Nóng vấn đề phá rừng, đầu nậu lừa đảo buôn bán đất rừng trái phép tại Đắk Lắk

VOV.VN - Năm 2020. lực lượng kiểm lâm Đắk Lắk phối hợp với các ngành chức năng kiểm tra, phát hiện và lập hồ sơ xử lý 716 vụ vi phạm lâm luật, tịch thu gần 740m3 gỗ các loại, hơn 500 phương tiện vi phạm.

Hơn 700 vụ phá rừng được phát hiện, hàng chục nghìn ha đất rừng bị xâm chiếm là con số cho thấy tình trạng phá rừng, lấn chiếm đất tại tỉnh Đắk Lắk diễn ra rất nóng bỏng. Đây là những vấn đề được nêu ra tại Hội nghị tổng kết công tác quản lý bảo vệ rừng năm 2020, triển khai nhiệm vụ năm 2021 do UBND tỉnh Đắk Lắk tổ chức hôm nay (26/2).

Năm 2020 lực lượng kiểm lâm Đắk Lắk phối hợp với các ngành chức năng kiểm tra, phát hiện và lập hồ sơ xử lý 716 vụ vi phạm lâm luật, tịch thu gần 740m3 gỗ các loại, hơn 500 phương tiện vi phạm. Mặc dù so với năm 2019, giảm về số vụ và khối lượng, nhưng tình trạng phá rừng tại địa phương được đánh giá còn hết sức phức tạp, nhiều vụ phá rừng quy mô đã diễn ra, nhiều vụ phá rừng chưa được phát hiện hoặc chưa được báo cáo và xử lý.

Ông Bùi Quốc Tuấn, Giám đốc Công ty Lâm nghiệp Krông Bông cho biết, tình trạng phá rừng trên lâm phần công ty mỗi năm một phức tạp, thủ đoạn phá rừng ngày càng tinh vi, nguy hiểm, rất khó giữ được rừng. Cụ thể, số vụ phá rừng trên lâm phần của công ty càng ngày càng tăng, năm 2019 xảy ra 114 vụ,  năm 2020 là 204 vụ và đặc biệt là 2 tháng đầu năm 2021 này có đến 94 vụ phá rừng và khai thác gỗ trái phép. Thủ đoạn phá mới là phát, cưa những cây gỗ nhỏ, đến đỉnh mùa khô thì tiến hành đốt, làm cho những cây gỗ lớn cũng chết theo.

Cùng với phá rừng, khai thác gỗ trái phép, tình trạng lấn chiếm đất rừng tại Đắk Lắk cũng diễn ra rất nghiêm trọng. Theo báo cáo, có gần 20.000 ha rừng của các công ty lâm nghiệp, khoảng 5.400 ha rừng của các dự án nông lâm nghiệp và đặc biệt là hơn 25.000 ha rừng do UBND cấp xã quản lý đã bị xâm chiếm trái phép. Việc thu hồi những diện tích này là rất khó khăn.

Nghiêm trọng hơn, lực lượng chức năng tại Đắk Lắk phát hiện còn có tình trạng đầu nậu, xã hội đen tiến hành thu gom đất rừng, lừa đảo bán đất rừng cho những người thiếu hiểu biết.

Ông Ngô Văn Thắng, Phó Chủ tịch UBND huyện Ea Súp nêu thực tế tại địa phương. Trong đó, ở tiểu khu 267, 268 không chỉ có hành vi xâm lấn đất trái phép, mà còn diễn ra việc mua bán, lừa đảo. Những người dân từ nơi khác đến mà chưa biết nguồn gốc đất thế nào thì các đối tượng vẫn tổ chức sang nhượng và cam kết sẽ làm được giấy chứng nhận quyền sử dụng đất ở tại các tiểu khu này.

Họp nhiều, giải pháp liên tục, quyết liệt triển khai nhưng rừng vẫn bị phá, gỗ vẫn bị khai thác và đất rừng vẫn bị xâm chiếm. Cần phải nhìn thẳng vào thực tế năng lực yếu kém, thậm chí có dấu hiệu tiêu cực từ chính chủ rừng, lực lượng chức năng để khắc phục.

Ông Lê Đình Chiến, Phó chủ tịch UBND huyện Ea Kar đặt vấn đề: “Vì sao họp nhiều và có nhiều giải pháp như vậy mà rừng vẫn suy giảm, vẫn mất và đặc biệt năm 2020 trên địa bàn huyện Ea Kar có nhiều vụ việc nghiêm trọng xảy ra. Chúng tôi đánh giá, ngoài nguyên nhân khách quan là áp lực di dân thì về phía chủ quan phải nói đến chủ rừng và một số cơ quan chức năng.”

Kết luận hội nghị được xem là tổng kết cả nhiệm kỳ 5 năm, ông Y Giang Gry Niê Knơng, Phó chủ tịch UBND tỉnh Đắk Lắk đánh giá, cả nhiệm kỳ nhưng những vấn đề của ngành lâm nghiệp địa phương vẫn chưa được giải quyết, tình hình phá rừng, lấn chiếm đất vẫn không mấy cải thiện. Trách nhiệm đối với Đắk Lắk càng nặng nề hơn khi độ che phủ rừng nhiệm kỳ qua liên tục giảm, hiện chỉ còn khoảng 38,6% nhưng nhiệm kỳ này Trung ương giao phải nâng lên 42% và trồng 1 triệu cây phân tán.

Trong rất nhiều vấn đề đặt ra để quản lý, bảo vệ rừng và trồng rừng, nâng cao độ che phủ, ông Y Giang Gry đặc biệt lưu ý cần giải pháp thu hồi những diện tích rừng bị lấn chiếm. Trong đó, chính quyền các huyện và lực lượng chức năng, chủ trì là Công an phải ngăn chặn ngay tình trạng đầu nậu, xã hội đen thu gom, buôn bán đất rừng và lừa đảo người dân./.

Mời quý độc giả theo dõi VOV.VN trên

Tin liên quan

Điều tra vụ phá rừng cộng đồng ở huyện Mang Yang, Gia Lai
Điều tra vụ phá rừng cộng đồng ở huyện Mang Yang, Gia Lai

VOV.VN - Sáng 24/2, Công an huyện Mang Yang lấy lời khai của 12 người liên quan tới vụ việc đoàn người lái xe công nông độ chế vào khai thác trái phép rừng cộng đồng làng làng Klăh, xã Kon Chiêng trong ngày 10/2 (tức 29 Tết Tân Sửu).

Điều tra vụ phá rừng cộng đồng ở huyện Mang Yang, Gia Lai

Điều tra vụ phá rừng cộng đồng ở huyện Mang Yang, Gia Lai

VOV.VN - Sáng 24/2, Công an huyện Mang Yang lấy lời khai của 12 người liên quan tới vụ việc đoàn người lái xe công nông độ chế vào khai thác trái phép rừng cộng đồng làng làng Klăh, xã Kon Chiêng trong ngày 10/2 (tức 29 Tết Tân Sửu).

Tạm giữ hai đối tượng phá rừng những ngày cận Tết Tân Sửu
Tạm giữ hai đối tượng phá rừng những ngày cận Tết Tân Sửu

VOV.VN - Sáng 10/2, tức ngày 29 Tết Tân Sửu, Công an huyện Ea Kar, tỉnh Đắk Lắk đã ra quyết định tạm giữ hai đối tượng để điều tra, xử lý về hành vi "Khai thác và vận chuyển lâm sản trái phép".

Tạm giữ hai đối tượng phá rừng những ngày cận Tết Tân Sửu

Tạm giữ hai đối tượng phá rừng những ngày cận Tết Tân Sửu

VOV.VN - Sáng 10/2, tức ngày 29 Tết Tân Sửu, Công an huyện Ea Kar, tỉnh Đắk Lắk đã ra quyết định tạm giữ hai đối tượng để điều tra, xử lý về hành vi "Khai thác và vận chuyển lâm sản trái phép".

3 đối tượng phá rừng tại Lâm Đồng bị bắt
3 đối tượng phá rừng tại Lâm Đồng bị bắt

VOV.VN - Ngày 14/1, Công an huyện Lâm Hà, tỉnh Lâm Đồng đã khởi tố vụ án, khởi tố bị can và thực hiện lệnh bắt tạm giam 3 đối tượng phá rừng.

3 đối tượng phá rừng tại Lâm Đồng bị bắt

3 đối tượng phá rừng tại Lâm Đồng bị bắt

VOV.VN - Ngày 14/1, Công an huyện Lâm Hà, tỉnh Lâm Đồng đã khởi tố vụ án, khởi tố bị can và thực hiện lệnh bắt tạm giam 3 đối tượng phá rừng.