Dự thảo Bộ luật Tố tụng hình sự (sửa đổi):

Tránh 'nhục hình' biến tướng đối với người chưa thành niên?

VOV.VN - Theo TS Luật Đỗ Thị Phượng, dự thảo luật quy định chặt chẽ sẽ tránh được tình trạng cơ quan tiến hành tố tụng lấy lời khai, hỏi cung thông qua giờ trưa, bỏ đói người bị tạm giữ, bị can

Thủ tục đối với người chưa thành niên trong Dự thảo Bộ luật Tố tụng hình sự (sửa đổi) đang được đưa ra lấy ý kiến được nhiều người quan tâm. TS. Đỗ Thị Phượng, Khoa Pháp luật hình sự, Trường Đại học Luật Hà Nội cho biết, so với Bộ luật hiện hành, dự thảo Bộ luật Tố tụng hình sự (sửa đổi) được đầu tư đặc biệt với thủ tục tố tụng đối với người chưa thành niên. Những nhóm vấn đề chính được sửa đổi, bổ sung trong Dự thảo lần này, trước hết là sửa đổi phạm vi áp dụng của Chương này theo hướng không chỉ áp dụng với người chưa thành niên là người bị bắt, người bị tạm giữ, bị can, bị cáo như hiện hành mà còn áp dụng đối với người chưa thành niên là người bị hại, người làm chứng.

TS. Đỗ Thị Phượng, Khoa Pháp luật hình sự, Trường Đại học Luật Hà Nội
Quy định cụ thể 7 nguyên tắc tiến hành tố tụng đối với các vụ án liên quan đến người chưa thành niên; Bổ sung hai điều luật để quy định cụ thể cách xác định tuổi của người chưa thành niên là người làm chứng, là người bị hại trong trường hợp đã áp dụng các biện pháp hợp pháp mà không xác định được chính xác tuổi của họ. 

Đổi mới thủ tục lấy lời khai, hỏi cung và tiến hành đối chất người chưa thành niên trong tố tụng hình sự theo hướng quy định chặt chẽ việc tiến hành lấy lời khai, hỏi cung; địa điểm, thời gian lấy lời khai, hỏi cung phải bảo đảm phù hợp với tâm lý, thể trạng người chưa thành niên. Thời gian lấy lời khai, hỏi cung không quá hai lần trong một ngày và mỗi lần không quá hai giờ. Việc đối chất người chưa thành niên chỉ được tiến hành trong những trường hợp thực sự cần thiết để giải quyết vụ án.

Nhằm hạn chế việc áp dụng biện pháp tạm giam đối với người chưa thành niên, Dự thảo đã điều chỉnh căn cứ tạm giam theo hướng: Chỉ áp dụng biện pháp cưỡng chế đối với bị can, bị cáo là người chưa thành niên trong trường hợp cần thiết. Chỉ áp dụng biện pháp tạm giam đối với bị can, bị cáo là người chưa thành niên khi có căn cứ cho rằng việc áp dụng các biện pháp ngăn chặn khác không hiệu quả. Người từ đủ 14 tuổi đến dưới 16 tuổi có thể bị bắt, tạm giữ, tạm giam khi phạm tội đặc biệt nghiêm trọng, phạm tội rất nghiêm trọng do cố ý và có căn cứ xác định người này thuộc một trong các trường hợp quy định tại các điểm a, b, c, d khoản 1 Điều 93 của Bộ luật này. Người từ đủ 16 tuổi đến dưới 18 tuổi có thể bị bắt, tạm giữ, tạm giam khi phạm tội nghiêm trọng, tội rất nghiêm trọng, tội đặc biệt nghiêm trọng và có căn cứ xác định người này thuộc một trong các trường hợp quy định tại các điểm a, b, c, d khoản 1 Điều 93 của Bộ luật này. Trong thời hạn 24 giờ, kể từ khi bắt, tạm giữ, tạm giam, cơ quan ra lệnh bắt, tạm giữ, tạm giam người chưa thành niên phải thông báo cho người đại diện theo pháp luật của họ biết.

Bổ sung nhằm làm rõ việc tham gia tố tụng của người đại diện theo pháp luật, nhà trường, tổ chức trong vụ án người chưa thành niên; ngoài quyền được đưa ra tài liệu, đồ vật, yêu cầu, khiếu nại, đọc hồ sơ vụ án khi kết thúc điều tra, tham gia phiên tòa như quy định hiện hành, bổ sung quyền của những người này được tham gia lấy lời khai, hỏi cung người chưa thành niên từ 16 tuổi đến dưới 18 tuổi.

Theo tôi, Dự thảo lần này đầu tư cho thủ tục tố tụng đối với người chưa thành niên là thể hiện sự quan tâm đặc biệt của cả xã hội đối với người chưa thành niên dù họ là người bị buộc tội hay người bị hại, người làm chứng. Các hướng sửa đổi của Dự thảo lần này đối với người chưa thành niên đã đánh dấu một bước phát triển quan trọng trong vấn đề bảo đảm quyền con người nói chung và quyền của người chưa thành niên nói riêng trong tố tụng hình sự.

Là một người chuyên nghiên cứu về thủ tục tố tụng đối với người chưa thành niên, những đóng góp khoa học của tôi trong nhiều năm qua về vấn đề này đã và đang được Dự thảo đề cập tới và tôi cho rằng Dự thảo lần này đã đáp ứng được yêu cầu lợi ích dành cho người chưa thành niên. Tuy nhiên, tôi vẫn mong muốn tiếp tục có một vài đóng góp để Dự thảo hoàn thiện hơn, đáp ứng tốt nhất những quyền và lợi ích của người chưa thành niên.

PV:  Dự thảo có quy định về thủ tục lấy lời khai, hỏi cung và tiến hành đối chất người chưa thành niên trong tố tụng hình sự theo hướng quy định chặt chẽ việc tiến hành lấy lời khai, hỏi cung; địa điểm, thời gian lấy lời khai, hỏi cung phải bảo đảm phù hợp với tâm lý, thể trạng người chưa thành niên … Theo bà những sửa đổi nêu trên đã đáp ứng được yêu cầu lợi ích tốt nhất dành cho người chưa thành niên hay chưa?

TS. Đỗ Thị Phượng: Việc đổi mới điều luật về việc lấy lời khai người bị bắt, người bị tạm giữ, người bị hại, người làm chứng, hỏi cung, đối chất như trong Dự thảo là phù hợp. Tuy nhiên về thủ tục lấy lời khai, hỏi cung cũng cần được quy định chặt chẽ hơn. Thời gian lấy lời khai, hỏi cung “không được quá hai giờ trong một lần, không được quá hai lần trong một ngày và mỗi lần cách nhau ít nhất là hai giờ”. Quy định chặt chẽ như vậy sẽ tránh được tình trạng cơ quan tiến hành tố tụng lấy lời khai, hỏi cung thông qua giờ trưa, bỏ đói người bị tạm giữ, bị can (một hình thức nhục hình biến tướng) hoặc mặc dù vẫn đảm bảo việc lấy lời khai, hỏi cung hai lần trong một ngày nhưng thời gian quá sát nhau mà đôi khi hình thức chỉ được thể hiện bằng biên bản lấy lời khai, hỏi cung. Điều này làm ảnh hưởng nghiêm trọng đến sức khoẻ, tinh thần của người chưa thành niên.

Bên cạnh đó, hoạt động lấy lời khai, hỏi cung của cơ quan tiến hành tố tụng đối với người chưa thành niên có bảo đảm được tính khách quan hay không phụ thuộc rất nhiều vào sự có mặt của người bào chữa, người đại diện theo pháp luật của người chưa thành niên. Dự thảo BLTTHS sửa đổi đã quy định việc người bào chữa, người đại diện theo pháp luật phải tham gia vào hoạt động lấy lời khai, hỏi cung của cơ quan tiến hành tố tụng, thì cũng cần bổ sung thêm “nếu vắng mặt người bào chữa, việc lấy lời khai, hỏi cung sẽ bị hoãn”để đảm bảo sự chặt chẽ của thủ tục tố tụng. Do đó, cần bổ sung thêm vào Điều 415 của Dự thảo là “Trong trường hợp người bào chữa của người bị bắt, người bị tạm giữ, bị can vắng mặt thì cơ quan tiến hành tố tụng phải hoãn việc lấy lời khai, hỏi cung. Trong trường hợp người người bảo vệ quyền lợi hoặc đại diện theo pháp luật của người chưa thành niên vắng mặt thì cơ quan tiến hành tố tụng phải mời đại diện nhà trường, đoàn thanh niên hoặc tổ chức khác nơi người chưa thành niên học tập, lao động và sinh hoạt tham dự”.
Nhóm bị cáo chỉ bị tuyên phạt từ 4-15 năm tù do khi phạm tội chưa đến tuổi thành niên. (Ảnh: internet)

PV: Bà đánh giá như thế nào về  quy định về việc áp dụng biện pháp tạm giam đối với người chưa thành niên trong dự thảo luật lần này?

TS. Đỗ Thị Phượng: Qui định như trong Điều 413 Dự thảo BLTTHS sửa đổi là tương đối chặt chẽ, hạn chế được việc áp dụng biện pháp tạm giam đối với bị can, bị cáo chưa thành niên. Việc qui định trong thời hạn 24 giờ, kể từ khi bắt, tạm giữ, tạm giam, cơ quan ra lệnh bắt, tạm giữ, tạm giam người chưa thành niên phải thông báo cho người đại diện theo pháp luật của họ biết cũng là một qui định mới thể hiện sự chặt chẽ của thủ tục áp dụng các biện pháp cưỡng chế và cũng là để bảo đảm quyền và lợi ích tốt nhất cho người chưa thành niên.

Tuy nhiên, nếu bị can, bị cáo đó là người chưa thành niên từ đủ 16 đến dưới 18 tuổi phạm tội ít nghiêm trọng đã được giao cho gia đình giám sát nhưng có dấu hiệu bỏ trốn hoặc tiếp tục phạm tội hoặc bị bắt lại theo lệnh truy nã thì giải quyết như thế nào? Trên thực tế hiện nay do Bộ luật tố tụng hình sự năm 2003 không qui định nên việc áp dụng qui định này còn nhiều bất cập, vướng mắc. Chúng ta hạn chế việc tạm giam đối với bị can, bị cáo là người chưa thành niên nhưng vẫn phải bảo đảm thuận lợi cho các hoạt động tố tụng và bảo đảm quyền và lợi ích hợp pháp của các chủ thể tố tụng khác (nhất là khi người bị hại lại là người chưa thành niên trong vụ án đó). Do đó chúng tôi kiến nghị: “Người từ đủ 16 tuổi đến dưới 18 tuổi bị khởi tố, điều tra, truy tố, xét xử về tội ít nghiêm trọng mà Bộ luật hình sự quy định hình phạt tù trên 2 năm thì có thể bị tạm giam nếu họ bỏ trốn, tiếp tục phạm tội hoặc bị bắt lại theo lệnh truy nã.”

PV: Trong những năm gần đây, vấn đề người chưa thành niên phạm tội có chiều hướng gia tăng và đáng báo động. Tuy nhiên, khi xét xử một số vụ án do người chưa thành niên gây ra thì nhiều ý kiến cho rằng hình phạt dành cho các bị cáo là người chưa thành niên chưa tương xứng với tính chất và mức độ phạm tội. Theo bà Bộ luật lần này có khắc phục được những hạn chế như vừa nêu không?

TS. Đỗ Thị Phượng: Tôi cho rằng tình hình phạm tội của người chưa thành niên có chiều hướng gia tăng phụ thuộc vào nhiều yếu tố. Ví dụ: về môi trường sống, sinh hoạt của người chưa thành niên, về các vấn đề xã hội đối với người chưa thành niên, về các biện pháp quản lý, giáo dục người chưa thành niên ngoài xã hội cũng như trong trại giam, trường giáo dưỡng đã thực sự tạo ra cho người chưa thành niên một môi trường lành mạnh để phát triển, tu dưỡng và rèn luyện để trở thành những con người lương thiện hay chưa? Sự phối hợp của các cơ quan tiến hành tố tụng, cơ quan thi hành án và chính quyền địa phương, đoàn thể, gia đình trong việc giám sát, giáo dục người chưa thành niên đã thực sự chặt chẽ chưa?... Chúng ta không thể chỉ trông chờ vào một bản án phạt tù thật nghiêm khắc mà chúng ta cần sự quan tâm đặc biệt, toàn diện của toàn xã hội đối với người chưa thành niên phạm tội mới có thể giảm được tình hình phạm tội ở người chưa thành niên.

PV: Xin cảm ơn bà./.

Mời quý độc giả theo dõi VOV.VN trên

Tin liên quan

Hung thủ vị thành niên sát hại nữ bác sĩ nhận 18 năm tù
Hung thủ vị thành niên sát hại nữ bác sĩ nhận 18 năm tù

Phạm Văn Lý bị tuyên phạt 18 năm tù giam về tội giết người, 2 năm tù giam về tội cướp tài sản.

Hung thủ vị thành niên sát hại nữ bác sĩ nhận 18 năm tù

Hung thủ vị thành niên sát hại nữ bác sĩ nhận 18 năm tù

Phạm Văn Lý bị tuyên phạt 18 năm tù giam về tội giết người, 2 năm tù giam về tội cướp tài sản.

Vụ công an dùng nhục hình: Lê Đức Hoàn được đề nghị án treo
Vụ công an dùng nhục hình: Lê Đức Hoàn được đề nghị án treo

Gia đình nạn nhân phản ứng vì cho rằng mức án cho các bị cáo do VKSND đề nghị là thấp, trong khi hồ sơ vụ án có nhiều dấu hiệu làm sai lệch.

Vụ công an dùng nhục hình: Lê Đức Hoàn được đề nghị án treo

Vụ công an dùng nhục hình: Lê Đức Hoàn được đề nghị án treo

Gia đình nạn nhân phản ứng vì cho rằng mức án cho các bị cáo do VKSND đề nghị là thấp, trong khi hồ sơ vụ án có nhiều dấu hiệu làm sai lệch.

Vụ công an dùng nhục hình: Người nhà nạn nhân đề nghị giám định lại
Vụ công an dùng nhục hình: Người nhà nạn nhân đề nghị giám định lại

Người nhà nạn nhân đề nghị cần phải giám định lại các thương tích trên não, ruột... của nạn nhân để khỏi bỏ lọt người, lọt tội.

Vụ công an dùng nhục hình: Người nhà nạn nhân đề nghị giám định lại

Vụ công an dùng nhục hình: Người nhà nạn nhân đề nghị giám định lại

Người nhà nạn nhân đề nghị cần phải giám định lại các thương tích trên não, ruột... của nạn nhân để khỏi bỏ lọt người, lọt tội.

Chiều 15/4, tuyên án vụ 5 công an dùng nhục hình đánh chết người
Chiều 15/4, tuyên án vụ 5 công an dùng nhục hình đánh chết người

Trước đó, trong phần tranh luận, các luật sư (LS) đề nghị tòa tuyên trả hồ sơ để điều tra bổ sung.

Chiều 15/4, tuyên án vụ 5 công an dùng nhục hình đánh chết người

Chiều 15/4, tuyên án vụ 5 công an dùng nhục hình đánh chết người

Trước đó, trong phần tranh luận, các luật sư (LS) đề nghị tòa tuyên trả hồ sơ để điều tra bổ sung.

Tội phạm vị thành niên: Phải xử lý gốc vấn đề
Tội phạm vị thành niên: Phải xử lý gốc vấn đề

(VOV)- Giáo dục ngoài nhà trường, trong nhà trường, của gia đình phải tạo 3 chân kiềng vững mạnh.

Tội phạm vị thành niên: Phải xử lý gốc vấn đề

Tội phạm vị thành niên: Phải xử lý gốc vấn đề

(VOV)- Giáo dục ngoài nhà trường, trong nhà trường, của gia đình phải tạo 3 chân kiềng vững mạnh.

Phạm tội vì rủ bạn gái vị thành niên “ăn trái cấm”
Phạm tội vì rủ bạn gái vị thành niên “ăn trái cấm”

Tại thời điểm Thắng quan hệ với V. thì cháu chưa đầy 13 tuổi.

Phạm tội vì rủ bạn gái vị thành niên “ăn trái cấm”

Phạm tội vì rủ bạn gái vị thành niên “ăn trái cấm”

Tại thời điểm Thắng quan hệ với V. thì cháu chưa đầy 13 tuổi.

Vụ công an dùng nhục hình: 'Tôi có can ngăn cũng không được'
Vụ công an dùng nhục hình: 'Tôi có can ngăn cũng không được'

HĐXX tiến hành xét hỏi nhân chứng Hà Văn Đại, điều tra viên Phòng CSĐT về trật tự xã hội (PC 45) Công an tỉnh Phú Yên.

Vụ công an dùng nhục hình: 'Tôi có can ngăn cũng không được'

Vụ công an dùng nhục hình: 'Tôi có can ngăn cũng không được'

HĐXX tiến hành xét hỏi nhân chứng Hà Văn Đại, điều tra viên Phòng CSĐT về trật tự xã hội (PC 45) Công an tỉnh Phú Yên.

Vụ công an dùng nhục hình: Luật sư và bị cáo đề nghị giám định lại
Vụ công an dùng nhục hình: Luật sư và bị cáo đề nghị giám định lại

Luật sư bào chữa cho bị cáo Thảo Thành cho rằng, việc truy tố thiếu cơ sở.

Vụ công an dùng nhục hình: Luật sư và bị cáo đề nghị giám định lại

Vụ công an dùng nhục hình: Luật sư và bị cáo đề nghị giám định lại

Luật sư bào chữa cho bị cáo Thảo Thành cho rằng, việc truy tố thiếu cơ sở.

Đình chỉ 1 Trưởng công an xã bắt, nhốt, đánh đập trẻ vị thành niên
Đình chỉ 1 Trưởng công an xã bắt, nhốt, đánh đập trẻ vị thành niên

VOV.VN - Theo bản tường trình, ông Vĩ đã thừa nhận hành vi sái trái của mình là do có uống rượu và nóng tính không kiềm chế được bản thân.

Đình chỉ 1 Trưởng công an xã bắt, nhốt, đánh đập trẻ vị thành niên

Đình chỉ 1 Trưởng công an xã bắt, nhốt, đánh đập trẻ vị thành niên

VOV.VN - Theo bản tường trình, ông Vĩ đã thừa nhận hành vi sái trái của mình là do có uống rượu và nóng tính không kiềm chế được bản thân.

Vụ 5 công an dùng nhục hình: Cha bị cáo kêu oan lên Chủ tịch nước
Vụ 5 công an dùng nhục hình: Cha bị cáo kêu oan lên Chủ tịch nước

Trong 5 bị cáo, Thành bị xử phạt mức án cao nhất 8 năm tù giam vì HĐXX nhận định Thành đã dùng gậy đánh vào đầu nghi can dẫn đến tử vong

Vụ 5 công an dùng nhục hình: Cha bị cáo kêu oan lên Chủ tịch nước

Vụ 5 công an dùng nhục hình: Cha bị cáo kêu oan lên Chủ tịch nước

Trong 5 bị cáo, Thành bị xử phạt mức án cao nhất 8 năm tù giam vì HĐXX nhận định Thành đã dùng gậy đánh vào đầu nghi can dẫn đến tử vong