Cháy chợ Quang (Hà Nội): Tài sản bị thiệt hại được đền bù như thế nào?
VOV.VN - Nếu các tiểu thương đã mua bảo hiểm cháy nổ, thì việc bồi thường thiệt hại sẽ được thực hiện trên tinh thần các bên sẽ cùng nhau xác định thiệt hại
Vụ hỏa hoạn tại chợ Quang ở xã Thanh Liệt, huyện Thanh Trì, Hà Nội vào chiều 31/3 đã thiêu rụi tài sản trên diện tích hơn 500m2 gồm 60 gian hàng, hàng trăm tiểu thương rơi vào cảnh trắng tay, nợ nần. Câu hỏi đặt ra là bà con đổ tiền vào kinh doanh tại chợ, khi xảy ra hỏa hoạn, cơ quan nào sẽ chịu trách nhiệm đền bù. Luật có quy định buộc các tiểu thương phải mua bảo hiểm cháy nổ khi tham gia kinh doanh, buôn bán tại chợ hay không?
Chợ Quang hoang tàn sau vụ cháy (Ảnh: Nguyễn Như) |
Điều 3 Nghị định 130 cũng quy định, cơ quan, tổ chức, cá nhân thuộc đối tượng phải tham gia bảo hiểm cháy, nổ bắt buộc phải mua bảo hiểm tại các doanh nghiệp bảo hiểm được phép kinh doanh bảo hiểm cháy, nổ bắt buộc hoạt động tại Việt Nam, kể từ khi có nguy hiểm cháy, nổ.
Ngoài việc luật quy định về trách nhiệm mua bảo hiểm cháy nổ , nghị định còn chỉ rõ tài sản phải mua bảo hiểm cháy nổ bắt buộc gồm: nhà, công trình kiến trúc và các trang thiết bị kèm theo; máy móc thiết bị; các loại hàng hoá, vật tư, tài sản khác mà giá trị của nó tính được thành tiền.
Liên hệ với vụ hỏa hoạn tại chợ Quang, Luật sư Chi cho rằng, nếu các tiểu thương đã mua bảo hiểm cháy nổ, thì việc bồi thường thiệt hại sẽ được thực hiện trên tinh thần các bên sẽ cùng nhau xác định thiệt hại. Nếu không thống nhất được, có thể yêu cầu cơ quan chức năng vào cuộc để thẩm định thiệt hại cháy nổ nhằm xác định thiệt hại cháy nổ làm cơ sở cho việc thực hiện đền bù chi trả theo mức độ mua bảo hiểm của người mua bảo hiểm.
Tùy thuộc vào thỏa thuận hoặc theo sự thống nhất mà sẽ thể hiện bên nào thực hiện việc đứng ra mua bảo hiểm có thể là các tiểu thương hoặc có thể là đơn vị quản lý chợ đứng ra mua bảo hiểm cho các hộ kinh doanh tuy nhiên việc mua bảo hiểm cháy nổ theo quy định như trên là bắt buộc.
Sau khi làm rõ các yếu tố trách nhiệm thuộc về ai và trách nhiệm đến đâu trong vụ hỏa hoạn, nếu có thiện chí các bên thỏa thuận việc bồi thường dân sự. Nếu không thỏa đáng, có tranh chấp, có thể thực hiện việc bồi thường theo quy định về tố tụng dân sự tại Tòa án. Trong trường hợp có dấu hiệu vụ án hình sự, các cơ quan tiến hành tố tụng sẽ thực hiện các bước tố tụng theo luật định. Trong trường hợp này phần bồi thường dân sự cũng có thể được đưa ra bởi phán quyết của Tòa án.
Tuy nhiên, luật sư Chi cũng cho rằng, trong tình huống xấu nhất là không bên nào tuân thủ quy định phải mua bảo hiểm, khi đó cần phải làm rõ khi công trình chợ được bàn giao đưa vào sử dụng, cá nhân, cơ quan nào đã nhận bàn giao, trong đó có cả yêu cầu về mua bảo hiểm cháy nổ cũng như trách nhiệm duy trì, quản lý hệ thống PCCC của chợ.
Được biết, ngày 15/4 tới, Nghị định 130 sẽ được thay thế bằng Nghị định 23/2018./.
Kiểm tra phòng cháy hôm trước, hôm sau chợ Quang hỏa hoạn?
Cảnh hoang tàn của chợ Quang sau vụ cháy kinh hoàng