Trung tâm cai nghiện: Bảo đảm quyền của người nghiện

VOV.VN -Việc tổ chức các cơ sở cai nghiện bắt buộc là chủ trương đúng đắn, là chính sách tiến bộ và nhân văn của Đảng, Nhà nước ta.

Lâu nay, một số tổ chức thiếu thiện chí, nhất là tổ chức “Theo dõi nhân quyền” (HRW)  thường đưa thông tin sai lệch, thiếu kiểm chứng cho rằng Việt Nam cưỡng bức lao động trong điều kiện hà khắc đối với người cai nghiện bắt buộc. Thực tế tại các cơ sở cai nghiện lại hoàn toàn trái ngược, thể hiện rõ chính sách đúng đắn của Đảng, Nhà nước ta trong điều trị cắt cơn và hỗ trợ người cai nghiện tái hòa nhập cộng đồng.

Trung tâm cai nghiện số 7, huyện Ba Vì, thành phố Hà Nội 

Hiện nay, công tác cai nghiện ma túy cũng như phòng, chống tội phạm ma túy đang thu hút sự quan tâm, chú ý của toàn xã hội. Việc tổ chức điều trị, cai nghiện ma túy tại gia đình, cộng đồng và các cơ sở cai nghiện (bắt buộc). Phương pháp điều trị, cai nghiện chủ yếu sử dụng phác đồ an thần kinh, điều trị bằng thảo dược, điều trị thay thế bằng Methadone và một số phác đồ về tâm lý – xã hội khác. Quy trình cai nghiện gồm 5 giai đoạn: Tiếp nhận, phân loại; Giáo dục, tư vấn, phục hồi hành vi, nhân cách; Điều trị cắt cơn, giải độc, điều trị các bệnh nhiễm trùng cơ hội; Lao động trị liệu, học nghề; Phòng, chống tái nghiện, chuẩn bị tái hòa nhập cộng đồng.

Theo số liệu của Bộ Lao động, Thương binh và Xã hội, hiện cả nước có 1055 cơ sở cai nghiện công lập, có thể tiếp nhận hơn 54 nghìn người cai nghiện. Tính đến tháng 04/2019, các cơ sở đang điều trị, cai nghiện cho 38.441 người nghiện; đang điều trị Methadone cho 4.200 người. Có 28 tỉnh, thành phố xây dựng kế hoạch cai nghiện tại gia đình, cộng đồng; có 6 tỉnh, thành phố tổ chức cai nghiện tại gia đình, cộng đồng cho 4.320 người nghiện, quản lý sau cai nghiện tại nơi cư trú cho 23.600 người sau cai nghiện.

Học viên cai nghiện dùng bữa trưa 

Nghị định số 221/2013/NĐ-CP ngày 30/12/2013 quy định chế độ áp dụng biện pháp xử lý hành chính đưa vào cơ sở cai nghiện bắt buộc và Nghị định 136/2016/NĐ-CP ngày 30/12/2013 sửa đổi, bổ sung một số điều của Nghị định số 221/2013/NĐ-CP, chính sách đối với người cai nghiện ma túy tại các cơ sở cai nghiện đã được bổ sung, hoàn thiện nhằm đảm bảo tốt hơn quyền của người cai nghiện.

Về chế độ ăn và sinh hoạt, định mức tiền ăn hàng tháng của học viện là 0,8 mức lương cơ sở; định mức tiền chăn, màn, chiếu, gối, quần áo, đồ dùng sinh hoạt cá nhân hàng năm của học viên là 0,9 mức lương cơ sở; ngày lễ, Tết dương lịch, Tết nguyên đán, học viên có chế độ ăn thêm; chế độ ăn đối với học viên bị ốm; hỗ trợ tiền chăn, màn, chiếu, gối, quần áo, đồ dùng sinh hoạt cá nhân… Người cai nghiện tự nguyện cũng được hỗ trợ bằng 70% so với đối tượng cai nghiện bắt buộc.

Về sinh hoạt văn hóa, lao động, học nghề: học viên được tham gia các hoạt động văn hóa, văn nghệ, thể dục thể thao, đọc sách, báo, xem truyền hình và các hoạt động vui chơi giải trí khác ngoài thời gian học tập và lao động. Các cơ sở cai nghiện xây dựng tủ sách và phòng đọc cho học viên, định kỳ hàng tháng, hàng quý tổ chức giao lưu văn nghệ giữa các tổ, đội. Bên cạnh đó, học viên được tham gia các lớp học văn hóa, được tham gia thi để được cấp văn bằng, chứng chỉ học văn hóa theo quy định của Bộ Giáo dục và Đào tạo. Học viên chưa có nghề hoặc có nghề nhưng không phù hợp thì được tham gia học nghề.

Một buổi lên lớp của học viên tại trung tâm cai nghiện số 7, thành phó Hà Nội

Về chế độ thăm, gặp thân nhân, chịu tang: Học viên được quyền thăm gặp thân nhân một tuần một lần; Học viên có vợ hoặc chồng được xem xét, cho phép thăm gặp tại phòng riêng một lần trong tháng và không quá 48 giờ. Khi có bố, mẹ, vợ hoặc chồng, con chết thì học viên được phép về để chịu tang.
Về chế độ lao động: Sau thời gian cắt cơn, học viên được nghỉ lao động trị liệu trong các ngày thứ bảy, chủ nhật, ngày lễ, tết theo quy định của pháp luật; thời gian lao động trị liệu không quá 04 giờ/ngày.

Có thể khẳng định, việc tổ chức các cơ sở cai nghiện bắt buộc là chủ trương đúng đắn, là chính sách tiến bộ và nhân văn của Đảng, Nhà nước ta. Trong bối cảnh còn nhiều khó khăn, việc ngân sách Nhà nước bố trí kinh phí cho các cơ sở cai nghiện để điều trị cắt cơn, tư vấn phòng, chống tái nghiện, dạy nghề để họ có việc làm ổn định, sớm tái hòa nhập với cộng đồng là sự nỗ lực rất lớn. Bên cạnh đó, nhiều người cai nghiện là những đối tượng có tiền án, tiền sự, việc tổ chức các cơ sở cai nghiện tập trung cũng là một giải pháp thiết thực tại địa phương.

Trong điều kiện ngân sách Nhà nước hạn hẹp, các địa phương và chính các cơ sở cai nghiện cố gắng và nỗ lực rất nhiều trong hỗ trợ kinh phí cũng như tự tổ chức chăn nuôi, trồng trọt để tạo nguồn thu bù đắp cho các hoạt động chung của cơ sở./.

Mời quý độc giả theo dõi VOV.VN trên

Tin liên quan

Hải Phòng hỗ trợ 100% kinh phí cho người tự cai nghiện ma túy
Hải Phòng hỗ trợ 100% kinh phí cho người tự cai nghiện ma túy

VOV.VN -Hỗ trợ 100% tiền ăn hàng tháng, tiền quần áo, đồ dùng sinh hoạt cá nhân cho các đối tượng cai nghiện ma túy tự nguyện

Hải Phòng hỗ trợ 100% kinh phí cho người tự cai nghiện ma túy

Hải Phòng hỗ trợ 100% kinh phí cho người tự cai nghiện ma túy

VOV.VN -Hỗ trợ 100% tiền ăn hàng tháng, tiền quần áo, đồ dùng sinh hoạt cá nhân cho các đối tượng cai nghiện ma túy tự nguyện

Thuốc lá điện tử: Công cụ cai nghiện hay kẻ giết người thầm lặng?
Thuốc lá điện tử: Công cụ cai nghiện hay kẻ giết người thầm lặng?

VOV.VN - Nhiều nước trên thế giới bắt đầu công bố các số liệu về tác động sức khỏe cũng như các trường hợp tử vong liên quan đến thuốc lá điện tử.

Thuốc lá điện tử: Công cụ cai nghiện hay kẻ giết người thầm lặng?

Thuốc lá điện tử: Công cụ cai nghiện hay kẻ giết người thầm lặng?

VOV.VN - Nhiều nước trên thế giới bắt đầu công bố các số liệu về tác động sức khỏe cũng như các trường hợp tử vong liên quan đến thuốc lá điện tử.

Nơi giúp học viên cai nghiện hòa nhập
Nơi giúp học viên cai nghiện hòa nhập

VOV.VN -Nhiều đối tượng đã có những chuyển biến rõ rệt so với ban đầu, không còn cảm thấy hụt hẫng, dằn vặt bản thân 

Nơi giúp học viên cai nghiện hòa nhập

Nơi giúp học viên cai nghiện hòa nhập

VOV.VN -Nhiều đối tượng đã có những chuyển biến rõ rệt so với ban đầu, không còn cảm thấy hụt hẫng, dằn vặt bản thân