Thủ đoạn lừa đảo tống tiền những người có địa vị, tiền bạc bằng clip sex

VOV.VN - Thiếu tá Phí Văn Thanh phân tích, đối tượng tống tiền đàn ông có địa vị và kinh tế thường rất tinh vi và đa dạng, nhằm khai thác tối đa những điểm yếu về danh dự, uy tín và cuộc sống riêng tư của nạn nhân.

Mới đây, công an TP.HCM, Hòa Bình đã phát đi cảnh báo về thủ đoạn lừa đảo, tống tiền mới nhắm vào đàn ông có địa vị xã hội, điều kiện kinh tế bằng clip sex.

Cụ thể, tội phạm sử dụng công nghệ cao, ghép mặt của bị hại (chủ yếu là nam giới, có điều kiện kinh tế, địa vị xã hội) vào các clip “nhạy cảm” để đe dọa, nhằm cưỡng đoạt tài sản. Các đối tượng đã tìm kiếm thông tin, hình ảnh, số điện thoại của nạn nhân từ nhiều nguồn khác nhau (hình ảnh, thông tin đăng tải trên các trang mạng xã hội hoặc tài khoản mạng xã hội của nạn nhân) và tiến hành cắt ghép khuôn mặt của nạn nhân vào các clip, hình ảnh được cắt ra từ clip có nội dung “nhạy cảm” ở các nhà nghỉ, khách sạn…Sau đó, đối tượng giả danh là thám tử tư, nhắn tin thông báo với nạn nhân về việc đối tượng phát hiện nạn nhân có mối quan hệ bất chính với người phụ nữ khác, đồng thời, gửi cho nạn nhân các clip, hình ảnh “nhạy cảm” đã được chỉnh sửa, cắt ghép với khuôn mặt của nạn nhân.

Tội phạm yêu cầu nạn nhân phải chuyển một khoản tiền điện tử (USDT) trị giá 80 nghìn USDT (tương đương hơn 2 tỷ đồng) vào ví điện tử để không bị đăng clip nhạy cảm lên mạng xã hội, gửi tới các nơi làm việc và được nhận lại các clip và hình ảnh nhạy cảm trên. Trường hợp nạn nhân bị “sập bẫy”, các đối tượng sẽ hướng dẫn bị hại dùng USDT mua tiền điện tử và chuyển đến các tài khoản ví điện tử theo chỉ định, sau đó, chiếm đoạt toàn bộ số tiền.

Đối tượng tống tiền đàn ông có địa vị và kinh tế thường rất tinh vi

Trước thực trạng đáng báo động này, Thiếu tá Phí Văn Thanh – Cục An ninh mạng và phòng chống tội phạm sử dụng công nghệ cao, Bộ Công an phân tích, đối tượng tống tiền đàn ông có địa vị và kinh tế thường rất tinh vi và đa dạng, nhằm khai thác tối đa những điểm yếu về danh dự, uy tín và cuộc sống riêng tư của nạn nhân.

Theo Thiếu tá Thanh, để thực hiện thủ đoạn này, các đối tượng lừa đảo thường tiếp cận nạn nhân qua mạng xã hội, các ứng dụng hẹn hò hoặc thậm chí trong các sự kiện xã hội. Trong trường hợp này chúng thường giả vờ làm quen, tạo mối quan hệ tình cảm với nạn nhân. Sau khi có được sự tin tưởng, chúng sẽ lôi kéo nạn nhân vào các tình huống nhạy cảm, như yêu cầu gửi hình ảnh hoặc video cá nhân, hoặc dàn dựng các cuộc gặp gỡ riêng tư mà chúng có thể bí mật ghi lại. Khi đã có được những tài liệu nhạy cảm này, kẻ tống tiền sẽ đe dọa công khai chúng lên mạng hoặc gửi đến gia đình, đồng nghiệp của nạn nhân nếu họ không trả một khoản tiền lớn.

“Các đối tượng còn giăng bẫy trong các mối quan hệ ngoài luồng. Cụ thể, một số đối tượng tống tiền sử dụng phương pháp tạo mối quan hệ ngoài luồng với những người đàn ông có gia đình hoặc địa vị xã hội cao. Chúng tận dụng sự lo sợ của nạn nhân về việc thông tin này bị tiết lộ sẽ ảnh hưởng đến danh tiếng và sự nghiệp. Sau khi mối quan hệ này trở nên nghiêm trọng, chúng sẽ bắt đầu yêu cầu tiền chuộc để giữ bí mật”- Thiếu tá Phí Văn Thanh phân tích.

Một tình huống nữa vô cùng tinh vi được Thiếu tá Thanh đưa ra, đó là các đối tượng lợi dụng các tình huống nhạy cảm trong công việc. Tại đây, các đối tượng có thể sử dụng máy ghi âm, camera ẩn để ghi lại những cuộc trò chuyện, hoặc tình huống nhạy cảm mà nạn nhân vô tình tham gia. Kẻ tống tiền sau đó sẽ đe dọa sử dụng những tài liệu này để hạ bệ uy tín của nạn nhân, đặc biệt là trong các cuộc bầu cử, các cuộc đấu thầu hoặc các tình huống kinh doanh quan trọng. Sau đó, yêu cầu nạn nhân trả tiền hoặc chấp nhận những điều khoản bất lợi để không làm ảnh hưởng đến sự nghiệp hoặc danh tiếng.

Cùng với đó là tấn công qua mạng xã hội và truyền thông. Các đối tượng lừa đảo sẽ tung tin thất thiệt. Cụ thể các đối tượng có thể sử dụng mạng xã hội để phát tán tin đồn hoặc thông tin sai lệch về nạn nhân, đặc biệt là những thông tin gây tổn hại đến danh tiếng. Sau khi các thông tin này lan rộng và gây hậu quả, chúng sẽ liên hệ với nạn nhân và yêu cầu trả tiền để gỡ bỏ thông tin hoặc dừng phát tán. Kẻ tống tiền có thể liên hệ với báo chí hoặc các kênh truyền thông khác, đe dọa sẽ làm bùng nổ vụ việc nếu không được trả tiền.

“Kẻ tống tiền có thể dụ dỗ nạn nhân tham gia vào các hoạt động bất hợp pháp như rửa tiền, tham nhũng hoặc các giao dịch ngầm khác. Khi nạn nhân bị lôi kéo vào những hoạt động này, chúng sẽ ghi lại bằng chứng như giao dịch, hợp đồng, hoặc các cuộc hội thoại. Sau đó, chúng sẽ đe dọa nạn nhân rằng nếu không trả tiền, chúng sẽ giao nộp bằng chứng này cho cơ quan chức năng hoặc công khai chúng trước dư luận” - Thiếu tá Thanh phân tích.

Cuối cùng theo Thiếu tá Thanh, kẻ tống tiền có thể thực hiện các cuộc tấn công vào tài khoản ngân hàng hoặc các giao dịch tài chính của nạn nhân, sau đó đe dọa công khai những thông tin này hoặc gây thiệt hại nếu không được trả tiền. Trong một số trường hợp, kẻ tống tiền là người có quyền lực, hoặc có mối quan hệ với những người có quyền lực, và sử dụng sức ép này để ép buộc nạn nhân phải tuân theo yêu cầu của chúng.

Qua những thủ đoạn trên, Thiếu tá Thanh cho rằng, các thủ đoạn tống tiền đàn ông có địa vị và kinh tế thường rất phức tạp và đòi hỏi nạn nhân phải hết sức cảnh giác, đồng thời có sự hỗ trợ pháp lý và công nghệ để bảo vệ mình khỏi các tình huống nguy hiểm.

Người sử dụng mạng cần cảnh giác việc chia sẻ thông tin

Để giải quyết và ngăn chặn các thủ đoạn này Thiếu tá Thanh đưa ra một số cảnh báo, trong đó, nhấn mạnh đến việc cung cấp đào tạo về an ninh mạng cho các cá nhân và tổ chức, bao gồm nhận diện các dấu hiệu của các thủ đoạn tống tiền và các biện pháp bảo vệ cơ bản. Tổ chức các buổi hội thảo hoặc khóa học để cảnh báo về các phương pháp tống tiền và cách phòng tránh chúng. Những người có địa vị cao nên tham gia các chương trình này để nâng cao hiểu biết.

Tuy nhiên, theo Thiếu tá Thanh, điều quan trọng nhất, là người sử dụng mạng cần cảnh giác với việc chia sẻ thông tin cá nhân trên mạng xã hội và các nền tảng trực tuyến. Sử dụng các cài đặt bảo mật để kiểm soát ai có thể xem và sử dụng thông tin cá nhân của mình. Cùng với đó, là sử dụng mật khẩu mạnh và xác thực hai yếu tố (2FA) để bảo vệ các tài khoản trực tuyến. Thường xuyên cập nhật phần mềm bảo mật và kiểm tra các lỗ hổng bảo mật. Xây dựng và duy trì các kênh báo cáo an toàn và bảo mật cho nạn nhân có thể thông báo về các trường hợp tống tiền. Cung cấp hỗ trợ pháp lý ngay lập tức cho những người bị ảnh hưởng. Cung cấp đào tạo đặc biệt cho cơ quan chức năng về các thủ đoạn tống tiền và các phương pháp điều tra. Thiết lập các đơn vị chuyên trách để xử lý các vụ tống tiền.

“Người sử dụng mạng cần áp dụng các công cụ phát hiện và ngăn chặn sớm các hành vi tống tiền. Sử dụng phần mềm phân tích dữ liệu và AI để phát hiện các hoạt động đáng ngờ và cảnh báo nạn nhân. Sử dụng dịch vụ giám sát trực tuyến để theo dõi các hoạt động liên quan đến danh tiếng của cá nhân hoặc tổ chức. Đảm bảo rằng các hành vi bất thường được phát hiện kịp thời”- Thiếu tá Thanh nói.

Đối với cơ quan quản lý, Thiếu tá Thanh cho rằng, cần cải thiện hệ thống pháp lý và quy định. Đề xuất và hỗ trợ việc cập nhật các quy định và luật pháp liên quan đến tội phạm mạng và tống tiền. Đảm bảo rằng các luật này phản ánh đầy đủ các thủ đoạn mới và cung cấp các công cụ pháp lý cần thiết để xử lý chúng. Cải thiện hợp tác quốc tế trong việc điều tra và xử lý các vụ tống tiền xuyên quốc gia. Các cơ quan thực thi pháp luật nên phối hợp chặt chẽ với các tổ chức quốc tế để chia sẻ thông tin và tài nguyên.

“Cuối cùng cần Tăng cường kiểm tra và xác minh. Trước khi tham gia vào bất kỳ giao dịch hoặc mối quan hệ nào, hãy thực hiện kiểm tra nền tảng và xác minh kỹ lưỡng các đối tác, cộng sự và các bên liên quan. Đánh giá và phân tích các rủi ro tiềm ẩn trong các tình huống cá nhân và công việc, đặc biệt là những tình huống liên quan đến việc xử lý thông tin nhạy cảm”- Thiếu tá Thanh nhấn mạnh.

Dưới góc độ pháp lý, trao đổi với PV VOV.VN, luật sư Nguyễn Văn Toán, Phó Giám đốc Công ty Luật TNHH HTM – Đoàn Luật sư thành phố Hà Nội cho rằng, việc các đối tượng tự ý sử dụng hình ảnh, khuôn mặt cá nhân của một người, mà không được người đó đồng ý cho phép để đăng lên các nền tảng mạng xã hội nhằm mục địch không tốt hoặc bất kỳ mục đích nào thì đều là hành vi vi phạm pháp luật, và khi mà các đối tượng sử dụng công nghệ cao, cắt ghép mặt của bị hại (chủ yếu là nam giới, có điều kiện kinh tế, địa vị xã hội) vào các hình ảnh, clip "nhạy cảm”, clip sex với các cô gái ở các nhà nghỉ, khách sạn, thì tuỳ thuộc vào và mức độ vi phạm cũng như hậu quả xảy ra mà đối tượng thực hiện hành vi này có thể bị xử phạt hành chính hoặc phải chịu trách nhiệm dân sự, nặng hơn có thể là bị truy cứu trách nhiệm hình sự.

Trong trường hợp, đối tượng sử dụng các hình ảnh cắt ghép, clip “nhạy cảm” để đe dọa, nhằm mục đích tống tiền bị hại, luật sư Nguyễn Văn Toán khẳng định hành vi này có dấu hiệu của tội cưỡng đoạt tài sản. Tùy vào tính chất, mức độ vi phạm thì đối tượng thực hiện hành vi có thể bị xử phạt hành chính Theo quy định tại điểm b khoản 2 và điểm a khoản 3 Điều 15 Nghị định 144/2021/NĐ-CP ngày 31/12/2021 của Chính Phủ “Quy định xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực vi phạm hành chính trong lĩnh vực an ninh, trật tự, an toàn xã hội; phòng, chống tệ nạn xã hội; phòng cháy, chữa cháy; cứu nạn, cứu hộ; phòng, chống bạo lực gia đình” với mức xử phạt đối với người vi phạm là phạt tiền từ 3.000.000 đồng đến 5.000.000 đồng đồng thời tịch thu tang vật, phương tiện vi phạm hoặc truy cứu trách nhiệm hình sự theo Điều 170 Bộ luật Hình sự 2015 quy định về tội cưỡng đoạt tài sản thì mức hình phạt đối với người thực hiện hành vi cững đoạt tài sản thấp nhất là 1 năm tù, cao nhất là 20 năm tù và hình phạt bổ sung phạt tiền từ 10 triệu đồng đến 100 triệu đồng hoặc tịch thu một phần hoặc toàn bộ tài sản.

Do vậy, luật sư khuyến cáo người dân khi gặp các trường hợp bị các đối tượng sử dụng các hình ảnh cắt ghép, clip “nhạy cảm” để đe dọa, nhằm mục đích tống tiền, cần nâng cao tinh thần cảnh giác, không hoang mang và đặc biệt là không làm theo yêu cầu chuyển tiền của đối tượng; đồng thời, liên hệ ngay với cơ quan Công an nơi gần nhất để được tư vấn, hỗ trợ.

Mời quý độc giả theo dõi VOV.VN trên

Tin liên quan

Điện Biên: Khởi tố một giám đốc công ty về tội lừa đảo chiếm đoạt tài sản
Điện Biên: Khởi tố một giám đốc công ty về tội lừa đảo chiếm đoạt tài sản

VOV.VN - Công an thành phố Điện Biên Phủ, tỉnh Điện Biên vừa ra quyết định khởi tố vụ án, khởi tố bị can và lệnh bắt tạm giam đối với Bùi Thái Hoàng, sinh năm 1976, giám đốc Công ty Trách nhiệm hữu hạn Tư vấn và Đào tạo bảo hiểm Hoàng Phong, có dấu hiệu tội phạm, lừa đảo chiếm đoạt tài sản quy định tại Khoản 2, Điều 174 Bộ luật Hình sự năm 2015.

Điện Biên: Khởi tố một giám đốc công ty về tội lừa đảo chiếm đoạt tài sản

Điện Biên: Khởi tố một giám đốc công ty về tội lừa đảo chiếm đoạt tài sản

VOV.VN - Công an thành phố Điện Biên Phủ, tỉnh Điện Biên vừa ra quyết định khởi tố vụ án, khởi tố bị can và lệnh bắt tạm giam đối với Bùi Thái Hoàng, sinh năm 1976, giám đốc Công ty Trách nhiệm hữu hạn Tư vấn và Đào tạo bảo hiểm Hoàng Phong, có dấu hiệu tội phạm, lừa đảo chiếm đoạt tài sản quy định tại Khoản 2, Điều 174 Bộ luật Hình sự năm 2015.

Dùng thủ đoạn đáo hạn ngân hàng, một đối tượng lừa đảo gần 47 tỷ đồng
Dùng thủ đoạn đáo hạn ngân hàng, một đối tượng lừa đảo gần 47 tỷ đồng

VOV.VN - Ngày 15/8, Cơ quan Cảnh sát điều tra Công an tỉnh Đắk Nông đã kết luận điều tra và chuyển Viện Kiểm sát Nhân dân cùng cấp đề nghị truy tố một đối tượng lừa đảo gần 47 tỷ đồng.

Dùng thủ đoạn đáo hạn ngân hàng, một đối tượng lừa đảo gần 47 tỷ đồng

Dùng thủ đoạn đáo hạn ngân hàng, một đối tượng lừa đảo gần 47 tỷ đồng

VOV.VN - Ngày 15/8, Cơ quan Cảnh sát điều tra Công an tỉnh Đắk Nông đã kết luận điều tra và chuyển Viện Kiểm sát Nhân dân cùng cấp đề nghị truy tố một đối tượng lừa đảo gần 47 tỷ đồng.

Bắt giam nguyên Chủ tịch xã lừa đảo tiền bán đất nền ở Cà Mau
Bắt giam nguyên Chủ tịch xã lừa đảo tiền bán đất nền ở Cà Mau

VOV.VN - Nguyên Chủ tịch UBND xã Trần Phán (huyện Đầm Dơi, Cà Mau) bị bắt tạm giam vì đưa thông tin giả về khu dân cư để bán đất nền, chiếm đoạt 740 triệu đồng.

Bắt giam nguyên Chủ tịch xã lừa đảo tiền bán đất nền ở Cà Mau

Bắt giam nguyên Chủ tịch xã lừa đảo tiền bán đất nền ở Cà Mau

VOV.VN - Nguyên Chủ tịch UBND xã Trần Phán (huyện Đầm Dơi, Cà Mau) bị bắt tạm giam vì đưa thông tin giả về khu dân cư để bán đất nền, chiếm đoạt 740 triệu đồng.

Chiêu trò lừa đảo du lịch
Chiêu trò lừa đảo du lịch

VOV.VN - Lợi dụng tâm lý muốn đi du lịch giá rẻ của một bộ phận người dân, các đối tượng tội phạm đã gia tăng hoạt động lừa đảo chiếm đoạt tài sản dưới nhiều hình thức. 

Chiêu trò lừa đảo du lịch

Chiêu trò lừa đảo du lịch

VOV.VN - Lợi dụng tâm lý muốn đi du lịch giá rẻ của một bộ phận người dân, các đối tượng tội phạm đã gia tăng hoạt động lừa đảo chiếm đoạt tài sản dưới nhiều hình thức. 

Tạm giữ hình sự kế toán ở Lai Châu lừa đảo chiếm đoạt hàng tỷ đồng
Tạm giữ hình sự kế toán ở Lai Châu lừa đảo chiếm đoạt hàng tỷ đồng

VOV.VN - Ngày 12/8, Cơ quan Cảnh sát điều tra, Công an tỉnh Lai Châu đã ra quyết định tạm giữ hình sự đối với Nguyễn Thị Luyến, sinh năm 1979; trú tại tổ 5, phường Tân Phong, thành phố Lai Châu, là Kế toán phòng Công chứng số 1 tỉnh Lai Châu đến đầu thú về hành vi lừa đảo chiếm đoạt tài sản.

Tạm giữ hình sự kế toán ở Lai Châu lừa đảo chiếm đoạt hàng tỷ đồng

Tạm giữ hình sự kế toán ở Lai Châu lừa đảo chiếm đoạt hàng tỷ đồng

VOV.VN - Ngày 12/8, Cơ quan Cảnh sát điều tra, Công an tỉnh Lai Châu đã ra quyết định tạm giữ hình sự đối với Nguyễn Thị Luyến, sinh năm 1979; trú tại tổ 5, phường Tân Phong, thành phố Lai Châu, là Kế toán phòng Công chứng số 1 tỉnh Lai Châu đến đầu thú về hành vi lừa đảo chiếm đoạt tài sản.