Từ năm 2022, tòa án nhân dân được tổ chức xét xử trực tuyến

VOV.VN - Trong một phiên tòa trực tuyến, bị cáo, bị hại, đương sự và người tham gia tố tụng sẽ tham gia tại địa điểm ngoài phòng xử án.

Theo Nghị quyết về Tổ chức phiên tòa trực tuyến, từ ngày 1/1/2022, tòa án nhân dân được tổ chức phiên tòa trực tuyến để xét xử sơ thẩm, xét xử phúc thẩm vụ án hình sự, dân sự, hành chính có tình tiết, tính chất đơn giản; tài liệu, chứng cứ trong hồ sơ vụ án rõ ràng.

Phiên tòa trực tuyến cho phép bị cáo, bị hại, đương sự, người tham gia tố tụng khác tham gia tại địa điểm ngoài phòng xử án. Địa điểm do tòa án quyết định nhưng vẫn bảo đảm trực tiếp theo dõi đầy đủ hình ảnh, âm thanh và tham gia các trình tự, thủ tục tố tụng vào cùng một thời điểm.

Chủ tịch Liên đoàn Luật sư Việt Nam Đỗ Ngọc Thịnh cho biết: "Quan trọng nhất của phiên tòa trực tuyến là các cơ quan thi hành tố tụng phải đảm bảo các quyền và lợi ích hợp pháp của các chủ thể tham gia tố tụng. Đặc biệt là các vụ án hình sự thì bảo vệ quyền, lợi ích hợp pháp của bị cáo. Bởi vì khi họ trình bày, tự bào chữa hoặc nhờ luật sư bào chữa thì phải có tương tác. Nhưng trực tuyến thì tương tác giảm đi. Do đó trách nhiệm của cơ quan tố tụng phải tạo điều kiện để cho bị cáo thực hiện tốt quyền tố tụng đã cho phép họ trong việc bào chữa, nhờ bào chữa, phản biện, cung cấp chứng cứ một cách tốt nhất."/.

Mời quý độc giả theo dõi VOV.VN trên

Tin liên quan

Không đưa ra xét xử trực tuyến những vụ án hình sự phức tạp
Không đưa ra xét xử trực tuyến những vụ án hình sự phức tạp

VOV.VN - Chiều 12/11, với 468/475 đại biểu tán thành (chiếm 93,79% tổng số đại biểu Quốc hội tham gia), Quốc hội thông qua Nghị quyết về tổ chức phiên tòa trực tuyến, trong đó quyết định không đưa ra xét xử trực tuyến với những vụ án hình sự phức tạp.

Không đưa ra xét xử trực tuyến những vụ án hình sự phức tạp

Không đưa ra xét xử trực tuyến những vụ án hình sự phức tạp

VOV.VN - Chiều 12/11, với 468/475 đại biểu tán thành (chiếm 93,79% tổng số đại biểu Quốc hội tham gia), Quốc hội thông qua Nghị quyết về tổ chức phiên tòa trực tuyến, trong đó quyết định không đưa ra xét xử trực tuyến với những vụ án hình sự phức tạp.

Xét xử trực tuyến là xu hướng tất yếu nhưng phải bảo đảm đúng pháp luật
Xét xử trực tuyến là xu hướng tất yếu nhưng phải bảo đảm đúng pháp luật

VOV.VN - Theo Chánh án TAND Tối cao Nguyễn Hoà Bình, việc thực hiện xét xử trực tuyến vẫn bảo đảm nguyên tắc trực tiếp, công khai, liên tục, bằng lời nói, có sự chứng kiến của các bên và bảo đảm nguyên tắc tố tụng.

Xét xử trực tuyến là xu hướng tất yếu nhưng phải bảo đảm đúng pháp luật

Xét xử trực tuyến là xu hướng tất yếu nhưng phải bảo đảm đúng pháp luật

VOV.VN - Theo Chánh án TAND Tối cao Nguyễn Hoà Bình, việc thực hiện xét xử trực tuyến vẫn bảo đảm nguyên tắc trực tiếp, công khai, liên tục, bằng lời nói, có sự chứng kiến của các bên và bảo đảm nguyên tắc tố tụng.

TP.HCM đề xuất thí điểm xét xử trực tuyến đối với vụ án hình sự
TP.HCM đề xuất thí điểm xét xử trực tuyến đối với vụ án hình sự

Theo Chánh án Tòa án nhân dân thành phố Thủ Đức (Thành phố Hồ Chí Minh), việc đề xuất trên nhằm vừa đảm bảo công tác xét xử đúng tiến độ, vừa đảm bảo an toàn phòng, chống dịch bệnh.

TP.HCM đề xuất thí điểm xét xử trực tuyến đối với vụ án hình sự

TP.HCM đề xuất thí điểm xét xử trực tuyến đối với vụ án hình sự

Theo Chánh án Tòa án nhân dân thành phố Thủ Đức (Thành phố Hồ Chí Minh), việc đề xuất trên nhằm vừa đảm bảo công tác xét xử đúng tiến độ, vừa đảm bảo an toàn phòng, chống dịch bệnh.