu cầu phát triển con người khác nhau. Trong thời kỳ phong kiến, hay thời bao cấp, cuộc sống khó khăn nên con người dành nhiều thời gian để kiếm sống. Điều đó giúp con người có thêm sức bền và sự chịu đựng gian khó. Nhưng với thế hệ gen Z, các bạn được sống trong điều kiện tốt hơn, nhất là từ những năm 1990 đến năm 2000, thời đó kinh tế đã phát triển, cha mẹ có nhiều thời gian chăm lo và đầu tư cho con nhiều hơn và như vậy nỗi lo về cơm áo gạo tiền không còn là nỗi lo thường trực nữa. Các bạn dành nhiều thời gian để học tập, giải trí và làm những công việc khác dẫn đến những năng lực chịu đựng sự thất bại, khả năng vượt khó ít đi. Đây cũng là thiệt thòi của các bạn gen Z bây giờ.

Hơn nữa, hiện nay, nhiều bậc cha mẹ có tâm lý muốn con hạnh phúc, muốn những điều tốt đẹp nhất cho con nên đã thể hiện tình yêu thương con sai cách như: cho con đầy đủ vật chất, luôn bảo vệ con, bất chấp đúng hay sai, sẵn sàng đứng ra nhận lỗi thay con, điều này cũng dễ khiến cho trẻ trở nên yếu đuối.

Chúng ta cần hiểu rằng bất kỳ loài vật nào sống trong môi trường tự nhiên thì đều phải tuân theo quy luật sinh, lão, bệnh tử. Con người cũng vậy, nếu muốn đảm bảo sự tồn tại của mình thì phải có khả năng tìm kiếm thức ăn, tạo ra giá trị để mình phát triển. Thế nhưng, hiện nhiều cha mẹ đã tước đi của con quyền được trải nghiệm, quyền được “khổ” của những đứa trẻ. Điều này dẫn đến việc ngày nay giới trẻ dù được trang bị đầy đủ về kiến thức, về phẩm chất, vật chất nhưng lại thiếu đi năng lực tự chủ, năng lực ra quyết định cũng như khả năng tư duy độc lập để có thể tồn tại và phát triển trong xã hội đầy biến động như thế này.

Thế hệ Gen Z đang được đặt kỳ vọng là chủ nhân tương lai của đất nước. Chính vai trò nặng nề này cũng tạo cho các bạn những áp lực. Một trong những áp lực đầu tiên chính là khả năng ra quyết định cũng như khả năng kiểm soát được cảm xúc. Thế hệ Gen Z từ khi sinh ra đến khi trưởng thành lại không có nhiều cơ hội để trải qua rèn luyện, không có cơ hội được “khổ”, trong khi đó những thay đổi quan trọng của cuộc sống, của công nghệ khiến các bạn trở nên bơ vơ, lạc lõng, cô đơn trong đám đông. Nhiều bạn trẻ dù có hàng trăm bạn trên Facebook, nhưng mỗi khi đêm về vẫn cứ rơi vào trạng thái lo lắng, cảm thấy mình không có giá trị.

Tự tạo áp lực - Liều vaccine giúp trẻ vượt qua thử thách

Trong cuộc sống, chúng ta không thể tránh khỏi những lúc cảm thấy stress, áp lực. Theo PGS.TS Phạm Mạnh Hà, nếu không có áp lực thì cũng khó có động lực để phát triển. Điều quan trọng là các bạn cần phải có năng lực để vượt qua những áp lực đó. Nếu các bạn Gen Z không được chuẩn bị năng lực để chống lại stress thì rất khó để vượt qua. Vì vậy, ngay từ trong gia đình các bậc cha mẹ nên tạo điều kiện để con cái có cơ hội được trải nghiệm, để đối phó với những bất ổn và phức tạp của cuộc sống. Cha mẹ cần phải ý thức rõ mình không thể đi theo con đến suốt cuộc đời.


Vì vậy, ngay từ khi sinh con các bậc phụ huynh cũng cần phải chuẩn bị cho mình năng lực sống tự lập từ việc phục vụ bản thân đến việc tạo ra giá trị vật chất, cho con mình nghề nghiệp, đạo đức, phẩm chất…Điều đó còn quan trọng hơn cả việc cho con mình nhà cửa, xe cộ, không nên có suy nghĩ đời bố mẹ đã khổ thì đời con phải sướng. Cha mẹ cũng không nên đáp ứng đầy đủ cho con mọi thứ, cần cho con cảm nhận sự thiếu thốn thì mới có nỗ lực vươn lên.

Bên cạnh đó, khi con bước vào độ tuổi trưởng thành, cũng là lúc khoảng cách giữa các thế hệ càng tăng lên. Khi đó cha mẹ càng cần phải dành thời gian chia sẻ, chuyện trò để làm bạn cùng con. Cha mẹ cũng nên cho con những cơ hội để được làm những công việc mà con đáng được làm từ công việc phục vụ bản thân cho đến những trải nghiệm khác nhau trong cuộc sống. Khi cha mẹ và con cái có sự kết nối, thì cha mẹ mới ủng hộ con, động viên, khuyến khích con vượt qua áp lực để phát triển.

Việc đặt ra cho con những giới hạn, quy luật không chỉ giúp con hình thành nên tính cách, con người mà còn giúp cho tương lai sau này. Nhưng quy luật thế nào, nghiêm khắc ra sao còn phụ thuộc nhiều yếu tố ngoại cảnh và tính cách của đứa trẻ.

Với cuộc sống hối hả tất bật hiện tại, có không ít khó khăn đang chờ đợi mỗi người, với ngươi yếu đuối sẽ dễ bị mất thăng bằng. Vì vậy, mỗi người cần đối diện với khó khăn để trở nên mạnh mẽ. Mỗi lần đối đầu với áp lực thì bản thân sẽ trở nên cứng cáp, cách giải quyết vấn đề nhanh gọn và hiệu quả hơn. Áp lực sẽ tạo ra kim cương nếu chúng ta có đủ bản lĩnh./.

Mời quý độc giả theo dõi VOV.VN trên

Tin liên quan

Gen Z - Thế hệ làm việc không văn phòng
Gen Z - Thế hệ làm việc không văn phòng

VOV.VN - Theo Tổng cục Thống kê, đến năm 2025, thế hệ Gen Z (tạm tính là những người sinh sau năm 1996) sẽ chiếm gần 1/3 dân số trong độ tuổi lao động của Việt Nam.

Gen Z - Thế hệ làm việc không văn phòng

Gen Z - Thế hệ làm việc không văn phòng

VOV.VN - Theo Tổng cục Thống kê, đến năm 2025, thế hệ Gen Z (tạm tính là những người sinh sau năm 1996) sẽ chiếm gần 1/3 dân số trong độ tuổi lao động của Việt Nam.

Gen Z chọn quà gì cho gia đình ngày Tết?
Gen Z chọn quà gì cho gia đình ngày Tết?

VOV.VN - Không còn là những món quà đắt tiền nhập ngoại hay đặc sản hiếm có như thế hệ X, Y từng đổ xô săn lùng. Với người trẻ hiện nay, quà Tết đang trở về với sản phẩm tự nhiên như cành đào, mớ rau, chai trà thảo mộc hay đơn giản là tập phong bao lì xì, nhưng tất cả phải được “reset visual” theo hot trend và ưu tiên hàng đầu phải tốt cho sức khỏe

Gen Z chọn quà gì cho gia đình ngày Tết?

Gen Z chọn quà gì cho gia đình ngày Tết?

VOV.VN - Không còn là những món quà đắt tiền nhập ngoại hay đặc sản hiếm có như thế hệ X, Y từng đổ xô săn lùng. Với người trẻ hiện nay, quà Tết đang trở về với sản phẩm tự nhiên như cành đào, mớ rau, chai trà thảo mộc hay đơn giản là tập phong bao lì xì, nhưng tất cả phải được “reset visual” theo hot trend và ưu tiên hàng đầu phải tốt cho sức khỏe

Sự khác biệt về định kiến ​​của gen Y
Sự khác biệt về định kiến ​​của gen Y

VOV.VN - Hầu hết các thế hệ trước đều có xu hướng khó thích ứng bởi sự thay đổi và khác biệt của các thế hệ sinh ra sau họ. Ở thời điểm hiện tại, xã hội và gia đình cũng đã xảy ra nhiều “rào cản” khác biệt giữa thế hệ xưa và nay.

Sự khác biệt về định kiến ​​của gen Y

Sự khác biệt về định kiến ​​của gen Y

VOV.VN - Hầu hết các thế hệ trước đều có xu hướng khó thích ứng bởi sự thay đổi và khác biệt của các thế hệ sinh ra sau họ. Ở thời điểm hiện tại, xã hội và gia đình cũng đã xảy ra nhiều “rào cản” khác biệt giữa thế hệ xưa và nay.

TikTok trở thành ‘Google của Gen Z’
TikTok trở thành ‘Google của Gen Z’

Google dùng để tìm kiếm, TikTok phục vụ giải trí. Khái niệm quen thuộc với mọi người ấy đã không còn đúng nữa, ít nhất là thời điểm này.

TikTok trở thành ‘Google của Gen Z’

TikTok trở thành ‘Google của Gen Z’

Google dùng để tìm kiếm, TikTok phục vụ giải trí. Khái niệm quen thuộc với mọi người ấy đã không còn đúng nữa, ít nhất là thời điểm này.