Lợi dụng mê tín dị đoan để trục lợi bị xử phạt thế nào?

VOV.VN - Lợi dụng hoạt động mê tín dị đoan để trục lợi là hành vi vi phạm pháp luật, có thể bị xử phạt hành chính hoặc truy cứu trách nhiệm hình sự.

Đầu năm mới, nhiều người đi lễ hội, đi đền, chùa du xuân cầu mong những điều tốt lành. Tại các địa điểm này, nhiều hoạt động mê tín dị đoan như bói toán, đồng bóng cũng ăn theo lễ hội mà nở rộ. Lợi dụng hoạt động mê tín dị đoan để trục lợi là hành vi vi phạm pháp luật và bị xử lý theo quy định. Phóng viên VOV phỏng vấn Luật sư Phạm Thanh Bình, Giám đốc Công ty Luật Bảo Ngọc về nội dung này.

Luật sư Phạm Thanh Bình - Giám đốc Công ty Luật Bảo Ngọc. (ảnh: Tri thức trẻ)
PV: Theo quy định của pháp luật, thế nào là mê tín dị đoan, thưa ông?

Luật sư Phạm Thanh Bình: Pháp luật chưa quy định cụ thể về khái niệm mê tín dị đoan, tuy nhiên, dựa trên thực tế, có thể hiểu mê tín dị đoan là tin mù quáng vào những điều duy tâm không có căn cứ khoa học; tin vào ma quỷ, thánh thần, định mệnh, dẫn đến mất lý trí, hành động trái lẽ thường, gây hậu quả xấu cho cá nhân, gia đình, xã hội, như: tin vào bói toán để kết hôn hoặc ly hôn, chữa bệnh bằng phù phép, bùa ngải...

PV: Đầu năm mới, tại nhiều điểm vui chơi công cộng, các đình, chùa, miếu thường xuất hiện nhiều đối tượng có hành vi bói toán, lên đồng với mục đích trục lợi và không ít người nhẹ dạ cả tin đã mất tiền cho các đối tượng này. Những người lợi dụng mê tín để trục lợi thì sẽ bị xử lý như thế nào, thưa ông?

Luật sư Phạm Thanh Bình: Đối với hành vi lợi dụng hoạt động mê tín dị đoan để trục lợi thì tùy theo tính chất, hậu quả của hành vi và các đối tượng thực hiện hành vi này có thể bị xử phạt hành chính, theo quy định tại điểm a, khoản 2 và khoản 4 Điều 15 Nghị định 158 ngày 12/11/2013 quy định về xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực văn hóa, thể thao, du lịch và quảng cáo.

Theo đó phạt tiền từ 3 triệu – 5 triệu đồng đối với một trong các hành vi: lên đồng, xem bói, gọi hồn, xin xăm, xóc thẻ, yểm bùa, phù chú, truyền bá sấm trạng và các hình thức tương tự khác để trục lợi. Ngoài ra, người vi phạm còn khắc phục hậu quả đó là buộc nộp lại số lợi bất hợp pháp có được do thực hiện các hành vi mê tín dị đoan nói trên.

PV: Trong trường hợp nào họ bị xử lý hình sự, thưa ông?

Luật sư Phạm Thanh Bình: Trong trường hợp nghiêm trọng, người có hành vi lợi dụng hoạt động mê tín dị đoan để trục lợi có thể bị truy cứu trách nhiệm hình sự về tội hành nghề mê tín dị đoan, quy định tại Điều 320 Bộ luật Hình sự hiện hành.

Điều này quy định như sau: Người nào dùng bói toán, đồng bóng hoặc các hình thức mê tín, dị đoan khác đã bị xử phạt vi phạm hành chính về hành vi này hoặc đã bị kết án về tội này, chưa được xóa án tích mà còn vi phạm, thì bị phạt tiền từ 10 triệu đến 100 triệu đồng, phạt cải tạo không giam giữ đến 3 năm hoặc phạt tù từ 6 tháng đến 3 năm. Phạm tội thuộc một trong các trường hợp sau đây, thì bị phạt tù từ 3 năm đến 10 năm: Làm chết người; Thu lợi bất chính 200 triệu đồng trở lên; Gây ảnh hưởng xấu đến an ninh, trật tự, an toàn xã hội. Ngoài hình phạt chính, người phạm tội còn bị phạt tiền từ 10 triệu - 50 triệu đồng.

PV: Có những đối tượng là cò mồi, đóng giả người tham gia các hoạt động mê tín dị đoan nhằm mục đích lừa đảo người khác tham gia các hoạt động mê tín. Các đối tượng này có bị xử lý hay không, thưa ông?

Luật sư Phạm Thanh Bình: Đối với các hành vi cò mồi, đóng giả là người tham gia hoạt động mê tín dị đoan để lôi kéo người khác tham gia hoạt động mê tín dị đoan nhằm trục lợi thì tùy theo tính chất, mức độ, hậu quả của hành vi mà các đối tượng này thực hiện có thể bị xử phạt hành chính hoặc bị truy cứu trách nhiệm hình sự.

Trong trường hợp, người có hành vi cò mồi lôi kéo người khác tham gia hoạt động mê tín dị đoan cũng có thể bị xử phạt hành chính với mức phạt tiền từ 3 triệu- 5 triệu đồng theo quy định tại điểm a, khoản 2 và khoản 4 Điều 15 Nghị định 158 ngày 12/11/2013 như đối với người trực tiếp có hành vi lợi dụng hoạt động mê tín dị đoan để trục lợi.

Đối với trường hợp người có hành vi lợi dụng hoạt động mê tín dị đoan để trục lợi bị truy cứu trách nhiệm hình sự về tội hành nghề mê tín dị đoan thì người cò mồi, lôi kéo người khác tham gia hoạt động mê tín dị đoan cũng sẽ bị coi là đồng phạm về tội hành nghề mê tín dị đoan, với vai trò là người giúp sức.

PV: Thời gian vừa qua, một số đối tượng đã lợi dụng mạng xã hội để xem bói trực tiếp trên mạng như dùng webcam truyền âm thanh và hình ảnh trực tiếp với mục đích lôi kéo người khác vào các hoạt động mê tín. Cũng có không ít người bị dụ dỗ vào hoạt động này và mất rất nhiều tiền. Theo ông, các đối tượng này có bị xử lý không?

Luật sư Phạm Thanh Bình: Việc xử lý các đối tượng xem bói trên mạng để trục lợi cũng sẽ được thực hiện như đối với các đối tượng lợi dụng mê tín dị đoan để trục lợi, tùy theo tính chất, mức độ, hậu quả hành vi mà đối tượng thực hiện. Hành vi này có thể bị xử phạt hành chính hoặc truy cứu trách nhiệm hình sự. Cụ thể, xử phạt hành chính sẽ áp dụng quy định tại điểm a, khoản 2 và khoản 4 Điều 15 Nghị định 158 ngày 12/11/2013 quy định về xử phạt hành chính trong lĩnh vực văn hóa, thể thao và du lịch.

Họ cũng có thể bị truy cứu trách nhiệm hình sự theo điều 320 Bộ luật Hình sự như vừa nêu ở trên.

PV: Hiện nay, việc các đối tượng xem bói qua mạng rất nhiều, tuy nhiên vấn đề xử phạt cũng phải dễ. Vậy căn cứ vào đâu để xử lý những đối tượng này, thưa ông?

Luật sư Phạm Thanh Bình: Đây là trách nhiệm của các cơ quan có thẩm quyền trong việc lưu lại các bằng chứng. Ví dụ, hành nghề mê tín dị đoan gây hậu quả chết người, gia đình nạn nhân cần tố cáo với cơ quan điều tra có thẩm quyền, ngoài ra gia đình cũng có thể lưu, chụp lại những chứng cứ trên mạng làm tài liệu cung cấp cho cơ quan điều tra.

Khi cơ quan điều tra vào cuộc sẽ có những biện pháp nghiệp vụ để có thể xác định được đối tượng nào thực hiện hành vi bói toán qua mạng gây hậu quả nghiêm trọng để truy cứu trách nhiệm hình sự và xử lý theo quy định của pháp luật.

PV: Trong trường hợp cơ quan chức năng xác định thầy bói là tác nhân gây ra hậu quả nghiêm trọng làm chết người thì bị xử lý như thế nào. Họ có bị coi là đồng phạm trong vụ án giết người hay không?

Luật sư Phạm Thanh Bình: Đối với các vụ án này, cần làm rõ hành vi của người thực hiện hành vi mê tín dị đoan. Trường hợp có đủ căn cứ xác định thầy bói nói với người phạm tội phải sát hại một người khác để thế mạng cho mình hoặc loại trừ yêu nghiệt cho gia đình hay trực tiếp xúi giục người phạm tội dùng dây quấn quanh cổ nạn nhân siết mạnh làm nạn nhân tử vong thì khi đó thầy bói sẽ được coi là đồng phạm phạm tội giết người, với vai trò là người xúi giục.

Trường hợp thầy bói không xúi giục người phạm tội giết người cũng không đề cập đến việc giết người mà họ chỉ nói chung chung nhưng người phạm tội tự nảy sinh ý định giết người, thì khi đó thầy bói chỉ có thể bị truy cứu trách nhiệm hình sự về tội hành nghề mê tín dị đoan, với tình tiết làm chết người theo quy định tại khoản 2, Điều 320 Bộ luật Hình sự năm 2015, với hình phạt cao nhất lên tới 10 năm tù. Ngoài ra, người này có thể bị phạt tiền từ 10 triệu-50 triệu đồng.

PV: Xin cảm ơn luật sư./.

Mời quý độc giả theo dõi VOV.VN trên

Tin liên quan

Trao thân nhiều lần vì tin gã thầy bói dởm
Trao thân nhiều lần vì tin gã thầy bói dởm

Tin bản thân phải trả nợ "duyên tiền kiếp", cô gái đã bị Bùi Đặng Linh lừa tình, chiếm đoạt tài sản nhiều lần.

Trao thân nhiều lần vì tin gã thầy bói dởm

Trao thân nhiều lần vì tin gã thầy bói dởm

Tin bản thân phải trả nợ "duyên tiền kiếp", cô gái đã bị Bùi Đặng Linh lừa tình, chiếm đoạt tài sản nhiều lần.

Vụ giết người bán cá vì tin lời thầy bói: Khởi tố bị can
Vụ giết người bán cá vì tin lời thầy bói: Khởi tố bị can

VOV.VN - Cơ quan CSĐT công an tỉnh Bắc Giang đã ra quyết định khởi tố vụ án, khởi tố bị can đối với Trần Thị Thêm về tội Giết người.

Vụ giết người bán cá vì tin lời thầy bói: Khởi tố bị can

Vụ giết người bán cá vì tin lời thầy bói: Khởi tố bị can

VOV.VN - Cơ quan CSĐT công an tỉnh Bắc Giang đã ra quyết định khởi tố vụ án, khởi tố bị can đối với Trần Thị Thêm về tội Giết người.

Kẻ sát hại cô gái đi giao gà cho mẹ chiều 30 Tết đối diện mức án nào?
Kẻ sát hại cô gái đi giao gà cho mẹ chiều 30 Tết đối diện mức án nào?

VOV.VN - Theo luật sư Nguyễn Anh Thơm, kẻ sát hại cô gái đi giao gà cho mẹ chiều 30 Tết sẽ phải đối mặt với mức án cao nhất là tử hình.

Kẻ sát hại cô gái đi giao gà cho mẹ chiều 30 Tết đối diện mức án nào?

Kẻ sát hại cô gái đi giao gà cho mẹ chiều 30 Tết đối diện mức án nào?

VOV.VN - Theo luật sư Nguyễn Anh Thơm, kẻ sát hại cô gái đi giao gà cho mẹ chiều 30 Tết sẽ phải đối mặt với mức án cao nhất là tử hình.

Nghi vợ mời thầy cúng hại mình, chồng giết con, chém vợ rồi tự sát
Nghi vợ mời thầy cúng hại mình, chồng giết con, chém vợ rồi tự sát

Cho rằng vợ mời thầy cúng về làm vía hại mình, Lương Văn Hùng đã sát hại con gái 2 tuổi, chém trọng thương vợ rồi dùng dao tự sát nhưng bất thành.

Nghi vợ mời thầy cúng hại mình, chồng giết con, chém vợ rồi tự sát

Nghi vợ mời thầy cúng hại mình, chồng giết con, chém vợ rồi tự sát

Cho rằng vợ mời thầy cúng về làm vía hại mình, Lương Văn Hùng đã sát hại con gái 2 tuổi, chém trọng thương vợ rồi dùng dao tự sát nhưng bất thành.

Thu phí đổi tiền mới, tiền lẻ có phạm pháp?
Thu phí đổi tiền mới, tiền lẻ có phạm pháp?

VOV.VN - Tại Khoản 5 Điều 30 của Nghị định 96 quy định: phạt tiền từ 20 triệu-40 triệu đồng đối với hành vi vi phạm đổi tiền không đúng quy định của pháp luật.

Thu phí đổi tiền mới, tiền lẻ có phạm pháp?

Thu phí đổi tiền mới, tiền lẻ có phạm pháp?

VOV.VN - Tại Khoản 5 Điều 30 của Nghị định 96 quy định: phạt tiền từ 20 triệu-40 triệu đồng đối với hành vi vi phạm đổi tiền không đúng quy định của pháp luật.