Bị đe dọa tung ảnh "nóng" để cưỡng đoạt tài sản: Luật sư khuyên gì?

VOV.VN - Người nào đe dọa sẽ dùng vũ lực hoặc có thủ đoạn khác uy hiếp tinh thần người khác nhằm chiếm đoạt tài sản, thì bị phạt tù từ 01 năm đến 05 năm.

Một độc giả gửi tình huống pháp lý đến Báo Điện tử VOV: "Tôi cùng cháu gái hiện đang sinh sống tại Hà Nội, cháu năm nay 15 tuổi, có chơi facebook và quen được một anh bạn qua mạng trong TP. Hồ Chí Minh. Anh C (18 tuổi) mang nick Facebook là Kid. Tôi cũng tán thành việc cho cháu nhắn tin để có những người bạn mới. Tuy nhiên, sau một thời gian tôi thấy cháu có biểu hiện lo lắng, sau khi hỏi thì tôi mới được biết C đã dụ cháu gái tôi để gửi ảnh nhạy cảm cho C. Sau đó, anh ta gửi tin nhắn với nội dung đe dọa cháu gái tôi phải chuyển cho anh ta 50 triệu đồng nếu không sẽ đăng ảnh của cháu tôi lên mạng xã hội. Tôi có nhờ họ hàng can thiệp nhưng chỉ biết anh này cư trú tại quận 2 TP. Hồ Chí Minh. Nhiều lần hẹn gặp để đưa tiền nhưng anh C chỉ cho chuyển khoản. Chúng tôi phải làm gì trong trường hợp này"?

Báo Điện tử VOV đã chuyển câu hỏi của độc giả đến Công ty Luật TNHH XTVN (Đoàn Luật sư TP. Hà Nội) và nhận được lời tư vấn như sau:

Dựa trên những thông tin mà bạn đã cung cấp, thì việc đầu tiên bạn cần làm là giữ sự bình tĩnh cho bản thân và cháu gái, tránh làm điều dại dột. Với việc anh C uy hiếp, đe dọa cháu bạn qua tin nhắn, bạn cần chụp ảnh lại những đoạn tin nhắn này để làm chứng cứ chứng minh sau này.

Ngoài những chứng cứ, chứng minh về việc đe dọa khiến cháu gái của bạn hoảng loạn ra, bạn cần thu thập thêm những thông tin cá nhân của C, cụ thể là họ tên, nơi cư trú, số điện thoại (nếu có), những biên lai chuyển tiền cho anh C (nếu có).… và sau đó, từ những căn cứ mà bạn có được, bạn có thể gửi kèm theo Đơn tố giác về hành vi có dấu hiệu cưỡng đoạt tài sản tới Cơ quan cảnh sát điều tra có thẩm quyền.

Về hình thức của Đơn tố giác được quy định tại Điều 145 BLTTHS 2015.

Bên cạnh đó theo quy định tại khoản 4 Điều 144 BLTTHS 2015 về tố giác tội phạm thì:

“4. Tố giác, tin báo về tội phạm có thể bằng lời hoặc bằng văn bản”.

Như vậy, việc tố giác hành vi phạm tôi của C, bạn có thể khai báo trực tiếp hoặc có Đơn gửi tới Cơ quan cảnh sát điều tra có thẩm quyền.

Về cơ quan tiếp nhận Đơn tố giác, bạn có thể gửi tới Cơ quan cảnh sát điều tra – Công an thành phố Hồ Chí Minh nơi C cư trú để thụ lý giải quyết.

Với thông tin mà bạn cung cấp, chúng tôi nhận định hành vi của C. có dấu hiệu của tội Cưỡng đoạt tài sản theo quy định tại Điều 170 BLHS 2015:

“Điều 170. Tội cưỡng đoạt tài sản

1. Người nào đe dọa sẽ dùng vũ lực hoặc có thủ đoạn khác uy hiếp tinh thần người khác nhằm chiếm đoạt tài sản, thì bị phạt tù từ 01 năm đến 05 năm”.

Trong vụ việc này, C đã có hành vi uy hiếp, đe dọa cháu gái bạn chuyển tiền cho C, nếu không sẽ tung những hình ảnh nhạy cảm của cháu lên mạng xã hội, làm cho cho cháu gái bạn lo sợ và chuyển tiền. Hành vi này đã có dấu hiệu của tội “Cưỡng đoạt tài sản”. Tuy nhiên, để có thể đưa ra kết luận và định khung hình phạt cho tội phạm thì còn phải phụ thuộc vào kết quả điều tra, xác minh của Cơ quan cảnh sát điều tra.

Mạng xã hội là một không gian rộng lớn với đủ các thành phần, có tốt, có xấu nên bạn và người thân cần hết sức cẩn trọng mỗi khi nói chuyện với người lạ. Đồng thời cũng là hồi chuông cảnh tỉnh những bậc phụ huynh, cần kiểm soát con cái của mình trên không gian mạng xã hội. Không chỉ cần kiểm duyệt nội dung của các con, cháu đang xem mà còn cần chú ý đến những biểu hiện tâm lý của con. Đồng thời, giáo dục các con, các cháu biết cách bảo vệ bản thân.

Mời quý độc giả theo dõi VOV.VN trên

Tin liên quan

Tội lừa đảo chiếm đoạt tài sản qua không gian mạng bị xử lý thế nào?
Tội lừa đảo chiếm đoạt tài sản qua không gian mạng bị xử lý thế nào?

VOV.VN - Cơ quan chức năng đưa ra cảnh báo các hình thức lừa đảo trên không gian mạng bằng các hình thức kết hợp; trong đó có 3 nhóm lừa đảo chính nhắm vào các đối tượng người cao tuổi, trẻ em, sinh viên/thanh niên, công nhân…Tùy vào mức độ của hành vi, mà đối tượng vi phạm có thể bị xử phạt hành chính hoặc truy cứu trách nhiệm hình sự cụ thể.

Tội lừa đảo chiếm đoạt tài sản qua không gian mạng bị xử lý thế nào?

Tội lừa đảo chiếm đoạt tài sản qua không gian mạng bị xử lý thế nào?

VOV.VN - Cơ quan chức năng đưa ra cảnh báo các hình thức lừa đảo trên không gian mạng bằng các hình thức kết hợp; trong đó có 3 nhóm lừa đảo chính nhắm vào các đối tượng người cao tuổi, trẻ em, sinh viên/thanh niên, công nhân…Tùy vào mức độ của hành vi, mà đối tượng vi phạm có thể bị xử phạt hành chính hoặc truy cứu trách nhiệm hình sự cụ thể.

Xử lý hành vi lừa đảo chiếm đoạt tài sản trên không gian mạng
Xử lý hành vi lừa đảo chiếm đoạt tài sản trên không gian mạng

VOV.VN - Rất nhiều vụ lừa đảo trên không gian mạng gây hậu quả đặc biệt nghiêm trọng ảnh hưởng tới trật tự xã hội. Do đó, tùy vào mức độ nghiêm trọng của vụ việc mà người thực hiện hành vi lừa đảo chiếm đoạt tài sản sẽ bị phạt hành chính hoặc bị truy cứu trách nhiệm hình sự.

Xử lý hành vi lừa đảo chiếm đoạt tài sản trên không gian mạng

Xử lý hành vi lừa đảo chiếm đoạt tài sản trên không gian mạng

VOV.VN - Rất nhiều vụ lừa đảo trên không gian mạng gây hậu quả đặc biệt nghiêm trọng ảnh hưởng tới trật tự xã hội. Do đó, tùy vào mức độ nghiêm trọng của vụ việc mà người thực hiện hành vi lừa đảo chiếm đoạt tài sản sẽ bị phạt hành chính hoặc bị truy cứu trách nhiệm hình sự.

Cần Thơ: Nhiều cô gái bị “Sugar Daddy” lừa đảo chiếm đoạt tài sản
Cần Thơ: Nhiều cô gái bị “Sugar Daddy” lừa đảo chiếm đoạt tài sản

Đối tượng giả làm “Sugar Daddy” cho ai có nhu cầu, sau đó lừa đảo lấy nhiều xe máy của các bị hại.

Cần Thơ: Nhiều cô gái bị “Sugar Daddy” lừa đảo chiếm đoạt tài sản

Cần Thơ: Nhiều cô gái bị “Sugar Daddy” lừa đảo chiếm đoạt tài sản

Đối tượng giả làm “Sugar Daddy” cho ai có nhu cầu, sau đó lừa đảo lấy nhiều xe máy của các bị hại.