Việt Nam mong học tập kinh nghiệm chế biến và xuất khẩu nông sản của Hà Lan

VOV.VN - Sáng 12/12 theo giờ địa phương, trong chương trình chuyến thăm chính thức Vương quốc Hà Lan, Thủ tướng Phạm Minh Chính tới thăm và làm việc với Trung tâm Nhà vườn Thế giới (World Horti Center - WHC) tại tỉnh Nam Hà Lan.

Trung tâm Nhà vườn Thế giới là một trung tâm quốc tế về kiến thức và đổi mới trong lĩnh vực làm vườn nhà kính, đóng vai trò là nền tảng hàng đầu cho doanh nghiệp, các cơ quan giáo dục, nghiên cứu và chính phủ cùng đổi mới, kết nối, truyền cảm hứng và chia sẻ kiến thức về công nghệ xanh cho ngành làm vườn, và là một trong top 9 ngành nghề trong chiến lược phát triển kinh tế Hà Lan.

Ngành trồng trọt của Hà Lan phát triển theo xu hướng toàn cầu hóa, cung cấp nông phẩm cho thị trường thế giới. Là nước sáng tạo hàng đầu về công nghệ nhà kính, ngành trồng trọt Hà Lan đóng vai trò hàng đầu trên thị trường quốc tế về hoa, cây trang trí, rau quả, củ giống hoa và vật liệu tái tạo. Hà Lan là nước xuất khẩu đứng thứ ba thế giới về các sản phẩm trồng trọt dinh dưỡng và đứng thứ hai về xuất khẩu nông phẩm (sau Mỹ).

WHC là một minh họa sinh động cho tư duy tích hợp, tầm nhìn bao quát và dài hạn của Hà Lan nói chung và doanh nghiệp Hà Lan nói riêng. Tổ hợp là một điển hình về sự kết nối theo công thức “tam giác vàng” giữa Chính phủ – cơ sở nghiên cứu – doanh nghiệp, trong đó Chính phủ tạo điều kiện, cơ chế nhưng không hỗ trợ tài chính theo quy định về cạnh tranh lành mạnh.

Trung tâm có 3 khu liên hoàn: Giáo dục đào tạo, nghiên cứu – phát triển, hợp tác kinh doanh. Nơi này cũng là diễn đàn chia sẻ về công nghệ, đổi mới sáng tạo của lĩnh vực trồng trọt trong nhà kính. Hàng năm, WHC tiếp đón khoảng 25.000 khách, chuyên gia quốc tế đến tham quan học hỏi, chia sẻ kinh nghiệm, đổi mới sáng tạo trong ngành trồng trọt và tham gia các Hội chợ. WHC có 1 trường dạy nghề trồng trọt hệ 4 năm cho khoảng 1.200 sinh viên, chưa kể các chương trình trao đổi sinh viên quốc tế trong ngành này với các khóa học từ 3 – 4 tháng/năm.

Đây cũng là nơi hội tụ, trưng bày và giao lưu thường xuyên của 130 doanh nghiệp hàng đầu trong ngành trồng trọt với những sản phẩm hiện đại; có khu nghiên cứu hiện đại với 40 phòng thí nghiệm.

Thời gian qua, Hà Lan đã dành cho Việt Nam sự hỗ trợ hiệu quả trong nhiều lĩnh vực, điển hình là về nông nghiệp với các dự án hỗ trợ kĩ thuật trong chăn nuôi bò sữa, khí sinh học, trồng trọt… khi Việt Nam tiến hành quá trình chuyển đổi từ nền kinh tế tập trung sang nền kinh tế thị trường trong những năm đầu 90 của thế kỉ trước. Hỗ trợ của Hà Lan đã góp phần tích cực giúp Việt Nam xóa đói giảm nghèo, trở thành một trong những nước xuất khẩu nông sản hàng đầu trên thế giới và đóng góp cho bảo đảm an ninh lương thực toàn cầu, nhất là trước thách thức của biến đổi khí hậu và tác động của xung đột chính trị thế giới hiện nay.

Chính phủ Việt Nam và Hà Lan đã ký Thỏa thuận Đối tác Chiến lược về Nông nghiệp bền vững và An ninh lương thực (năm 2014 tại Hà Lan), là khung chiến lược hợp tác lâu dài giữa hai nước và là nền tảng để các bên hợp tác phát triển.

Ngoài ra, hai nước cũng đã ký Bản ghi nhớ về quản lý an toàn thực phẩm (2017 tại Hà Lan) và Bản ghi nhớ về hợp tác chuyển đổi nông nghiệp bền vững vùng ĐBSCL (năm 2019 tại Việt Nam). Những văn kiện này đã làm sâu sắc thêm quan hệ đối tác chiến lược giữa hai nước trong lĩnh vực nông nghiệp.

Hiện nay Việt Nam có hai trung tâm nông nghiệp lớn là Đồng bằng sông Hồng và Đồng bằng sông Cửu Long, hiện nay Việt Nam đang nỗ lực trở thành một trong những trung tâm đổi mới sáng tạo về hệ thống lương thực thế giới.

Phát biểu tại đây, Thủ tướng Phạm Minh Chính cho rằng trong vòng 50 năm qua, tương ứng với thời gian hai nước thiết lập quan hệ ngoại giao, Hà Lan đã trải qua 3 giai đoạn phát triển: Nông nghiệp và các nghề thủ công; công nghiệp gắn với đô thị hóa; giai đoạn hiện nay là đổi mới sáng tạo gắn với đô thị thông minh. Nhưng trong cả 3 giai đoạn này, nông nghiệp vẫn đóng vai trò quan trọng, là trụ đỡ, với định hướng “Nông nghiệp sinh thái - Nông thôn hiện đại - Nông dân thông minh”, điều này tương đồng với định hướng Việt Nam.

Thủ tướng nêu rõ, Hà Lan vẫn là một trong những nước chế biến và xuất khẩu nông sản hàng đầu thế giới và Việt Nam cần phải học tập. Hai nước có thể trao đổi kinh nghiệm, hợp tác theo hướng bổ sung cho nhau, tổ chức các diễn đàn, xúc tiến đầu tư, đa dạng hóa sản phẩm, thị trường, chuỗi cung ứng. Hà Lan giúp Việt Nam về giống cây trồng, công nghệ chế biến, kinh nghiệm, thị trường, thông tin về các sản phẩm phù hợp nhu cầu người tiêu dùng thế giới, còn Việt Nam có thể cung cấp nguồn nguyên liệu rất phong phú cho Hà Lan,

Thủ tướng giao các Bộ trưởng triển khai các công việc, thúc đẩy doanh nghiệp triển khai các hoạt động hợp tác cụ thể dựa trên nền tảng quan trọng là quan hệ chính trị giữa hai nước và kinh nghiệm hợp tác trong thời gian qua, Thủ tướng mong muốn sẽ được nâng lên tầm cao mới trong thời gian tới, thực chất và hiệu quả hơn.

Thủ tướng nhấn mạnh: "Về hành động thì các Bộ trưởng kết nối và kết nối giữa các doanh nghiệp với nhau, kết nối giữa các địa phương với nhau. Các bạn giúp chúng tôi về chế biến, về thị trường, đa dạng hóa sản phẩm, đa dạng hóa chuỗi cung ứng, giúp đỡ về cách tổ chức logicstic thế nào cho hạ giá thành, đảm bảo cạnh tranh. Chúng tôi sản xuất ra nguyên liệu và hợp tác với các bạn. Chúng ta nâng giá trị gia tăng lên và lợi ích thì chúng ta chia sẻ. Cùng nhau phối hợp chặt chẽ và hiệu quả hơn nữa. Tôi rất hy vọng sau chuyến thăm của tôi thì các hợp tác nói chung, trong đó có lĩnh vực nông nghiệp chúng ta sẽ nâng lên một tầm cao mới, hiệu quả, thực chất hơn"./.

Mời quý độc giả theo dõi VOV.VN trên

Tin liên quan

Thủ tướng đề nghị Hà Lan sớm phê chuẩn Hiệp định bảo hộ đầu tư Việt Nam - EU
Thủ tướng đề nghị Hà Lan sớm phê chuẩn Hiệp định bảo hộ đầu tư Việt Nam - EU

VOV.VN - Thủ tướng đề nghị Hà Lan sớm phê chuẩn Hiệp định bảo hộ đầu tư Việt Nam - EU (EVIPA); khuyến khích các doanh nghiệp Hà Lan đẩy mạnh đầu tư vào Việt Nam trong các lĩnh vực thế mạnh của Hà Lan như cảng biển, công nghệ đóng tàu, kết nối về logistics..

Thủ tướng đề nghị Hà Lan sớm phê chuẩn Hiệp định bảo hộ đầu tư Việt Nam - EU

Thủ tướng đề nghị Hà Lan sớm phê chuẩn Hiệp định bảo hộ đầu tư Việt Nam - EU

VOV.VN - Thủ tướng đề nghị Hà Lan sớm phê chuẩn Hiệp định bảo hộ đầu tư Việt Nam - EU (EVIPA); khuyến khích các doanh nghiệp Hà Lan đẩy mạnh đầu tư vào Việt Nam trong các lĩnh vực thế mạnh của Hà Lan như cảng biển, công nghệ đóng tàu, kết nối về logistics..

Thủ tướng mong muốn cộng đồng người Việt tại Hà Lan không ngừng lớn mạnh
Thủ tướng mong muốn cộng đồng người Việt tại Hà Lan không ngừng lớn mạnh

VOV.VN - Thủ tướng mong muốn cộng đồng người Việt Nam tại Hà Lan không ngừng lớn mạnh, thực hiện tốt nghĩa vụ công dân ở sở tại, đoàn kết, là cộng đồng mẫu mực, là niềm tự hào của đất nước.

Thủ tướng mong muốn cộng đồng người Việt tại Hà Lan không ngừng lớn mạnh

Thủ tướng mong muốn cộng đồng người Việt tại Hà Lan không ngừng lớn mạnh

VOV.VN - Thủ tướng mong muốn cộng đồng người Việt Nam tại Hà Lan không ngừng lớn mạnh, thực hiện tốt nghĩa vụ công dân ở sở tại, đoàn kết, là cộng đồng mẫu mực, là niềm tự hào của đất nước.

Thủ tướng Phạm Minh Chính gặp Tổng Thư ký Toà trọng tài thường trực tại Hà Lan
Thủ tướng Phạm Minh Chính gặp Tổng Thư ký Toà trọng tài thường trực tại Hà Lan

VOV.VN - Nhân chuyến thăm chính thức Hà Lan, chiều tối 11/12/2022, Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính đã đến thăm Trụ sở chính của Toà trọng tài thường trực (PCA) tại Cung điện Hoà Bình, Thủ đô La Hay, và gặp Tiến sĩ Marcin Czepelak, Tổng Thư ký Toà.

Thủ tướng Phạm Minh Chính gặp Tổng Thư ký Toà trọng tài thường trực tại Hà Lan

Thủ tướng Phạm Minh Chính gặp Tổng Thư ký Toà trọng tài thường trực tại Hà Lan

VOV.VN - Nhân chuyến thăm chính thức Hà Lan, chiều tối 11/12/2022, Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính đã đến thăm Trụ sở chính của Toà trọng tài thường trực (PCA) tại Cung điện Hoà Bình, Thủ đô La Hay, và gặp Tiến sĩ Marcin Czepelak, Tổng Thư ký Toà.