Phát triển kinh tế-xã hội vùng trung du miền núi: Rất chậm, chưa vững chắc

VOV.VN - Phát triển kinh tế - xã hội vùng trung du miền núi cần đảm bảo sự liên kết, tính đồng bộ và hệ thống, trong đó sớm hình thành một số khu vực động lực, hành lang kinh tế cũng như các cực tăng trưởng thúc đẩy kinh tế.

Tại Hội thảo “Thực trạng và giải pháp phát triển kinh tế - xã hội Vùng trung du và miền núi Bắc Bộ (TD&MNBB)”, đại biểu các bộ, ban, ngành Trung ương, các tỉnh, thành đã tập trung thảo luận các vấn đề về tạo động lực liên kết phát triển vùng trong quy hoạch phát triển Vùng TD&MNBB; những kinh nghiệm quốc tế về liên kết phát triển vùng và gợi mở cho vùng; phát triển cơ sở hạ tầng giao thông thúc đẩy liên kết vùng; phát triển các hành lang kinh tế nhằm thúc đẩy liên kết vùng; thuận lợi, khó khăn trong thực hiện liên kết vùng và phát triển cơ sở hạ tầng KT-XH...

Đánh giá cao sự quan tâm của Đảng và Nhà nước đối với việc phát triển KT-XH, nâng cao đời sống vật chất, tinh thần cho đồng bào các dân tộc thiểu số (DTTS) Vùng TD&MNBB. Bế Trường Thành, nguyên Phó Chủ nhiệm thường trực Uỷ ban Dân tộc, Chủ tịch Hội Hỗ trợ Phát triển Kinh tế miền núi Việt Nam cho rằng, việc tổ chức Hội thảo góp phần triển khai Nghị quyết số 96/NQ-CP ngày 1/8/2022 của Chính phủ, ban hành Chương trình hành động của Chính phủ thực hiện Nghị quyết số 11-NQ/TW ngày 10/2/2022 của Bộ Chính trị, về phương hướng phát triển KTXH và bảo đảm quốc phòng, an ninh Vùng TD&MNBB đến năm 2030, tầm nhìn đến năm 2045.

Cùng với đó, các đại biểu cũng trao đổi, thảo luận về thực trạng, những vấn đề cần giải quyết, những khó khăn, thách thức của vùng. Đặc biệt là các địa phương cần có những hành động cụ thể để phát huy hết tiềm năng, lợi thế phục vụ cho sự phát triển của từng địa phương thuộc vùng trong tương lai.

Thứ trưởng, Phó Chủ nhiệm Uỷ ban Dân tộc Chính phủ - ông Y Thông đề nghị các bộ, ngành, địa phương Vùng TD&MNBB quan tâm thực hiện tốt một số nhiệm vụ, giải pháp cụ thể, nhằm thúc đẩy phát triển KT-XH Vùng TD&MNBB, đặc biệt là đối với đồng bào DTTS.

“Vùng TD&MNBB cần triển khai có hiệu quả các chính sách phát triển kinh tế, tiếp tục chuyển dịch cơ cấu kinh tế theo hướng sản xuất hàng hóa, liên kết sản xuất theo chuỗi giá trị; chuyển dịch cơ cấu lao động nông thôn. Khuyến khích lao động đi làm việc tại các DN, các khu công nghiệp, lao động ở nước ngoài để tăng thu nhập, hỗ trợ lao động tại chỗ tiếp cận việc làm phi nông nghiệp, tham gia chuỗi liên kết, kết nối hộ gia đình với DN, HTX để tổ chức sản xuất. Bên cạnh đó, Vùng TD&MNBB cần chú trọng phát triển nguồn nhân lực và xây dựng đội ngũ cán bộ DTTS. Nhanh chóng phát hiện, quy hoạch, bồi dưỡng, đào tạo nguồn nhân lực có chất lượng cao và thực hiện tốt chính sách sử dụng, đãi ngộ cán bộ là người DTTS”, ông Y Thông chỉ rõ.

Là những địa phương trong vùng có tiềm năng lợi thế về phát triển nông, lâm nghiệp, du lịch, công nghiệp, kinh tế cửa khẩu, đại diện các tỉnh như Hà Giang, Lạng Sơn, Cao Bằng, Lào Cai, Lai Châu, Điện Biên và Sơn La,... cùng đưa ra các giải pháp, đề xuất Chính phủ, các Ban ngành Trung ương tập trung ưu tiên, sớm hoàn thiện và phê duyệt quy hoạch phát triển Vùng TD&MNBB giai đoạn 2021-2030, tầm nhìn đến năm 2050. Sớm ban hành quyết định thành lập và quy chế hoạt động của Hội đồng điều phối Vùng TD&MNBB, từ đó tạo sự thống nhất, đồng bộ, để các địa phương tổ chức thực hiện mục tiêu, định hướng phát triển xanh, bền vững và toàn diện.

Đề cập yếu tố con người, GS.TS.BS. Lê Thị Hợp, nguyên Viện Trưởng Viện Dinh dưỡng Quốc gia, Chủ tịch Hội Nữ trí thức Việt Nam bày tỏ, vấn đề dinh dưỡng của bà mẹ trẻ em, nâng cao thể trạng của nhân dân sẽ là một trong những yếu tố then chốt trong phát triển KTXH Vùng TD&MNBB. Vì vậy, cần xây dựng và sớm triển khai một số Chương trình/Dự án tổng thể, dài hạn về chăm sóc sức khoẻ và dinh dưỡng cho bà mẹ, trẻ em và người dân trong vùng.

“Các địa phương trong vùng cần chú trọng triển khai dự án phát triển kinh tế hộ gia đình, xóa đói nghèo, đảm bảo an ninh thực phẩm cho các hộ gia đình. Quan tâm sâu sát đến những hộ gia đình có phụ nữ tiền sinh đẻ, nhất là ở những vùng nghèo có tỷ lệ suy dinh dưỡng cao ở bà mẹ và trẻ em. Thiết thực nhất là xây dựng mạng lưới cán bộ y tế cơ sở, chuyên gia dinh dưỡng vững mạnh cho chăm sóc sức khoẻ cộng đồng… từ đó mới có nền tảng hướng tới phát triển KT-XH vùng bền vững”, GS.TS.BS. Lê Thị Hợp đề xuất.

Để thúc đẩy phát triển bền vững Vùng TD&MNBB, trên cơ sở phát triển đảm bảo sự liên kết, tính đồng bộ và hệ thống giữa các ngành, các địa phương, nhiều đại biểu cho rằng, cần sớm hình thành một số khu vực động lực, hành lang kinh tế cũng như các cực tăng trưởng thúc đẩy kinh tế. Trong đó, đề cao và phát huy tối đa tinh thần đại đoàn kết dân tộc, chủ động sáng tạo, tự lực tự cường. Tận dụng mọi cơ hội để phát huy hiệu quả các chính sách cho đồng bào DTTS, từ đó giúp người dân không ngừng nỗ lực phấn đấu, vượt qua mọi khó khăn thách thức để vươn lên.

Hội thảo “Thực trạng và giải pháp phát triển kinh tế - xã hội Vùng TD&MNBB”, do Hội Hỗ trợ phát triển kinh tế miền núi Việt Nam, Tạp chí Môi trường và Đô thị Việt Nam, Tập đoàn VRISEM tổ chức ngày 8/12, tại Hà Nội.

Vùng Trung du và miền núi Bắc bộ bao gồm 14 tỉnh, thành cso dân số khoảng 12,5 triệu người, trong đó hơn 7 triệu là người DTTS, chiếm trên 56% dân số của vùng và chiếm gần 50% số người DTTS của cả nước. Một số tỉnh có tỷ lệ người DTTS cao, chiếm trên 80% dân số như Cao Bằng, Bắc Kạn, Hà Giang, Sơn La, Lai Châu, Lạng Sơn, Điện Biên (trong đó tỉnh Cao Bằng có tới trên 92% dân số là người DTTS). Đến nay, Vùng TD&MNBB vẫn là khu vực khó khăn nhất của cả nước: tỷ lệ hộ nghèo và cận nghèo cao, khả năng thoát nghèo thiếu bền vững.

Mời quý độc giả theo dõi VOV.VN trên

Tin liên quan

Yên Bái dành nguồn lực phát triển kinh tế vùng đồng bào dân tộc thiểu số
Yên Bái dành nguồn lực phát triển kinh tế vùng đồng bào dân tộc thiểu số

VOV.VN - Các địa phương ở tỉnh miền núi Yên Bái đang tích cực triển khai, sử dụng hiệu quả nguồn vốn hỗ trợ từ Chương trình mục tiêu quốc gia phát triển kinh tế - xã hội vùng đồng bào dân tộc thiểu số và miền núi, giai đoạn 2021-2030; phấn đấu giảm nghèo nhanh, bền vững, để cuộc sống của đồng bào ngày càng ấm no, hạnh phúc.

Yên Bái dành nguồn lực phát triển kinh tế vùng đồng bào dân tộc thiểu số

Yên Bái dành nguồn lực phát triển kinh tế vùng đồng bào dân tộc thiểu số

VOV.VN - Các địa phương ở tỉnh miền núi Yên Bái đang tích cực triển khai, sử dụng hiệu quả nguồn vốn hỗ trợ từ Chương trình mục tiêu quốc gia phát triển kinh tế - xã hội vùng đồng bào dân tộc thiểu số và miền núi, giai đoạn 2021-2030; phấn đấu giảm nghèo nhanh, bền vững, để cuộc sống của đồng bào ngày càng ấm no, hạnh phúc.

Phiên chợ vùng cao: Kết nối cung cầu cho nông sản miền núi Thừa Thiên Huế
Phiên chợ vùng cao: Kết nối cung cầu cho nông sản miền núi Thừa Thiên Huế

VOV.VN - Mấy năm gần đây, 2 huyện miền núi Nam Đông, A Lưới, tỉnh Thừa Thiên Huế duy trì thường xuyên các phiên chợ vùng cao vào dịp cuối tuần, cuối tháng. Qua đó, kết nối tiêu thụ nông sản vùng cao, giới thiệu đến người tiêu dùng sản phẩm thủ công mỹ nghệ, góp phần bảo tồn ẩm thực đặc sắc của đồng bào các dân tộc thiểu số sinh sống tại địa phương.

Phiên chợ vùng cao: Kết nối cung cầu cho nông sản miền núi Thừa Thiên Huế

Phiên chợ vùng cao: Kết nối cung cầu cho nông sản miền núi Thừa Thiên Huế

VOV.VN - Mấy năm gần đây, 2 huyện miền núi Nam Đông, A Lưới, tỉnh Thừa Thiên Huế duy trì thường xuyên các phiên chợ vùng cao vào dịp cuối tuần, cuối tháng. Qua đó, kết nối tiêu thụ nông sản vùng cao, giới thiệu đến người tiêu dùng sản phẩm thủ công mỹ nghệ, góp phần bảo tồn ẩm thực đặc sắc của đồng bào các dân tộc thiểu số sinh sống tại địa phương.

Chuyển đổi số đưa nông sản miền núi Khánh Hòa tiếp cận thị trường quốc tế
Chuyển đổi số đưa nông sản miền núi Khánh Hòa tiếp cận thị trường quốc tế

VOV.VN - Trái cây đặc sản ở miền núi tỉnh Khánh Hòa như sầu riêng, dừa xiêm... dễ dàng tiếp cận với thị trường trong nước và quốc tế, thông qua ứng dụng chuyển đổi số.

Chuyển đổi số đưa nông sản miền núi Khánh Hòa tiếp cận thị trường quốc tế

Chuyển đổi số đưa nông sản miền núi Khánh Hòa tiếp cận thị trường quốc tế

VOV.VN - Trái cây đặc sản ở miền núi tỉnh Khánh Hòa như sầu riêng, dừa xiêm... dễ dàng tiếp cận với thị trường trong nước và quốc tế, thông qua ứng dụng chuyển đổi số.

Những yếu tố cản trở nhà đầu tư vào Trung du miền núi Bắc Bộ
Những yếu tố cản trở nhà đầu tư vào Trung du miền núi Bắc Bộ

VOV.VN - Đó là 3 yếu tố: Công tác quy hoạch của các địa phương trong vùng còn chậm; hạ tầng giao thông kết nối còn hạn chế; Cải cách hành chính gắn với cải thiện môi trường đầu tư kinh doanh gắn với phê duyệt chủ trương các dự án đầu tư cũng còn chậm.

Những yếu tố cản trở nhà đầu tư vào Trung du miền núi Bắc Bộ

Những yếu tố cản trở nhà đầu tư vào Trung du miền núi Bắc Bộ

VOV.VN - Đó là 3 yếu tố: Công tác quy hoạch của các địa phương trong vùng còn chậm; hạ tầng giao thông kết nối còn hạn chế; Cải cách hành chính gắn với cải thiện môi trường đầu tư kinh doanh gắn với phê duyệt chủ trương các dự án đầu tư cũng còn chậm.