Nhiều doanh nghiệp khó "xoay" thưởng Tết cho người lao động do giảm đơn hàng

VOV.VN - Theo chuyên gia, về tiền thưởng Tết 2023, hầu hết các doanh nghiệp vẫn sẽ duy trì tháng lương thứ 13. Nhưng thời điểm hiện nay, một số doanh nghiệp gặp rất khó khăn do đơn hàng giảm sút, thậm chí không đảm bảo được việc trả lương, do vậy, việc thưởng Tết chắc chắn sẽ rất khó khăn.

Tết dương lịch 2023 và Tết Nguyên đán Quý Mão đang cận kề, thời điểm cuối năm, lương, thưởng Tết là vấn đề được người lao động đặc biệt quan tâm, nhất là khi doanh nghiệp trong nước đang chịu tác động từ những biến động của kinh tế thế giới.

Anh Nguyễn Huy Hùng, công nhân khu công nghiệp Nam Sách (Hải Dương) cho biết, dù là dịp cuối năm, nhưng hiện tại anh không phải tăng ca do số lượng đơn hàng có hạn. Đến nay, doanh nghiệp cũng chưa công bố mức thưởng Tết cụ thể. “Những năm trước thông thường vẫn có thưởng tháng 13. Năm nay những tháng cuối năm lượng công việc giảm, nên chúng tôi cũng không kỳ vọng sẽ có mức thưởng Tết cao, chỉ mong vẫn có thưởng để trang trải dịp Tết và quan trọng hơn hết là giữ được việc làm”.

Chị Nguyễn Phương Anh, công nhân khu Công nghiệp Phú Nghĩa, Chương Mỹ, Hà Nội chia sẻ, nếu như lúc trước mức lương của chị đạt hơn 8 triệu đồng/tháng, thì nay giảm xuống chỉ còn hơn 6 triệu đồng vì đơn hàng giảm, hầu hết các tháng gần đây đều không tăng ca. Chi phí sinh hoạt đắt đỏ, tiền thuê nhà tăng cao, khiến cuộc sống thêm chật vật. Cuối năm, câu chuyện thưởng Tết là điều chị Phương Anh chưa nghĩ đến, điều mong mỏi lớn nhất hiện tại là được đi làm đầy đủ và tăng ca để có thêm thu nhập.

Trao đổi với VOV.VN, bà Hoàng Thị Thu Hồng, Phó Chủ tịch Công đoàn Dệt may Hà Nội cho biết, do tác động của kinh tế thế giới, các doanh nghiệp bị cắt giảm đơn hàng, do đó dự báo mức thưởng Tết của các doanh nghiệp dệt may năm nay sẽ rất khó khăn.

“Khi doanh nghiệp khó khăn thì rất khó để người lao động có lương, thưởng cao. Với các doanh nghiệp dệt may lớn, truyền thống có thể sẽ cố gắng duy trì mức thưởng Tết bằng năm ngoái để giữ chân người lao động. Nhưng với những đơn vị khó khăn, thì việc đảm bảo trả đủ lương, không nợ lương đã là rất cố gắng trong bối cảnh hiện nay”, bà Hồng nói.

Phó Chủ tịch Công đoàn dệt may Hà Nội cho biết, Liên đoàn Lao động TP Hà Nội đã có những chỉ đạo về việc hỗ trợ, chăm lo cho người lao động dịp Tết Nguyên đán. Theo đó, mỗi công đoàn cấp trên trực thuộc Liên đoàn Lao động TP sẽ chi hỗ trợ cho khoảng 10% người lao động có hoàn cảnh khó khăn.

Bên cạnh đó, công đoàn ngành Dệt may Hà Nội cũng đã chỉ đạo các cơ sở căn cứ theo nguồn của đơn vị để hỗ trợ thêm cho người lao động: “Công đoàn Dệt may Hà Nội cũng sẽ tổ chức các chuyến xe đưa người lao động về quê ăn Tết miễn phí. Hiện nay, chúng tôi đã thống kê nhu cầu của người lao động. Dựa theo lịch nghỉ của các doanh nghiệp, dự kiến sẽ tổ chức 3 tuyến xe chính gồm Thanh Hóa, Nghệ An, Hà Tĩnh”, bà Hồng thông tin.

Ông Lê Đình Quảng, Phó Trưởng ban phụ trách Ban Chính sách pháp luật của Tổng Liên đoàn lao động Việt Nam cho rằng, tiền thưởng Tết phụ thuộc rất lớn vào hiệu quả sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp và mức độ hoàn thành công việc của người lao động. Mặc dù luật không quy định thưởng Tết là bắt buộc, nhưng từ nhiều năm nay đã trở thành một nét văn hóa, thể hiện trách nhiệm của doanh nghiệp với người lao động. Do đó, hầu hết các doanh nghiệp đều có sự chuẩn bị thưởng Tết.

“Năm nay, hầu hết các doanh nghiệp vẫn sẽ duy trì tháng lương thứ 13, một số doanh nghiệp đã đưa nội dung này vào thỏa ước lao động hoặc các quy chế nội bộ. Nhưng một số doanh nghiệp đang gặp khó khăn do đơn hàng giảm sút, thậm chí không đảm bảo được việc trả lương, do vậy, việc thưởng Tết chắc chắn sẽ rất khó khăn. Tuy nhiên, con số này chỉ khoảng trên 1.000 doanh nghiệp, với sự vào cuộc của các cấp công đoàn có thể tháo gỡ cho các doanh nghiệp. Bên cạnh đó, một số doanh nghiệp lớn cũng đang đồng hành cùng cộng đồng doanh nghiệp giúp giải quyết việc làm, thậm chí có những khoản tiền hỗ trợ nhất định để đảm bảo tất cả người lao động đều có tết sum vầy đầm ấm an lành”, ông Quảng cho biết.

Cuối năm cũng là thời điểm dễ phát sinh những tranh chấp, bất ổn lao động liên quan đến việc lao động bị nợ lương, không có tiền thưởng. Để ngăn chặn tình trạng này, ông Lê Đình Quảng cho biết, các tổ chức công đoàn đang tăng cường giám sát, nắm bắt tình hình thưởng Tết, trả lương và các chính sách khác của doanh nghiệp với người lao động. Các tổ chức công đoàn cũng tích cực tham gia vào việc xây dựng các quy chế thưởng nhằm động viên người lao động, cũng như chia sẻ khó khăn với doanh nghiệp để làm sao việc thưởng trở thành động lực, động viên người lao động làm việc tốt hơn, gắn bó hơn với doanh nghiệp./.

Mời quý độc giả theo dõi VOV.VN trên

Tin liên quan

Cần giải pháp khẩn cấp khi hàng chục ngàn lao động mất việc dịp cuối năm
Cần giải pháp khẩn cấp khi hàng chục ngàn lao động mất việc dịp cuối năm

VOV.VN - Theo Thống kê của Tổng Liên đoàn Lao động Việt Nam, tại 44 tỉnh, thành phố có hơn 1.200 doanh nghiệp phải cắt giảm lao động với khoảng 500.000 lao động bị ảnh hưởng, gần 42.000 lao động bị mất việc. Nguyên nhân chủ yếu do tác động từ biến động kinh tế thế giới, các doanh nghiệp bị cắt giảm đơn hàng.

Cần giải pháp khẩn cấp khi hàng chục ngàn lao động mất việc dịp cuối năm

Cần giải pháp khẩn cấp khi hàng chục ngàn lao động mất việc dịp cuối năm

VOV.VN - Theo Thống kê của Tổng Liên đoàn Lao động Việt Nam, tại 44 tỉnh, thành phố có hơn 1.200 doanh nghiệp phải cắt giảm lao động với khoảng 500.000 lao động bị ảnh hưởng, gần 42.000 lao động bị mất việc. Nguyên nhân chủ yếu do tác động từ biến động kinh tế thế giới, các doanh nghiệp bị cắt giảm đơn hàng.

1.200 doanh nghiệp phải cắt giảm lao động, 42.000 người mất việc
1.200 doanh nghiệp phải cắt giảm lao động, 42.000 người mất việc

VOV.VN - Tại 44 tỉnh, thành phố có hơn 1.200 doanh nghiệp phải cắt giảm lao động với khoảng 500.000 lao động bị ảnh hưởng, gần 42.000 lao động bị mất việc.

1.200 doanh nghiệp phải cắt giảm lao động, 42.000 người mất việc

1.200 doanh nghiệp phải cắt giảm lao động, 42.000 người mất việc

VOV.VN - Tại 44 tỉnh, thành phố có hơn 1.200 doanh nghiệp phải cắt giảm lao động với khoảng 500.000 lao động bị ảnh hưởng, gần 42.000 lao động bị mất việc.

Hàng vạn lao động bị mất việc cuối năm: Cần có chính sách cụ thể hỗ trợ
Hàng vạn lao động bị mất việc cuối năm: Cần có chính sách cụ thể hỗ trợ

VOV.VN - Dự báo tình hình sản xuất, kinh doanh của các doanh nghiệp còn gặp khó khăn, đơn hàng sẽ tiếp tục bị cắt giảm có thể hết quý 1, thậm chí quý 2/2023 khiến nhiều lao động bị thiếu, mất việc làm, ảnh hưởng nghiêm trọng đến thu nhập, đời sống...

Hàng vạn lao động bị mất việc cuối năm: Cần có chính sách cụ thể hỗ trợ

Hàng vạn lao động bị mất việc cuối năm: Cần có chính sách cụ thể hỗ trợ

VOV.VN - Dự báo tình hình sản xuất, kinh doanh của các doanh nghiệp còn gặp khó khăn, đơn hàng sẽ tiếp tục bị cắt giảm có thể hết quý 1, thậm chí quý 2/2023 khiến nhiều lao động bị thiếu, mất việc làm, ảnh hưởng nghiêm trọng đến thu nhập, đời sống...

Giải bài toán lao động mất việc dịp cuối năm thế nào?
Giải bài toán lao động mất việc dịp cuối năm thế nào?

VOV.VN - Ảnh hưởng từ biến động chung của kinh tế thế giới, các khách hàng chính của doanh nghiệp bị thiệt hại nặng nề dẫn đến việc không có đơn hàng sản xuất, doanh nghiệp trong nước đang rất khó khăn trong việc tìm kiếm đơn hàng mới để duy trì việc làm cho người lao động.

Giải bài toán lao động mất việc dịp cuối năm thế nào?

Giải bài toán lao động mất việc dịp cuối năm thế nào?

VOV.VN - Ảnh hưởng từ biến động chung của kinh tế thế giới, các khách hàng chính của doanh nghiệp bị thiệt hại nặng nề dẫn đến việc không có đơn hàng sản xuất, doanh nghiệp trong nước đang rất khó khăn trong việc tìm kiếm đơn hàng mới để duy trì việc làm cho người lao động.