Tòa ấn định thời gian xét xử giai đoạn 2 vụ án Vạn Thịnh Phát

VOV.VN - Ngày 19/9 tới, Toà án Nhân dân TP.HCM sẽ mở phiên toà xét xử giai đoạn 2 của vụ án Trương Mỹ Lan (nguyên Chủ tịch Tập đoàn Vạn Thịnh Phát).

Theo quyết định đưa vụ án ra xét xử của Toà án Nhân dân TP.HCM, phiên tòa dự kiến kéo dài 1 tháng, từ ngày 19/9 - 19/10 và được xét xử công khai.

Hội đồng xét xử gồm chủ tọa phiên tòa do Thẩm phán Nguyễn Thị Hà (Phó Chánh tòa Hình sự - Toà án Nhân dân TP.HCM làm chủ toạ.

Hội đồng xét xử vụ án còn có Thẩm phán Vũ Hoài Nam và 3 Hội thẩm nhân dân. Đại diện Viện kiểm sát nhân dân TP.HCM tham gia phiên tòa gồm ông Vũ Tất Ba, ông Đào Lê Văn, ông Nguyễn Hồng Hiệp, bà Bùi Thanh Hằng, bà Lê Trương Hà Linh.

Toà xác định vụ án này có 35.824 bị hại, 534 cá nhân, tổ chức là người có quyền lợi và nghĩa vụ liên quan.

Bị cáo Trương Mỹ Lan (nguyên Chủ tịch HĐQT Tập đoàn Vạn Thịnh Phát) và 33 bị cáo đông phạm có hàng trăm luật sư tham gia bào chữa. Trong đó người bào chữa cho bị cáo Trương Mỹ Lan gồm các luật sư Phan Trung Hoài, Phan Minh Hoàng (Đoàn luật sư TP.HCM), Nguyễn Huy Thiệp, Giang Hồng Thanh Văn (Đoàn luật sư Hà Nội).

Trong giai đoạn 2 này, bị cáo Trương Mỹ Lan và 33 đồng phạm bị xét xử về các tội danh “Lừa đảo chiếm đoạt tài sản”, “Rửa tiền”, “Vận chuyển  trái phép tiền tệ qua biên giới”.

Trong đó cụ thể, bị cáo Trương Mỹ Lan và các bị cáo Trương Khánh Hoàng (nguyên Tổng Giám đốc ngân hàng SCB), Nguyễn Phương Anh (Phó Tổng Giám đốc Công ty Sài Gòn Peninsula), Trịnh Quang Công (Tổng Giám đốc Công ty Acumen) bị truy tố về các tội “Lừa đảo chiếm đoạt tài sản”, “Rửa tiền” và “Vận chuyển trái phép tiền tệ qua biên giới”.

Các bị cáo Võ Tấn Hoàng Văn (nguyên Tổng Giám đốc Ngân hàng SCB), Nguyễn Hữu Hiệu (Phso Tổng Giám đốc Công ty Windsor và Công ty An Đông), Nguyễn Vũ Anh Thi (Tổng Giám đốc Công ty Bất động sản Việt Nam) và Bùi Anh Dũng (nguyên Chủ tịch HĐQT Ngân hàng SCB) bị Viện kiểm sát nhân dân tối cao truy tố về các tội “Lừa đảo chiếm đoạt tài sản” và “Vận chuyển trái phép tiền tệ qua biên giới”.

Bị cáo Trần Thị Mỹ Dung (Phó Tổng Giám đốc Ngân hàng SCB) bị truy tố về các tội “Lừa đảo chiếm đoạt tài sản” và “Rửa tiền”.

Nhóm bị cáo bị truy tố về tội “Lừa đảo chiếm đoạt tài sản” gồm: Trương Huệ Vân (Tổng Giám đốc Công ty Windsor, cháu gái Trương Mỹ Lan), Hồ Bửu Phương (nguyên Phó Tổng Giám đốc tài chính Tập đoàn Vạn Thịnh Phát), Bùi Đức Khoa (nguyên Phó Tổng Giám đốc Công ty Natural Land), Thái Thị Thanh Thảo (nguyên Giám đốc Wholesale thuộc Ngân hàng SCB), Ngô Thanh Nhã (nguyên Tổng Giám đốc Công ty Tập đoàn đầu tư Vạn Thịnh Phát, chủ tịch Công ty An Đông), Trương Thị Kim Lài, (nguyên Kế toán trưởng Công ty An Đông), Kwok Hakman Oliver (nguyên Tổng Giám đốc Công ty An Đông), Trương Vincent Kinh (nguyên Chủ tịch HĐQT Công ty Sài Gòn Peninsula), Trần Thị Thúy Ái (nguyên Kiểm soát viên ngân quỹ kiêm Thủ kho Ngân hàng SCB), Phạm Thị Thúy Hằng (nguyên Kế toán trưởng Công ty Sài Gòn Peninsula), Đặng Phương Hoài Tâm (nguyên Phó trưởng văn phòng HĐQT Công ty Vạn Thịnh Phát), Phan Chí Luân (nhân viên văn phòng HĐQT công ty Vạn Thịnh Phát), Trần Văn Tuấn (nguyên Tổng Giám đốc Công ty Setra), Trần Thị Lan Chi (nguyên Kế toán trưởng Công ty Setra), Trần Đình Hưng (nguyên Phó Tổng Giám đốc tài chính Công ty Sunny World và Công ty Quang Thuận), Huỳnh Phong Phú, (nguyên kế toán Công ty Quang Thuận), Vũ Quốc Tuấn (nguyên Giám đốc tài chính Công ty Sunny World), Đinh Thị Ngọc Thanh (nguyên Kế toán trưởng Công ty Sunny World), Lý Quốc Trung (nguyên Phó Tổng Giám đốc, kiểm toán viên Công ty Kiểm toán A&C), Phạm Hoa Đăng (nguyên kiểm toán viên Công ty Kiểm toán A&C).

Các bị cáo Chu Lập Cơ (Chu Nap Kee Eric, nguyên Chủ tịch HĐQT Time Square), Bùi Văn Dũng (tài xế), Trần Thị Hoàng Uyên (thư ký của Chủ tịch Tập đoàn Vạn Thịnh Phát) và Trần Xuân Phượng (thư ký Tổng Giám đốc Công ty CP đầu tư Vạn Thịnh Phát) bị truy tố về tội “Rửa tiền”

Riêng bị cáo Tô Thị Anh Đào (nguyên Phó Tổng Giám đốc Công ty Tập đoàn Vạn Thịnh Phát) bị truy tố về tội “Vận chuyển trái phép tiền tệ qua biên giới”.

Mời quý độc giả theo dõi VOV.VN trên

Tin liên quan

TP.HCM đang xử lý cán bộ sai phạm liên quan vụ án Vạn Thịnh Phát
TP.HCM đang xử lý cán bộ sai phạm liên quan vụ án Vạn Thịnh Phát

VOV.VN - Việc xử lý về mặt Đảng đối với cá nhân, tổ chức liên quan đến một số sai phạm như vụ Vạn Thịnh Phát, AIC đều công khai. Hiện nay Ủy ban Kiểm tra Thành ủy cũng đang tiến hành xử lý cán bộ thuộc diện Ban Thường vụ Thành ủy quản lý theo đúng quy định của Đảng.

TP.HCM đang xử lý cán bộ sai phạm liên quan vụ án Vạn Thịnh Phát

TP.HCM đang xử lý cán bộ sai phạm liên quan vụ án Vạn Thịnh Phát

VOV.VN - Việc xử lý về mặt Đảng đối với cá nhân, tổ chức liên quan đến một số sai phạm như vụ Vạn Thịnh Phát, AIC đều công khai. Hiện nay Ủy ban Kiểm tra Thành ủy cũng đang tiến hành xử lý cán bộ thuộc diện Ban Thường vụ Thành ủy quản lý theo đúng quy định của Đảng.

Vụ án Vạn Thịnh Phát: Số tiền khổng lồ chi ra để nuôi hàng nghìn "công ty ma"
Vụ án Vạn Thịnh Phát: Số tiền khổng lồ chi ra để nuôi hàng nghìn "công ty ma"

VOV.VN - Theo điều tra, Tập đoàn Vạn Thịnh Phát đã sử dụng 1.470 công ty và gần 1.800 cá nhân để đứng tên thành lập doanh nghiệp, đứng tên khoản vay, cổ phần, tài sản, ký khống tài liệu, chứng từ.

Vụ án Vạn Thịnh Phát: Số tiền khổng lồ chi ra để nuôi hàng nghìn "công ty ma"

Vụ án Vạn Thịnh Phát: Số tiền khổng lồ chi ra để nuôi hàng nghìn "công ty ma"

VOV.VN - Theo điều tra, Tập đoàn Vạn Thịnh Phát đã sử dụng 1.470 công ty và gần 1.800 cá nhân để đứng tên thành lập doanh nghiệp, đứng tên khoản vay, cổ phần, tài sản, ký khống tài liệu, chứng từ.

Vụ án Vạn Thịnh Phát: Hành vi chuyển hàng tỷ USD ra nước ngoài như thế nào?
Vụ án Vạn Thịnh Phát: Hành vi chuyển hàng tỷ USD ra nước ngoài như thế nào?

VOV.VN - Cơ quan điều tra xác định, tổng số tiền Trương Mỹ Lan và đồng phạm vận chuyển trái phép tiền tệ qua biên giới là 4,5 tỷ USD, tương đương 106.730 tỷ đồng. 

Vụ án Vạn Thịnh Phát: Hành vi chuyển hàng tỷ USD ra nước ngoài như thế nào?

Vụ án Vạn Thịnh Phát: Hành vi chuyển hàng tỷ USD ra nước ngoài như thế nào?

VOV.VN - Cơ quan điều tra xác định, tổng số tiền Trương Mỹ Lan và đồng phạm vận chuyển trái phép tiền tệ qua biên giới là 4,5 tỷ USD, tương đương 106.730 tỷ đồng.