Đảm bảo quyền và nghĩa vụ của người bị tạm giữ, tạm giam

VOV.VN - Dự án luật tạm giam, tạm giữ được đánh giá có nhiều ưu điểm thể hiện đảm bảo quyền và nghĩa vụ của người bị tạm giam, tạm giữ.

Dự án luật Thi hành Tạm giữ tạm giam được kỳ vọng sẽ bảo đảm khắc phục kịp thời những hạn chế, bất cập trong thực tiễn công tác tạm giữ, tạm giam, nhất là tình trạng bức cung, nhục hình, vi phạm quyền con người.

Tuy nhiên để đảm bảo tính chặt chẽ và khả thi, nhiều ý kiến chuyên gia đề nghị Dự thảo Luật cần có những quy định rõ ràng minh bạch hơn trong việc đảm bảo quyền lợi của người bị giữ bị giam.   

Ảnh minh họa

Các chuyên gia khẳng định, mọi hành vi vi phạm và tội phạm đều phải xử lý nghiêm minh, công bằng trước pháp luật. Tuy nhiên, những người bị bắt, bị tạm giam giữ, bị can, bị cáo, bị tình nghi buộc tội cũng là con người và đây là số người yếu thế. Cần phải đảm bảo quyền con người, quyền công dân của những người này. Đây là một trong những nội dung đã được Hiến pháp 2013 ghi nhận, bổn phận những đạo luật sau Hiến pháp phải thể hiện được tinh thần mới của Hiến pháp.

Điểm tiến bộ là Dự thảo luật Thi hành tạm giữ tạm giam có thêm các quy định về phân loại tạm giữ, tạm giam nhằm bảo đảm tốt hơn quyền của người bị tạm giữ, tạm giam, đồng thời khắc phục được những khó khăn, vướng mắc trong thực tiễn công tác quản lý người bị tạm giữ, tạm giam trong thời gian vừa qua. Tuy nhiên, theo Luật sư Nguyễn Hồng Bách, đoàn Luật sư Hà Nội, Dự thảo luật cần quy định rõ ràng hơn, đặc biệt là đảm bảo các quyền lợi của người bị tạm giữ tạm giam chứ không chỉ là quy định chung "có thể" như trong Dự thảo: 

“Nếu chúng ta không có quy định chặt chẽ sẽ dẫn tới việc lạm dụng của một số cán bộ trong khi làm nhiệm vụ hoặc một số người có liên quan tới công tác điều tra. Cần phải có những quy định cụ thể hơn, chi tiết hơn, trong trường hợp nào thì được phép tạm giam, tạm giữ hoặc quyền của người được phép tạm giam tạm giữ, trình tự thủ tục để từ đó người bị bắt tạm giam, tạm giữ biết được quyền của mình và người ta thực hiện quyền của mình. Một trong những quyền đó là được yêu cầu mời luật sư để tránh trường hợp oan sai”, luật sư Nguyễn Hồng Bách đề nghị.

Việc đảm bảo quyền con người, trong đó có đảm bảo các quyền lợi về bảo vệ sức khỏe, thân thể, tính mạng và ngăn chặn dịch bệnh với những nhóm đối tượng cụ thể khác cần được thể hiện rõ hơn trong dự thảo Luật.

Luật sư Nguyễn Văn Hậu, đoàn Luật sư thành phố Hồ Chí Minh nêu ý kiến: “Trong giai đoạn tạm giữ tạm giam, người bị tạm giữ, tạm giam chưa bị kết tội theo bản án có hiệu lực của pháp luật do tòa án tuyên, chỉ trong trường hợp thật cần thiết là kèm theo lý do luật thì mới áp dụng biện pháp tạm giữ tạm giam, dự thảo cần quy định rõ trách nhiệm đảm bảo tính mạng, danh dự của người bị tạm giam tạm giữ, cho chủ thể thực hiện quản lý. Chúng ta cũng nên quy định biện pháp chế tài vì nếu có chế tài thì những người thực hiện chức năng nhiệm vụ công vụ mới làm tốt công việc của mình”.

Nghe âm thanh tại đây: 

 

Mô hình quản lý nhà tạm giữ, tạm giam cần có sự tách bạch độc lập về mặt tổ chức giữa cơ quan quản lý, thi hành tạm giữ, tạm giam và cơ quan điều tra. Các chuyên gia cũng nêu thực tế, mặc dù trại tạm giam, nhà tạm giữ ở các tỉnh, huyện đang do cơ quan quản lý thi hành án và hỗ trợ tư pháp Công an cấp tỉnh, cấp huyện quản lý, về cơ bản đã tách khỏi hệ thống cơ quan điều tra cùng cấp, tuy nhiên vẫn xảy ra tình trạng lạm dụng nơi tạm giam, tạm giữ để thực hiện bức cung, nhục hình trong quá trình điều tra của các cá nhân tại cơ quan điều tra cùng cấp. Do vậy, nhất trí với việc giữ nguyên mô hình quản lý nhà tạm giữ, tạm giam như hiện nay nhưng ông Nguyễn Doãn Khánh, Phó trưởng Ban Nội chính Trung Ương đề nghị cần tăng cường trách nhiệm của cơ quan quản lý nhà tạm giữ, tạm giam để tránh xảy ra tình trạng lạm quyền trong giai đoạn điều tra trước khi khởi tố.

“Người tạm giữ tạm giam với các vị trí khác nhau trong tố tụng, họ có thể là bị cáo, nhân chứng cho vụ án, cũng có thể là người liên quan, vì vậy cần phải tính toán cụ thể để đảm bảo được quyền con người trong thực hiện chế độ tạm giữ tạm giam. Làm sao đảm bảo độc lập tương đối giữa công tác điều tra với quản lý tạm giữ tạm giam, khắc phục và hạn chế vi phạm đặc biệt nhục hình, phù hợp với những đối tượng và tính chất mức độ của các bên trong tham gia hoạt động tố tụng”, ông Khánh phân tích.

Theo xu hướng tiến bộ của các nền tư pháp văn minh, các chuyên gia cũng đề nghị Dự thảo Luật thi hành tạm giữ tạm giam cần quy định rút ngắn thời hạn tạm giam, tạm giữ. Việc rút ngắn thời hạn này sẽ làm các cơ quan tố tụng đẩy nhanh tiến độ trong giải quyết vụ án, hạn chế tình trạng căng thẳng của bị can bị cáo./. 

Mời quý độc giả theo dõi VOV.VN trên

Tin liên quan

Hạn chế những cái chết trong nhà tạm giữ, tạm giam
Hạn chế những cái chết trong nhà tạm giữ, tạm giam

VOV.VN - Tình trạng bị can, bị cáo chết trong nhà tạm giam, tạm giữ có ảnh hưởng trực tiếp đến quyền con người, quyền lợi ích hợp pháp của công dân

Hạn chế những cái chết trong nhà tạm giữ, tạm giam

Hạn chế những cái chết trong nhà tạm giữ, tạm giam

VOV.VN - Tình trạng bị can, bị cáo chết trong nhà tạm giam, tạm giữ có ảnh hưởng trực tiếp đến quyền con người, quyền lợi ích hợp pháp của công dân

Tạm giữ và tạm giam phải độc lập để tránh bức cung, lạm quyền
Tạm giữ và tạm giam phải độc lập để tránh bức cung, lạm quyền

VOV.VN- Nhiều đại biểu Quốc hội cho rằng phải tách việc quản lý nhà tạm giữ, trại tạm giam ra khỏi cơ quan điều tra hình sự để khách quan, tránh lạm quyền.

Tạm giữ và tạm giam phải độc lập để tránh bức cung, lạm quyền

Tạm giữ và tạm giam phải độc lập để tránh bức cung, lạm quyền

VOV.VN- Nhiều đại biểu Quốc hội cho rằng phải tách việc quản lý nhà tạm giữ, trại tạm giam ra khỏi cơ quan điều tra hình sự để khách quan, tránh lạm quyền.

Cần quy định minh oan cho người chết khi đang bị tạm giam, tạm giữ
Cần quy định minh oan cho người chết khi đang bị tạm giam, tạm giữ

VOV.VN- Đại biểu Quốc hội Lê Minh Hiền đề nghị luật cần quy định cơ chế minh oan cho người bị chết do bệnh, tự sát trong thời gian đang bị tạm giam, tạm giữ.

Cần quy định minh oan cho người chết khi đang bị tạm giam, tạm giữ

Cần quy định minh oan cho người chết khi đang bị tạm giam, tạm giữ

VOV.VN- Đại biểu Quốc hội Lê Minh Hiền đề nghị luật cần quy định cơ chế minh oan cho người bị chết do bệnh, tự sát trong thời gian đang bị tạm giam, tạm giữ.