TS Nguyễn Sĩ Dũng: Bạo lực, đập phá là điều không nên có trong xã hội văn minh

VOV.VN -TS Nguyễn Sĩ  Dũng: "Việc tụ tập, đập phá bằng bạo lực quả thực là đáng tiếc và không nên xảy ra trong xã hội văn minh".

Trong những ngày qua, dựa vào phản đối về thời gian của Dự án Luật Đơn vị hành chính kinh tế đặc biệt Vân Đồn, Bắc Vân Phong và Phú Quốc, một số đối tượng cơ hội đã lợi dụng kích động nhân dân, lôi kéo người dân tụ tập đông người, gây mất trật tự an ninh nơi công cộng. Thậm chí là đập phá trụ sở, tấn công lực lượng chức năng. Trước vấn đề này, phóng viên VOV trao đổi với Tiến sỹ Nguyễn Sĩ Dũng, nguyên Phó Chủ nhiệm Văn phòng Quốc hội để làm rõ hơn vấn đề này.

Tiến sỹ Nguyễn Sĩ Dũng, nguyên Phó Chủ nhiệm Văn phòng Quốc hội 
Phóng viên: Những ngày qua tại một số địa phương đã xảy ra các cuộc tụ tập đông người và thậm chí là đập phá trụ sở chính quyền địa phương với lý do là phản đối Dự án Luật này, ông có cho đây là một sự việc đáng tiếc?

TS Nguyễn Sĩ Dũng: Việc tụ tập, đập phá bằng bạo lực quả thực là đáng tiếc và không nên xảy ra trong xã hội văn minh. Bởi, bất cứ lúc nào bạo loạn, đập phá thì rõ ràng không có quyền con người. Đồng thời, kinh tế cũng bị ảnh hưởng nghiêm trọng ngay lập tức. Theo tôi biết, có rất nhiều tour du lịch đi Nha Trang đã bị hủy. Nhiều công ty đã phải giăng khẩu hiệu “Chúng tôi là công ty Hàn Quốc, chúng tôi ủng hộ nhân dân Việt Nam”.

Phóng viên: Trước khi xảy ra sự việc đáng tiếc này thì ngày 9/6, Quốc hội và Chính phủ đã có thông cáo lùi việc xem xét, thông qua Dự án này vào kỳ họp thứ 6, Quốc hội khóa 14. UBTVQH cũng đã thận trọng, cân nhắc nhiều mặt và thống nhất với Chính phủ, chỉnh lý Dự án Luật theo hướng không quy định trường hợp đặc biệt thời hạn sử dụng đất để sản xuất, kinh doanh tại đặc khu có thể được kéo dài không quá 99 năm. Ông có bình luận gì về động thái này của Quốc hội và Chính phủ?

TS Nguyễn Sỹ Dũng: Động thái của Chính phủ, Quốc hội là rất đáng hoan nghênh. Bởi, đã nghe ý kiến phản biện, sự quan tâm của nhân dân, chuyên gia và các lực lượng xã hội. Tất nhiên, để nói không quy định 99 năm, thực chất mới chỉ giải quyết được 1 trong rất nhiều vấn đề quan tâm của người dân. Theo tôi, khi nói hoãn dự luật mình cũng nên nói rõ hơn những vấn đề quan tâm khác cũng được xem xét, chứ không phải một mình thời hạn 99 năm.

Phóng viên: Điều đáng nói ở đây, chính bản thân những người đi tụ tập để phản đối dự án Luật này cũng chưa hiểu thấu đáo và vô hình chung, họ đã để lòng yêu nước của mình bị lôi kéo theo đám đông và dẫn đến vi phạm pháp luật. Theo ông, những hành động của họ đã để lại hệ lụy gì về mặt chính trị, xã hội thưa ông?

TS Nguyễn Sỹ Dũng: Tôi nghĩ rằng, những hành động như vậy tất nhiên để lại hậu quả về kinh tế là rất rõ. Nếu chúng ta không đảm bảo được ổn định, duy trì được trật tự thì chúng ta không có kinh tế, không có quyền con người- và cơ bản nhất là quyền được sống.

Về mặt Chính trị, tôi nghĩ qua sự việc này cũng nên xem ở hai mặt, một mặt qua đây nó cũng góp phần thúc đẩy cơ quan, chính quyền quan tâm hơn đến tâm tư, nguyện vọng của người dân. Khía cạnh ảnh hưởng này tôi cho là tích cực. Bởi, một chính quyền phục vụ nhân dân thì cần quan tâm đến điều nhân dân quan tâm. Nhưng, theo tôi nếu hướng biểu tình mà ôn hòa, văn minh thì đó là cách bày tỏ chính kiến tốt hơn là lẳng lặng và phá hoại.

Tuy nhiên, qua sự việc này ảnh hưởng tiêu cực lại nhiều hơn, thứ nhất bạo lực có thể thúc đẩy bạo lực. Khi tập trung đông người thì có một tâm lý, mà khoa học đã nghiên cứu đó là tâm lý “đám đông”. Có thể ban đầu anh đi, anh cũng không muốn đập phá, nhưng khi nhập vào đám đông anh sẽ bị kích động, không làm chủ được, từ đó gây ra hậu quả rất lớn như tôi đã nói ở trên.

Phóng viên: Lòng yêu nước nếu được đặt đúng chỗ khi người dân thể hiện bằng những hành động cụ thể, tốt đẹp hướng đến xây dựng hơn là sự manh động của một chiếc đầu nóng. Theo ông, để mỗi người dân thể hiện tình yêu nước một cách sáng suốt, phù hợp với quy định của pháp luật theo hệ thống pháp luật của ta cần có sự hoàn thiện như thế nào? 

TS Nguyễn Sỹ Dũng: Quả thực là hệ thống pháp luật của chúng ta có khá nhiều vấn đề, chất lượng của hệ thống pháp luật phải được nâng cao. Nếu được nâng cao thì quy trình lập pháp cần phải được sửa đổi. Bao giờ làm luật cũng phải nhắm vào vấn đề của đất nước, đừng làm luật chung chung.

Theo tôi, nếu có vấn đề phát sinh thì mình hãy làm luật. Nếu đất nước không có vấn đề gì thì đừng làm luật.

Để làm luật mình phải nhận biết vấn đề, nguyên nhân xảy ra vấn đề và phải chứng minh được giải pháp để xử lý vấn đề đó. Từ đấy hệ thống pháp luật sẽ được chia sẻ. Bởi, với người dân nếu thấy vấn đề người ta quan tâm mà mình có giải pháp để xử lý vấn đề đó thì người ta sẽ chia sẻ. Còn nếu, không rõ vấn đề mà anh vẫn làm luật thì người dân người ta cũng không hiểu và sẽ có ý kiến này kia.

Thứ hai, pháp luật phải làm thế nào để người dân tham gia, đóng góp được. Nếu người ta đóng góp được thì người ta hiểu tại sao lại quy định thế này, thế kia. Rõ ràng, việc chúng ta làm xưa nay là hình thức, làm cho có. Anh phải tâm niệm đó là một phần của quản trị quốc gia, đó là một phần của trách nhiệm nhà nước.

Chúng ta phải thiết kế quy trình đóng góp của người dân rất thực chất, những gì người người dân đóng góp nếu không tiếp thu được thì phải giải trình trở lại. Cuối cùng là một chiến dịch truyền thông cho tốt để người dân hiểu.

Phóng viên: Xin cảm ơn ông!./.

Mời quý độc giả theo dõi VOV.VN trên

Tin liên quan

Quốc hội quyết định lùi thời gian thông qua Luật đặc khu
Quốc hội quyết định lùi thời gian thông qua Luật đặc khu

VOV.VN - Sáng nay (11/6), các đại biểu Quốc hội đã biểu quyết thông qua đề nghị điều chỉnh thời gian thông qua dự án luật từ kỳ họp thứ 5 sang kỳ họp thứ 6.

Quốc hội quyết định lùi thời gian thông qua Luật đặc khu

Quốc hội quyết định lùi thời gian thông qua Luật đặc khu

VOV.VN - Sáng nay (11/6), các đại biểu Quốc hội đã biểu quyết thông qua đề nghị điều chỉnh thời gian thông qua dự án luật từ kỳ họp thứ 5 sang kỳ họp thứ 6.

Loại bỏ những cá nhân, tập thể mượn danh thi đua để “kiếm lời”
Loại bỏ những cá nhân, tập thể mượn danh thi đua để “kiếm lời”

VOV.VN - Phó Giám đốc Học viện Chính trị Quốc gia Hồ Chí Minh - Lê Quốc Lý nhấn mạnh điều này khi nói đến hiện tượng "chạy danh hiệu" trong phong trào thi đua.

Loại bỏ những cá nhân, tập thể mượn danh thi đua để “kiếm lời”

Loại bỏ những cá nhân, tập thể mượn danh thi đua để “kiếm lời”

VOV.VN - Phó Giám đốc Học viện Chính trị Quốc gia Hồ Chí Minh - Lê Quốc Lý nhấn mạnh điều này khi nói đến hiện tượng "chạy danh hiệu" trong phong trào thi đua.

3 điểm mới của Luật Phòng chống tham nhũng làm “nóng” nghị trường
3 điểm mới của Luật Phòng chống tham nhũng làm “nóng” nghị trường

VOV.VN - Luật “quét” ra cả khu vực ngoài Nhà nước, xác định cơ quan kiểm soát tài sản và xử lý tài sản không rõ nguồn gốc là vấn đề được đánh giá “rất khó”.

3 điểm mới của Luật Phòng chống tham nhũng làm “nóng” nghị trường

3 điểm mới của Luật Phòng chống tham nhũng làm “nóng” nghị trường

VOV.VN - Luật “quét” ra cả khu vực ngoài Nhà nước, xác định cơ quan kiểm soát tài sản và xử lý tài sản không rõ nguồn gốc là vấn đề được đánh giá “rất khó”.

Chủ tịch Quốc hội: Nhiều người không hiểu đúng bản chất sự việc, có hành động quá khích
Chủ tịch Quốc hội: Nhiều người không hiểu đúng bản chất sự việc, có hành động quá khích

VOV.VN - Theo Chủ tịch Quốc hội Nguyễn Thị Kim Ngân, nhiều người dân đã không hiểu đúng bản chất sự việc, ngộ nhận nên có hành động quá khích

Chủ tịch Quốc hội: Nhiều người không hiểu đúng bản chất sự việc, có hành động quá khích

Chủ tịch Quốc hội: Nhiều người không hiểu đúng bản chất sự việc, có hành động quá khích

VOV.VN - Theo Chủ tịch Quốc hội Nguyễn Thị Kim Ngân, nhiều người dân đã không hiểu đúng bản chất sự việc, ngộ nhận nên có hành động quá khích